DCall Podcast sáng 21/11/2022 – Xuất khẩu dệt may 10 tháng năm 2022 tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm ngoái

Mục lục

1. THÔNG TIN THẾ GIỚI

• Châu Âu áp thuế lợi nhuận bất thường từ 35% – 60% đối với các công ty năng lượng

– Theo thỏa thuận toàn Liên minh châu u (EU), các nước thành viên có thể áp thuế đối với lợi nhuận bất thường của các công ty năng lượng ít nhất 33%. Mới đây, Bộ Tài chính Áo cho biết nước này muốn áp thuế tạm thời đối với lợi nhuận bất thường của các công ty dầu mỏ và khí đốt ở mức 40% trong vòng hai năm. Đây là mức thuế cao hơn 20% so với mức trung bình của 4 năm trước đó. Chính phủ Áo ước tính số tiền thu được từ 2 tỷ đến 4 tỷ Euro sẽ được sử dụng để hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp.

– Mức thuế có thể giảm xuống 33% nếu các công ty thực hiện đầu tư xanh. Biện pháp đánh thuế dự kiến sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2022 đến cuối năm 2023.

– Cộng hoà Séc cũng đã thúc đẩy việc áp thuế lợi nhuận bất thường đối với các công ty năng lượng và ngân hàng ở mức 60% trong thời gian 3 năm.

– Cũng tại Châu Âu, Chính phủ Anh đã quyết định tăng thuế lợi nhuận bất thường đối với các công ty năng lượng lớn từ 25% lên 35% và gia hạn biện pháp này đến năm 2028.

2. THÔNG TIN VĨ MÔ VIỆT NAM

• Xuất khẩu dệt may 10 tháng năm 2022 tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm ngoái

– Theo thông tin của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, 10 tháng năm 2022, ngành dệt may Việt Nam đạt 37,9 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 17,2% so với cùng kỳ. Đáng nói, sản phẩm dệt may của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 66 quốc gia, vùng lãnh thổ với từ 47-50 các mặt hàng khác nhau.

– Cụ thể, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Mỹ, chiếm tỷ trọng 42%, đạt 13,9 tỷ USD, đứng thứ 2 là thị trường các nước trong khối Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với gần 4,8 tỷ USD và đứng thứ 3 là thị trường các nước EU với gần 3,4 tỷ USD, Hàn Quốc đứng thứ 4 với 2,5 tỷ USD.

– Theo tính toán của VITAS, đơn hàng bình quân của các doanh nghiệp đã giảm từ 25-27% do áp lực từ lạm phát và sức mua tại các nước lớn giảm. Do vậy, những doanh nghiệp nào làm gia công thì sẽ chịu tác động lớn hơn, còn doanh nghiệp xuất khẩu, chủ động nguyên phụ liệu chịu tác động ít hơn.

3. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

• TNG: Lãi sau thuế 10 tháng năm 2022 tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021

– CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) vừa có báo cáo kết quả hoạt động, sản xuất kinh doanh tháng 10. Cụ thể, doanh thu tiêu thụ đạt 570 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu từ xuất khẩu chiếm 98% là 560 tỷ đồng, còn nội địa là 10 tỷ đồng. Mỹ và Pháp là 2 thị trường xuất khẩu lớn của TNG khi chiếm tỷ lệ lần lượt là 40,13% và 28,79%.

– Lũy kế 10 tháng đầu năm, TNG ghi nhận doanh thu tiêu thụ đạt 5.828 tỷ đồng, tăng 28%, lợi nhuận sau thuế đạt 256 tỷ đồng tăng 31% so với cùng kỳ năm trước.

– Năm 2022, TNG đặt mục tiêu doanh thu là 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 280 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã hoàn thành 97% kế hoạch doanh thu, 91% kế hoạch lợi nhuận.

– Về kế hoạch tháng 11, TNG dự kiến doanh thu đạt 500 tỷ đồng, nâng mức doanh thu lũy kế 11 tháng đầu năm lên con số 6.329 tỷ đồng, hoàn thành 105% kế hoạch năm.

• VIC: VinFast chốt đơn xuất khẩu lượng lớn sang Mỹ

– Tại Los Angeles Auto Show 2022 (LAAS 2022), VinFast công bố nhận được đơn đặt hàng 2.500 xe VF8 và VF9 từ Autonomy – công ty cho thuê xe lớn bậc nhất của Mỹ. Đây là một trong những đơn đặt hàng xe điện lớn nhất của Autonomy từ trước đến nay, khẳng định sự đón nhận của thị trường quốc tế dành cho hãng xe Việt.

– Trước đó, Autonomy dự kiến đặt mua 400 chiếc xe VF8 và VF9 của VinFast. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, Autonomy đã chính thức nâng số lượng đặt hàng lên hơn 2.500 xe.

– Theo thỏa thuận, VinFast sẽ bàn giao xe cho Autonomy trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm bắt đầu xuất khẩu xe tới các thị trường quốc tế.

4. NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

– Phiên giao dịch thứ 6 ngày 18/11/2022, VNINDEX duy trì trạng thái giảm điểm xuyên suốt phiên sáng. Lực mua gia tăng đầu phiên chiều đã giúp chỉ số hồi phục về mốc điểm tham chiếu. Kết phiên, VNINDEX đóng cửa tại 969,33 điểm, tăng nhẹ 0,07 điểm (+0,01%).

– Trên sàn HOSE, có 268 mã tăng, 176 mã giảm và 70 mã đứng giá. Trong đó có 56 mã tăng trần. Thanh khoản có sự gia tăng, đạt hơn 13.702 tỷ đồng.

– Những cổ phiếu tác động tích cực đến VNINDEX gồm HPG, VIC và GVR với mức đóng góp lần lượt là +1,24 điểm, +0,95 điểm và +0,75 điểm. Chiều ảnh hưởng tiêu cực có GAS (-2,59 điểm), NVL (-1 điểm) và MSN (-0,64 điểm).

– 5 trên 10 nhóm ngành ghi nhận sắc xanh, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm ngành Nguyên vật liệu (+4,28%), các nhóm ngành tăng dưới 1,5% gồm Công nghiệp, Tài chính, Tiêu dùng và Công nghệ thông tin. Chiều giảm điểm mạnh có Năng lượng (-2,3%), các nhóm ngành có lại có mức giảm dưới 1%.

– Khối ngoại đảo chiều bán ròng nhẹ với giá trị đạt gần 35 tỷ đồng. Cụ thể họ bán DGC (-124,35 tỷ đồng), VND (-94,23 tỷ đồng) và CTG (-75,22 tỷ đồng). Chiều mua ròng khối này tập trung vào HPG (+204 tỷ đồng), KDH (+79,62 tỷ đồng) và FUEVFVND (+52,71 tỷ đồng).

– VNINDEX chững lại đà hồi phục sau 2 phiên tăng mạnh, lực mua vẫn tham gia hỗ trợ tốt cho chỉ số sau khi lấp gap vùng 940-950 điểm. Dòng tiền đầu cơ đang có sự gia tăng vào nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ.

– Đối với nhà giao dịch ngắn hạn, hạn chế mua đuổi giá cao, quan sát chờ thị trường tìm điểm cân bằng, tìm cơ hội gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.

– Đối với nhà đầu tư tích sản, hạn chế mua đuổi giá cao, quan sát chờ thị trường tìm điểm cân bằng, tìm cơ hội gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.

———————-

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest