Podcast – Bản tin tài sản đầu tư ngày 25.03.2020

Mục lục

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay: “Nhà đầu tư cần làm gì trước một cuộc suy thoái”

1. Tình hình thế giới

FED thông báo cơ quan này sẽ mua lại không giới hạn số lượng nợ Kho bạc Mỹ – về bản chất là in tiền bổ sung cho nền kinh tế, cũng như có bước đi mới để cung cấp các khoản vay trực tiếp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện đang chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh. Hôm qua, FED cũng đi một bước chưa từng có tiền lệ rằng sẽ sẵn sàng mua vào trái phiếu doanh nghiệp và ETF trái phiếu doanh nghiệp.

Việc đồng USD yếu đi đã giúp giá dầu thô, vốn bị kìm hãm ở mức thấp do nhu cầu giảm và ảnh hưởng của cuộc chiến giá cả giữa các nhà sản xuất dầu Saudi Arabia và Nga, đã tăng lên. Giá dầu Brent Biển Bắc tăng 4,1%, lên 28,15 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ tăng 4,9%, lên 24,5 USD/thùng.

Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc hôm 24/3 cho hay họ sẽ dỡ bỏ toàn bộ hạn chế đi lại trong và ngoài tỉnh từ ngày 25/3, trừ thành phố tỉnh lỵ Vũ Hán – tâm điểm của dịch virus corona đang bùng phát trên toàn cầu, sau 2 tháng phong tỏa. Người được xác nhận khỏe mạnh, với mã y tế “xanh lục” được giới chức cấp, có thể rời tỉnh này từ 0h ngày 25/3. Trong khi đó, Vũ Hán, thành phố 11 triệu dân bị phong tỏa từ ngày 23/1, sẽ dỡ bỏ hạn chế đi lại từ ngày 8/4.

2. Tình hình Việt Nam

Theo phân tích của PYN, TTCK Việt Nam đang rẻ nực cười
Chỉ số VN-Index sau khi đạt mức P/E cao vào tháng 4/2018 đã mau chóng hạ nhiệt. Theo dự báo tăng trưởng dài hạn của Việt Nam, TTCK Việt Nam sẽ chấp nhận mức P/E là 15. Hiện tại, P/E VN-Index năm 2020 đã xuống mức 10,6 và Vietnam AllShares Index giao dịch với P/E 8,6. Với con số trung bình như vậy, TTCK Việt Nam hiện đang có một lượng lớn cổ phiếu rẻ bất ngờ với P/E chỉ khoảng 6. PYN Elite chỉ ra nghịch lý khi tăng trưởng lợi nhuận của các công ty niêm yết đi lên thì định giá P/E của thị trường lại đi xuống. Điều này sẽ tạo áp lực tăng giá cổ phiếu để tránh tình trạng P/E giảm quá sâu.

Báo cáo PYN cũng cho rằng xuất khẩu của Việt Nam chịu thiệt hại nặng trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009. Cuộc khủng hoảng tài chính khi đó khiến thương mại toàn cầu sụt giảm 23%; trong khi xuất khẩu của Việt Nam chỉ giảm 8% và thị phần thương mại quốc tế tăng từ 0,39% lên 0,46% trong cùng giai đoạn.
Xuất khẩu của Việt Nam có tính cạnh tranh cao và chi tiêu vốn cũng tăng trong những năm gần đây, điều này tạo ra các nhà máy sản xuất hiện đại. Việt Nam còn hưởng lợi từ đa dạng hóa sản phẩm như điện thoại, gạo, trái cây… Khi Trung Quốc đóng cửa biên giới đã đóng băng xuất khẩu rau quả; nhưng hiện Trung Quốc đã khôi phục và mở cửa dần, xuất khẩu các mặt hàng này cũng sẽ khôi phục đầu tiên. Dù vậy, mối lo ngại sụt giảm xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu đang hiện diện.

Trong khi đó, theo cập nhật của chúng tôi, PB trung bình của VNINDEX chỉ còn 1,5 lần. Và nếu nhìn trung bình 10 năm, PB trung bình ở mức 2 lần, và biên giao động là 0,6 lần. Điều này có nghĩa, dường như PB của Việt Nam chỉ còn cách đáy lịch sử đúng 0,1 lần.

3. Câu chuyện đầu tư

Những công cụ giúp các đất nước có thể chống lại suy thoái
6 hành động đang được các nước lớn thực hiện để hạn chế sự sụp đổ kinh tế của Covid-19.

Một là, Giảm lãi suất
Tuy nhiên, ảnh hưởng của lãi suất giảm xuống dưới 0 vẫn còn được tranh luận giữa các nhà kinh tế, điều này làm hạn chế mức độ giảm lãi suất đền từ các ngân hàng trung ương.

Hai là, Gói kích thích tài khóa
Mỹ phát hành 1,3 nghìn tỷ USD; Ý 25 tỷ EUR. Canada, Nga, Úc cũng đang phát tín hiệu các kế hoạch kích thích. Việt Nam cũng vừa rồi đưa ra gói tài khóa 300.000 tỷ.

Ba là, Hoãn thuế
Mỹ đẩy thời hạn nộp thuế đến ngày 15/7 từ ngày 15/4. Pháp ban hành một chính sách tương tự cho các doanh nghiệp của mình, cho phép họ hoãn thanh toán thuế khi hạn mức tín dụng cạn kiệt và doanh thu chảy chậm. Nga – ngành du lịch – cũng sẽ có thể trì hoãn các khoản thanh toán thuế.

Bốn là, Cấm bán khống
Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Hy Lạp và Hàn Quốc đều đã ban hành lệnh cấm bán khống tạm thời trong khi chính phủ có vẻ muốn “ổn định” giá trị của các công ty.
Năm là, Bơm thanh khoản
FED, ECB, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Ả Rập Saudi cũng đã bơm thanh khoản vào hệ thống tài chính của họ trong những tuần gần đây thông qua hoạt động repo và mua tài sản.

Sáu là, cắt giảm thuế
Một số quốc gia đã chuyển sang cắt giảm thuế dành riêng cho doanh nghiệp để cứu các công ty khỏi đóng cửa. Thủ tướng Anh Rishi Sunak tiết lộ cắt giảm thuế trị giá 20 tỷ bảng trong tuần này cho các ngành công nghiệp giải trí, khách sạn và du lịch đã phải đối mặt với sự sụt giảm doanh thu đột ngột trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát.
Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc cũng đã tiến hành cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp đang vật lộn qua suy thoái kinh tế.

Câu chuyện số 2: “Nhà đầu tư cần làm gì trước một cuộc suy thoái”

Lúc này, nhà đầu tư cần đánh giá lại các khoản chi, tránh mắc nợ, dự trữ nhiều tiền mặt để sẵn sàng tham gia khi kinh tế phục hồi.

Đại dịch Covid-19 lan rộng khắp thế giới và gây ảnh hưởng lớn tới nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu đang dấy nên lo ngại về một cuộc khủng hoảng kinh tế trên diện rộng. Cựu chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang Atlanta (Mỹ) Dennis Lockhart phát biểu vào thứ hai tuần trước rằng có nguy cơ xảy ra một đợt suy thoái kinh tế.

Trong khi chính phủ các quốc gia đang tìm cách chuẩn bị cho mối nguy này, mỗi cá nhân cũng cần có sự phòng vệ cho riêng mình để đảm bảo túi tiền không bị ảnh hưởng.

Tránh mắc nợ lúc này
Chuyên gia tư vấn tài chính Winnie Sun, nhà sáng lập của Sun Group Wealth Partners cho biết thời gian này cô luôn khuyên khách hàng phải đánh giá lại các khoản tiết kiệm và mục tiêu tiết kiệm.

Cô khuyên rằng những người sắp về hưu nên bắt đầu để dành nhiều tiền hơn cho việc chăm sóc sức khỏe trong tương lai, phòng trường hợp các khoản đầu tư lâu dài của họ không đạt lợi nhuận như mong muốn. Nhưng người trẻ tuổi thì nên đầu tư vào những mục tiêu lâu dài hơn.

Nhìn chung, bạn sẽ cần phải tránh mắc nợ lúc này. Sun nói: “Có thể chúng ta quên rằng, thị trường luôn tốt hơn nếu nhìn dài hạn. Cuộc khủng hoảng 2008-2009 lại mang đến “quả ngọt” cho những nhà đầu tư kiên trì”.

Điều chỉnh cách chi tiêu
Chủ tịch và Giám đốc đầu tư Diahann Lassus của Công ty quản lý tài sản Lassus Wherley cho biết đây là lúc mọi người cần xem lại cách chi tiêu.

Bạn cần phải cắt giảm ngay các khoản chi không cần thiết cũng như kiểm tra lại các khoản nợ thẻ tín dụng. Bạn cũng nên đánh giá lại nguồn thu nhập nếu công ty có kế hoạch cắt giảm nhân sự. Hãy chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất.

Đừng tìm cách đoán thị trường
David Karp, đồng sáng lập của công ty quản lý tài sản PagnatoKarp, cho biết dù thị trường chắc chắn sẽ hồi phục sau suy thoái nhưng rất khó bắt đáy “Bạn có thể vào đúng lúc một lần, đó chỉ là may mắn. Đầu cơ ngắn hạn để chờ thị trường hồi phục thường là một chiến lược sai lầm”, chuyên gia này cho hay.

Dự trữ tiền mặt
Karp cũng đồng thờ khuyến nghị các nhà đầu tư nên dự trữ tiền mặt ít nhất 18 tháng lương. Số tiền đó sẽ dùng để giúp bạn tiếp tục sống khỏe trong vòng hai đến ba năm, đặc biệt với những người sắp về hưu.

“Tiền mặt cực kỳ có giá trị vào những lúc cần kíp. Và lúc cần kíp nhất là khi thị trường đang bán tháo ở mức 40-50%, bạn sẽ nắm cơ hội có một không hai để mua vào”, ông nói.

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest