Podcast ngày 07.09.2020 – Quỹ lớn nhất thế giới ‘hạ tỷ trọng’ thị trường mới nổi

Mục lục

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay: Quỹ lớn nhất thế giới ‘hạ tỷ trọng’ thị trường mới nổi

1. Vĩ mô Quốc tế

Lào trước nguy cơ vỡ nợ trái phiếu quốc tế

Tháng trước, Moody’s hạ bậc tín nhiệm nhà phát hành nợ của Lào từ B3 xuống Caa2, đồng thời thay đổi triển vọng sang “tiêu cực”. Fitch Ratings xếp hạng nợ của Lào ở mức B- và hạ triển vọng xuống “tiêu cực” trong tháng 5/2020.

Quốc gia này hiện cần phải trả nợ hơn 1 tỷ USD mỗi năm cho đến cuối năm 2024, nhưng dự trữ của họ chỉ ở mức 864 triệu USD tính tới tháng 6/2020.

Trước khi Covid-19 ập đến, các cơ quan xếp hạng tín nhiệm và nhà ngoại giao phương Tây đã gióng hồi chuông cảnh báo về mức nợ của Lào – vốn tăng nhanh do những dự án thủy điện lớn và đầy tranh cãi ở trên sông Mekong và một dự án đường sắt cao tốc do Trung Quốc hậu thuẫn. Các nhà tài trợ và nhà ngoại giao phương Tây đã bày tỏ lo ngại về nguy cơ Lào có thể chịu ảnh hưởng lớn hơn của Trung Quốc nếu nước này không thể trả nợ cho các dự án liên doanh hoặc bị Bắc Kinh yêu cầu chuyển nợ thành cổ phần.

Trước đây, Sri Lanka đã phải nhượng quyền kiểm soát một cảng quan trọng cho một công ty Trung Quốc vào năm 2017, điều này đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về “bẫy nợ” ở châu Á

Mỹ: Quốc hội và Chính phủ đạt được thỏa thuận ngân sách tạm thời

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đạt được thỏa thuận không chính thức về dự thảo ngân sách nhằm tránh để chính phủ phải đóng cửa vào cuối tháng này, dù hai bên còn đang bất đồng về gói cứu trợ trong đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Tuy nhiên, thời gian áp dụng biện pháp ngân sách tạm thời, hay những điều khoản không tranh cãi nào đi kèm vẫn chưa được thống nhất.

Kinh tế Mỹ có thêm 1.37 triệu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 8.4%

Đà hồi phục của thị trường lao động Mỹ kéo dài sang tháng thứ tư liên tiếp trong tháng 8/2020, mở ra hy vọng nền kinh tế Mỹ có thể tiếp tục phục hồi bất chấp đại dịch Covid-19 và tình thế bế tắc trong cuộc đàm phán về gói kích thích tại Washington.

Tháng 8/2020, nền kinh tế Mỹ có thêm 1.37 triệu việc làm, Bộ Lao động Mỹ cho biết trong ngày 04/09. Tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh hơn dự báo, giảm gần 2 điểm phần trăm xuống 8.4%. Đây là mức thấp nhất kể từ đợt phong tỏa kinh tế trong tháng 3/2020. Trước đó, các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones dự báo kinh tế có thêm 1.32 triệu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 9.8%.

Đức có thể phải vay ròng 80 tỷ euro ngăn tác động của Covid-19

Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz đang làm việc về ngân sách 2021 nước này sẽ vay ròng ít nhất 80 tỷ euro (94,5 tỷ USD) để tài trợ cho các biện pháp bổ sung nhằm ngăn chặn tác động của đại dịch Covid-19. Động thái này cho thấy quyết tâm của Đức trong việc thay đổi hình ảnh, vốn được xem là nước đi đầu về sự khắc khổ, và củng cố vai trò mới là nước chi tiêu mạnh nhất ở eurozone để phục hồi kinh tế.

Điều đó sẽ buộc Đức một lần nữa phải bỏ trần nợ được quy định trong hiến pháp như năm nay.

Bộ tài chính Đức trong năm nay đã yêu cầu quốc hội dừng áp dụng quy định về trần nợ và cho phép chính phủ liên bang vay số tiền kỷ lục khoảng 218 tỷ euro. Điều này có nghĩa tổng mức nợ ròng mới của Đức trong năm nay và năm tới có thể vượt 300 tỷ euro.

Đức dự kiến nợ của nước này tăng lên khoảng 77% GDP trong năm 2020, từ mức dưới 60% GDP năm 2019

Tổng thâm hụt ngân sách trong lĩnh vực công sẽ vượt 7,25% GDP trong năm nay, sau khi đạt thặng dư 1,5% trong năm ngoái.

1/10 dân số thế giới có thể chết đói vì dịch Covid-19

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Nông Lương Quốc tế (FAO), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy hiện gần 690 triệu người trên toàn cầu, phần lớn là tại châu Á, đang lâm vào cảnh đói ăn, tương đương 8,9% tổng dân số. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 có thể khiến thêm 132 triệu người nữa lâm vào cảnh đói ăn, nâng tổng số lên 822 triệu người, tương đương 10.6% tổng dân số.

Đại dịch Covid-19 đang làm đình trệ chuỗi cung ứng lương thực, tàn phá nhiều nền kinh tế cũng như xói mòn sức tiêu dùng trong xã hội. Tổ chức Oxfam International ước tính đến cuối năm nay, khoảng 12.000 người sẽ chết mỗi ngày vì đói do ảnh hưởng từ Covid-19, nhiều hơn cả số người thiệt mạng vì dịch khi đó.

Điều trớ trêu là trong khi nhiều người chết đói thì lượng lương thực tại nhiều quốc gia lại đang thừa mứa và chẳng đủ nhân công để thu hoạch.

Liên Hợp Quốc dự báo tác hại của nạn đói hiện nay sẽ còn kéo dài trong 10 năm tới. Tính đến năm 2030, số người suy dinh dưỡng trên toàn cầu có thể đạt tới 909 triệu người.

“Nếu nhìn vào tình hình hiện nay thì không thể không nghĩ rằng chúng ta đang gặp rắc rối lớn”,

2. Vĩ mô trong nước

Dự kiến tăng trưởng GDP năm 2021 khoảng 6.7%

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 diễn ra sáng 4/9, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư cho biết phấn đấu tăng trưởng GDP năm nay đạt 2-2,5%. dự kiến tăng trưởng GDP năm 2021 đạt khoảng 6.7%. Chính phủ cũng nhất quán quan điểm giữ vững kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và ba động lực tăng trưởng chính là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng còn đề xuất tăng số lượng chỉ tiêu kinh tế – xã hội lên 23 thay vì 12 như trước đây, nhằm tạo thuận lợi trong việc đánh giá và gắn kết chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch hàng năm với kế hoạch 5 năm.

Thu ngân sách giảm sâu, nợ thuế tăng cao 

Tổng cục Thuế cho biết tính đến hết 8 tháng, tổng thu ngân sách ước đạt 752.615 tỷ đồng, bằng 60% so với dự toán, bằng 91,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong 8 tháng năm 2020, Chính phủ thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bị tác động của dịch bệnh, hỗ trợ người nộp thuế gia hạn tiền thuế theo Nghị định số 41/NĐ-CP ngày 8/4/2020. Điều này đã làm sụt giảm sâu số thu ngân sách trong 8 tháng đầu năm, đặc biệt là từ tháng 4 đến nay.

Về công tác quản lý nợ thuế, Tổng cục Thuế cho biết tổng số nợ thuế tháng 8 có chiều hướng tăng so với thời điểm cuối năm 2019.

Nguyên nhân là do DN nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa nộp vào ngân sách theo quy định. Một số đơn vị sản xuất lắp ráp ô tô trong nước chưa nộp thuế tiêu thụ đặc biệt kê khai phát sinh của tháng 5, tháng 6 vào ngân sách nhà nước, chờ để được hưởng chính sách gia hạn nộp thuế theo Nghị quyết 84/NQ-CP của Chính phủ; Bên cạnh đó, một bộ phận người nộp thuế cũng gặp phải khó khăn trong sản xuất kinh doanh, ngừng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 dẫn đến chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Những ai được vào Việt Nam khi mở lại 6 đường bay quốc tế? 

Bộ Giao thông vận tải vừa chính thức báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án mở lại 6 đường bay quốc tế, đề xuất phương án cách ly và thu phí người cách ly. Theo đó, từ ngày 15/9 sẽ mở lại các đường bay từ Việt Nam đi Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Từ 22/9 sẽ mở lại các đường bay tới Đài Loan, Campuchia, Lào.

Ngoài những trường hợp là nhà ngoại giao, công vụ, việc xuất nhập cảnh được áp dụng với công dân Việt Nam có nhu cầu về nước, công dân Việt Nam đi lao động tại các nước, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc. Người nước ngoài là chuyên gia, lao động tay nghề cao, nhà đầu tư, nhân viên các dự án trọng điểm. Như vậy, việc mở cửa đường bay quốc tế chưa áp dụng với đối tượng khách du lịch nước ngoài.

Về quy định cách ly, công dân Việt Nam sau khi làm thủ tục nhập cảnh phải cách ly tập trung 14 ngày và xét nghiệm ít nhất 2 lần âm tính trong thời gian cách ly.

Người nước ngoài chịu toàn bộ chi phí xét nghiệm để được nhập cảnh vào Việt Nam. Công dân Việt Nam được miễn phí xét nghiệm.

3. Các kênh đầu tư

Quỹ lớn nhất thế giới ‘hạ tỷ trọng’ thị trường mới nổi

BlackRock quỹ đầu tư lớn nhất thế giới giữ lập trường “hạ tỷ trọng” với chứng khoán tại thị trường mới nổi bởi Các thị trường chứng khoán mới nổi bị bỏ lại khá xa so với thị trường thế giới. Chỉ số MSCI EM (emerging markets) các thị trường mới nổi tăng 0,4% kể từ đầu năm, kém xa mức tăng 5,8% của MSCI World thị trường thế giới, theo số liệu từ Refinitiv.

Một số EM trong nhóm chịu ảnh hưởng mạnh từ Covid-19, theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins. 4 trong số 5 quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất toàn cầu – gồm Brazil, Ấn Độ, Nga và Peru – đều là các thị trường mới nổi.

Tuy nhiên, không phải mọi EM đều diễn biến kém. Trung Quốc cũng như những thị trường Bắc Á, ví dụ Hàn Quốc và Đài Loan – hai nền kinh tế xuất khẩu hưởng lợi từ xu hướng đi lên của công nghệ. Ba thị trường trên đều nằm trong chỉ số MSCI EM.

Pictet Asset Management có quan điểm khác. Công ty đầu tư Thụy Sĩ này lại nâng hạng chứng khoán EM từ “trung lập” lên “tăng tỷ trọng”.

Trung Quốc thoát khỏi ảnh hưởng của Covid-19 sớm hơn sẽ dẫn dắt đà phục hồi kinh tế EM. Các nền kinh tế này bền bỉ hơn dự đoán và USD suy yếu sẽ giúp họ tăng xuất khẩu, giảm chi phí nợ, Pictet Asset Management nhận định.

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest