LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA QUỸ ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU

Mục lục

Quỹ đầu tư trái phiếu luôn là một kênh đầu tư trú ẩn tuyệt vời cho dòng tiền tích lũy. Các quỹ trái phiếu đem tới mức lợi tức cố định cao hơn gửi tiết kiệm và mức độ rủi ro thấp hơn đầu tư cổ phiếu. Thế nhưng nhà đầu tư vẫn cần phải đánh giá kĩ càng về mức độ rủi ro và lợi nhuận trước khi rót vốn.

LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA QUỸ ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU

Rủi ro của quỹ đầu tư trái phiếu

Trái phiếu được coi là tương đối an toàn nhưng vẫn còn tồn tại một số rủi ro nhất định. Với việc phân bố phần lớn tài sản vào trái phiếu, nhà đầu tư cần hiểu rõ các rủi ro liên quan tới trái phiếu như: rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát, rủi ro tín dụng/vỡ nợ, rủi ro xếp hạng và rủi ro thanh khoản.

Để đảm bảo hạn chế hết mức có thể với các loại rủi ro liên quan, hầu hết các quỹ đầu tư trái phiếu đều phải lựa chọn và sàng lọc kĩ càng các loại trái phiếu để phân bổ cũng như xây dựng danh mục đủ đa dạng để phân tán các rủi ro. Lựa chọn được trái phiếu và doanh nghiệp phát hành uy tín cũng như có chiến lược đầu tư hợp lý với chu kỳ kinh tế sẽ giải quyết được hầu hết các rủi ro trên.

Lợi nhuận của quỹ trái phiếu

Khác với lợi nhuận biến động theo từng ngày của các quỹ cổ phiếu, lợi nhuận của quỹ đầu tư trái phiếu chủ yếu tới từ các khoản lợi tức cố định của trái phiếu. Chính vì vậy để đánh giá rõ lợi nhuận tiềm năng của quỹ, nhà đầu tư cần xem xét kĩ danh mục đầu tư và chiến lược đầu tư của quỹ.

Chiến lược đầu tư của quỹ trái phiếu

Chiến lược của quỹ đầu tư trái phiếu được xây dựng dựa trên lợi nhuận kì vọng và mục tiêu của quỹ. Chiến lược sẽ định hình được các tài sản mà quỹ sẽ phân bổ cũng như cách thức mua bán giao dịch của quỹ. Với quỹ đầu tư trái phiếu VNDBF, quỹ tập trung vào:

  •  Xây dựng một danh mục công cụ nợ đa dạng: Bao gồm nhưng không giới hạn bởi các loại tài sản như: trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh thanh toán, trái phiếu doanh nghiệp niêm yết, chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng tiền gửi và các loại giấy có giá khác.
  • Tập trung đầu tư vào trái phiếu thanh khoản tốt: Tập trung đầu tư vào các loại trái phiếu có thanh khoản tốt nhằm tạo ra lợi nhuận tốt hơn so với mức lợi tức gửi ngân hàng và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo bảo toàn vốn cho nhà đầu tư.
  • Đầu tư vào các tài sản an toàn khác: Quỹ có thể đầu tư một phần nhỏ vào các tài sản an toàn và thanh khoản khác như: chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá và các cổ phiếu phòng thủ có cổ tức cao, định giá hợp lý, thanh khoản tốt.
  • Đầu tư vào các công cụ nợ của các doanh nghiệp: Bên cạnh trái phiếu chính phủ, tiền gửi, và các công cụ tiền tệ khác, Quỹ sẽ tập trung đầu tư vào các công cụ nợ do các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong các ngành nghề sau đây (nhưng không giới hạn ở những ngành nghề này):
    • Tài chính – ngân hàng
    • Bất động sản, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng
    • Dịch vụ và hàng tiêu dùng
    • Các ngành nghề được pháp luật cho phép và phù hợp với chiến lược đầu tư tại từng thời điểm theo quyết định hợp lý của Công ty Quản lý Quỹ.
Phân tích danh mục của quỹ đầu tư trái phiếu

Danh mục đầu tư của quỹ trái phiếu

Mỗi quỹ trái phiếu đều nắm giữ một danh mục các loại trái phiếu khác nhau, về cơ bản được phân thành 5 loại:

  • Trái phiếu chính phủ
  • Trái phiếu doanh nghiệp
  • Chứng khoán được bảo vệ khỏi lạm phát
  • Chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp
  • Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản

Các loại chứng khoán này đều có lãi suất và mức độ rủi ro khác nhau, quỹ có chiến lược phân bổ hợp lý sẽ giúp cân bằng được mức rủi ro và lợi nhuận để phù hợp với mục tiêu của quỹ.

Đối với Quỹ đầu tư trái phiếu VNDBF, danh mục của quỹ tập trung phân bổ vào các trái phiếu có lợi tức cao của các doanh nghiệp hàng đầu như: VIC, MSN, HDG, KBC,… Ngoài ra quỹ còn phân bổ vào trái phiếu chính phủ, chứng chỉ tiền gửi,…

DANH MỤC CỦA QUỸ ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU VNDBF
DANH MỤC CỦA QUỸ ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU VNDBF

Tìm hiểu thêm quỹ đầu tư trái phiếu VNDBF tại đây

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest