Podcast ngày 26.04.2022 – Gemalink đã đạt mốc 1 triệu TEU, mục tiêu tăng lên 3 triệu TEU đến năm 2025

Mục lục

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay ngày 26/04/2022

1. Thông tin vĩ mô

· Indonesia ngừng xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn do tình trạng thiếu hụt trong nước.
– Theo tuyên bố của Tổng thống Indonesia Joko Widodo vào chiều ngày 24/04/2022, kể từ ngày thứ năm ngày 28/04/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.
– Lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn của Chính phủ Indonesia nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng giá dầu ăn trong nước tăng mạnh từ đầu năm 2022 trở lại đây với mức tăng hơn 40% với mức giá bán lẻ bình quân hiện nay tại thị trường Indonesia là 26,436 Rp/lít (1.84USD).
– Lệnh cấm này của Indonesia sẽ gây khó khăn cho nhiều quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc đưa giá cả hàng hoá tăng cao, dẫn đến vấn đề lạm phát ngày càng khó kiểm soát.
– Tuy nhiên, Chính phủ Indonesia sẽ sớm phải xem xét, điều chỉnh quyết định này do việc cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn sẽ dẫn tới tác động tiêu cực tới ngành công nghiệp dầu cọ của nước này khi có khả năng dư thừa nguồn cung tới 60%. Các công ty chế biến dầu sẽ cắt giảm sản xuất, phúc lợi của nông dân trồng cọ bị ảnh hưởng do nguồn nguyên liệu không được các nhà máy chế biến thu mua, dẫn tới bất ổn xã hội.

· EU đối mặt hậu quả nghiêm trọng nếu thiếu năng lượng từ Nga
– Alfred Kammer người đứng đầu Vụ châu Âu của IMF, kêu gọi các nước trong khu vực nhanh chóng giảm tiêu thụ, đồng thời tích trữ khí đốt tồn kho để tránh chịu thiệt hại nặng nề.
– “Trong 6 tháng đầu tiên, châu Âu có thể đối phó với tình trạng mất nguồn cung khí đốt bằng cách thay thế hoặc sử dụng kho dự trữ. Tuy nhiên, nếu kéo dài đến mùa đông hoặc lâu hơn, kinh tế châu Âu sẽ đối mặt hậu quả đáng kể”
– Để trừng phạt động thái đưa quân vào Ukraine, Mỹ cùng các nước phương Tây đã áp đặt lệnh cấm vận đối với năng lượng Nga. Ở chiều ngược lại, Moscow cũng nhen nhóm ý định ngừng xuất khẩu cho những quốc gia này.
– IMF dự đoán việc dừng toàn bộ nguồn cung khí đốt và dầu thô từ Nga có thể khiến Liên minh châu Âu (EU) thiệt hại 3% GDP.
– Theo ông Kammer, EU không có nhiều lựa chọn ngoài việc thay thế và tìm kiếm nhà cung cấp mới.
– Các nền kinh tế lớn của khu vực sử dụng đồng tiền chung EUR, ngoại trừ Tây Ban Nha, sẽ suy yếu vào năm 2022 và trải qua 1-2 quý GDP cận 0 hay thậm chí rơi về mức âm.
– Sự suy giảm kinh tế trên khắp Châu Âu sẽ xảy ra nếu các nước trong khu vực này không tìm cách khắc phục nguồn cung năng lượng.

2. THÔNG TIN VĨ MÔ VIỆT NAM

• Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi với xăng động cơ
– Dự thảo Nghị định về biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi đang được Bộ Tài chính xây dựng và lấy ý kiến. Diễn biến tình hình gần đây đang cho thấy thị trường xăng dầu thế giới sẽ còn nhiều biến động khó lường, khó dự báo, tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu của nước ta.
– Việc giảm thuế MFN sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia khu vực Trung Đông, tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một số đối tác như hiện nay trong trường hợp nguồn cung trên thị trường thế giới biến động.
– Mức chênh lệch 4% giữa thuế suất MFN và thuế suất FTA đối với xăng cũng là hợp lý để thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm các nguồn cung xăng dầu mới trong trường hợp nguồn cung xăng dầu từ các thị trường truyền thống bị thiếu hụt
– Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi với mặt hàng xăng động cơ không pha chì từ 20% xuống còn 12%. Tuy không tác động nhiều đến việc làm giảm giá xăng nhưng việc giảm thuế MFN là cần thiết.

· Nghiên cứu của trường Đại học Kinh tế Quốc dân dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2022 đứng trước nhiều thách thức lớn.
– Vào ngày 25/4, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (KTQD) phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương, Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia để đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022. Với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022: Ổn định kinh tế vĩ mô và lành mạnh tài chính trong bối cảnh đại dịch COVID-19”.
– Các thách thức được nghiên cứu của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đưa ra gồm:
+ Bất ổn kinh tế leo thang cùng giá dầu tăng mạnh có thể khiến khả năng phục hồi toàn đầu bị ảnh hưởng.
+ Việc Mỹ có động thái thắt chặt tiền tệ do lo ngại lạm phát dẫn đến dư địa các chính sách tài khoá về tiền tệ để hỗ trợ phục hồi kinh tế bị thu hẹp.
+ Dòng vốn tín dụng chưa đi vào khu vực sản xuất và còn đổ vào thị trường tài sản gây rủi ro tài chính.
– Ông Thành, Trưởng phòng Quản lý Khoa học Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân dự đoán, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có khả năng cao đạt được mục tiêu 6,5% trong năm 2022, tuy nhiên mục tiêu lạm phát dưới 4% của Chính phủ là khó có khả năng đạt được.
– Nguyên do là xu hướng tăng giá hàng hóa cơ bản và giá xăng dầu, cộng thêm chiến tranh Nga – Ukraine leo thang, đã khiến giá năng lượng tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất trong nước, gây sức ép lớn đến lạm phát năm 2022.
– Với tình hình Nhà Nước thúc đẩy gói hỗ trợ phục hồi kinh tế, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt được mục tiêu 6,5% như kỳ vọng. Động lực tăng trưởng kinh tế vẫn đến từ đầu tàu khu vực kinh tế đối ngoại, đóng góp lớn đến sản xuất sản phẩm chế biến chế tạo và xuất khẩu.

3. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

· MBB lựa chọn và triển khai phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng
– Tại Đại hội cổ đông ngày 25/4, MBB lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2022 là 20.300 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2021, lợi nhuận đạt 19.000 tỷ đồng, tăng 15%. Tổng tài sản đặt mục tiêu tăng 15% lên 700.000 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng tăng 16%.
– Bên cạnh đó, MB sẽ tìm kiếm, lựa chọn và triển khai Phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng với giá trị tài sản không quá 10% tổng tài sản của MB và lỗ lũy kế dưới 20.000 tỷ đồng để sau 7-8 năm có thể sáp nhập tăng quy mô tài sản hoặc IPO và bán cổ phần như một khoản đầu tư
– Cuối cùng là kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 37.783 tỷ đồng lên 46.882 tỷ đồng gồm phát hành cổ phiếu riêng lẻ 70 triệu cổ phần cho Viettel, phát hành 19,24 triệu cổ phiếu ESOP. Ngân hàng sẽ trả cổ tức tỷ lệ 20% bằng 755,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức. Đồng thời, MB sẽ chào bán 65 triệu cổ phiếu riêng lẻ
– Việc MBB đề ra những kế hoạch trên với mong muốn tăng tốc gấp 1,5 – 2 lần quy mô tài sản, tín dụng, mạng lưới, để sớm hoàn thành mục tiêu Chiến lược phục vụ trên 20 triệu khách hàng sẽ đạt được trong thời gian ngắn.

• Đại hội đồng cổ đông Gemadept (GMD): Gemalink đã đạt mốc 1 triệu TEU, mục tiêu tăng lên 3 triệu TEU đến năm 2025
– Gemadept (GMD) đã tổ chức ĐHĐCĐ năm 2022 với kế hoạch doanh thu 3.800 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 19% và 24% so với thực hiện năm 2021.
– Quý đầu năm, Công ty ghi nhận doanh thu 880 tỷ đồng, tăng 28% và lợi nhuận trước thuế 350 tỷ đồng, tăng 82%.
– Với kết quả đạt được năm 2021, Hội đồng quản trị trình chia cổ tức năm 2021 tỷ lệ 12% bằng tiền mặt, chào bán hơn 100 triệu cổ phiếu giá 20.000 đồng/cp cho cổ đông hiện hữu năm 2022 nhằm mục đích bổ sung vốn đối ứng cho các dự án và đầu tư mua sắm trang thiết bị khai thác.
– Ngày 29/3 cảng nước sâu Gemalink đã đạt mốc 1 triệu TEU thông qua Cảng chỉ sau một năm vận hành, trở thành cảng đầu tiên trong lịch sử ngành khai thác cảng Việt Nam thiết lập kỷ lục mới này.
– Trong nửa đầu năm, cảng sẽ hoàn thành lắp đặt bổ sung thêm 2 dàn cẩu STS và 6 e-RTG thế hệ mới cùng các trang thiết bị hiện đại khác để nâng cao năng lực và hiệu quả khai thác.
– Song song đó, GMD cũng đang gấp rút hoàn thành các công tác chuẩn bị để sớm khởi công giai đoạn 2 của siêu cảng để có thể đưa vào khai thác từ năm 2025, nâng tổng công suất của Gemalink lên gần 3 triệu TEU thông qua.

4. NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

– Phiên giao dịch 25/04/2022,VNINDEX mở màn phiên đầu tuần tràn ngập sắc đỏ và xanh lam của những mã giảm điểm. Mức giảm sâu nhất trong phiên đã chạm tới mốc -80 điểm, nhưng vào những khoảnh khắc cuối phiên đã có sự hồi lại đưa mức giảm về mức -68,31 điểm (-4,95%), đóng cửa phiên ở 1.310,92 điểm. Số mã giảm điểm lên đến 443 mã, tương đương hơn 88% số mã trên sàn HOSE và trong đó số mã giảm sàn lên tới 171 mã. Thanh khoản của VNINDEX đạt mức 21.945,228 tỷ đồng, không có sự chênh lệch nhiều so với phiên giao dịch trước đó.
– 3 mã cổ phiếu tác động kéo chỉ số VNINDEX mạnh nhất có thể kể đến GAS (-3,83 điểm), HPG (-3,5 điểm), BID (-3,439 điểm). Chiều tăng điểm ngược lại đến từ các cổ phiếu vốn hóa nhỏ với mức tăng không quá 0,2 điểm.
– Với áp lực bán lớn ảnh hưởng tới toàn thị trường, 10/10 nhóm ngành đều ghi nhận mức giảm mạnh từ 3% đến 7%. Mức giảm mạnh trên 6% có thể kể đến các nhóm ngành Công nghệ thông tin, Tiêu dùng, Năng lượng, Nguyên vật liệu. Giá trị giao dịch lớn nhất trong 10 nhóm ngành vẫn đến từ nhóm ngành Tài chính với 5.388,77 tỷ đồng cùng mức giảm 5,93%. Nhóm ngành Bất động sản cũng ghi nhận giá trị giao dịch gần 3 nghìn tỷ đồng nhưng mức giảm chỉ khoảng 3,16%.
– Áp lực bán tháo diễn ra trên diện rộng khiến hàng loạt cổ phiếu lao dốc, đặc biệt trong rổ VN30 có tới 16 mã sàn còn lại đa số giao động giảm từ 5-6%. Nhiều mã cổ vốn hóa vừa và nhỏ đều trong trại thái nằm sàn, duy có nhóm cổ phiếu họ FLC đã đi ngược thị trường giữ được sắc xanh đến cuối phiên.
– Khối ngoại tiếp tục mua ròng trong phiên giao dịch ngày 25/04/2022 với giá trị đạt 226,17 tỷ đồng, có sự sụt giảm với những phiên giao dịch trước đó. Lượng mua ròng chủ yếu đến từ các cổ phiếu SBT (132,9 tỷ đồng), VRE (62,8 tỷ đồng), DGC (55,46 tỷ đồng). Chiều ngược lại, khối ngoại đã bán ròng nhiều nhất là HPG (-119,07 tỷ đồng), DXG (-73,86 tỷ đồng), VCB (-37,5 tỷ đồng).
– Áp lực bán trong phiên giao dịch ngày hôm nay tăng mạnh từ đầu phiên chiều khiến số lượng mã giảm sàn tăng lên đột biến. Tuy cuối phiên đã có dòng tiền vào đỡ thị trường nhưng nhà đầu tư chưa nên coi đó là tín hiệu tạo đáy để tham gia vào ngay. Tình trạng call margin vẫn còn hiện diện nên chưa thể khẳng định đà giảm có thể kết thúc ngay. Trong thời gian này, nhà đầu tư nên đứng ngoài quan sát, chưa nên tham gia giải ngân để vắt đáy cổ phiếu khi thị trường chưa có dấu hiệu tạo nền. Ưu tiên quan trọng là đưa tài khoản về trạng thái an toàn, giảm tỷ trọng margin, chờ đợi những phiên hồi lại của thị trường, hạn chế bán tháo theo hiệu ứng đám đông.

———–

Cập nhật Bản tin nhận định thị trường DCALL vào 8hh00 sáng hàng ngày trên các kênh: Website VNDIRECT và Soundcloud https://soundcloud.com/vndirect-dcall

Tham khảo thêm Youtube VNDIRECT | DINSIGHTS để cập nhật thông tin qua góc nhìn chuyên gia về các vấn đề tâm điểm trên thị trường tài chính chứng khoán, theo dõi phân tích và nhận định cổ phiếu hàng tuần: https://www.youtube.com/c/vndirectdinsightsbantronchuyengia

———–

  • DGO Con đường Tích sản Tài chính và An tâm Đầu tư. Tham khảo thêm tại: dgo.vndirect.com.vn
  • Tư vấn đầu tư hàng tuần: 9h30/14h30 – Thứ 3, Thứ 4 và Thứ 5. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5Ch0 
  • Khóa học DGO và Tháp tài sản: sáng Thứ 7 hàng tuần. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5pL0

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest