3 PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CƠ BẢN MÀ NHÀ ĐẦU TƯ NÊN BIẾT

Mục lục

Để chọn được cổ phiếu để đầu tư, điều tất yếu là nhà đầu tư phải biết cách định giá cổ phiếu đắt hay rẻ, phù hợp hay không phù hợp với thị trường.

Rất nhiều nhà đầu tư đã và đang tiếp cận thị trường chứng khoán như một kênh đầu tư cho tương lai của họ. Những nhà đầu tư này đến từ nhiều ngành nghề khác nhau, từ những nhu cầu đầu tư khác nhau và mức độ hiểu biết về thị trường chứng khoán cũng khác nhau.

Giá cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu cổ phần của tổ chức phát hành.

Giá cổ phiếu được hiểu là số tiền người mua phải trả để sở hữu một cổ phiếu. Mức giá này không cố định mà sẽ dao động phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường giữa người bán và người mua.

Tại sao lại phải định giá cổ phiếu?

Giá cổ phiếu hiện tại trên thị trường không phải lúc nào cũng phản ánh đúng và chính xác giá trị thực của nó. Nhiều trường hợp giá cổ phiếu sẽ bị định giá cao hoặc thấp hơn. Ngoài yếu tố về thị giá, nhà đầu tư cần xem xét tới giá trị thực của cổ phiếu để nhận định chính xác có nên đầu tư vào cổ phiếu đó hay không.

Cách định giá cổ phiếu

Mục đích của việc định giá cổ phiếu là xác định giá trị thực của cổ phiếu trong một thời điểm nhất định, nhằm xác định tiềm năng cổ phiếu và đưa ra những quyết định đầu tư liên quan. Dưới đây là 3 phương pháp định giá cổ phiếu phổ biến:

Phương pháp P/E

Cổ phiếu được định giá theo phương pháp P/E hay chính là dựa vào chỉ số P/E. Theo đó, Chỉ số P/E thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) so với thu nhập của một cổ phần (EPS). 

Đây là tỷ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu (giá cổ phiếu trong chợ chứng khoán) và tỷ số thu nhập/ cổ phần hay cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Phương pháp P/B

Đúng như tên gọi, phương pháp định giá cổ phiếu này sẽ dựa vào chỉ số P/B. Tỷ số P/B được dùng để so sánh giữa giá của một cổ phiếu (Price) với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó (Book value ratio). 

Chỉ số P/B càng thấp tức là cổ phiếu đó đang được định giá thấp, công ty đang gặp vấn đề.

Chỉ số P/B càng cao tức là cổ phiếu đang định giá cao, triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.

Phương pháp P/S

Chỉ số P/S (Price/Sales per share – hay price to ratio) là chỉ số đo lường giá cổ phiếu trên doanh thu mỗi cổ phần. Nhà đầu tư sẵn sàng bỏ bao nhiêu tiền để mua 1 đồng doanh thu của doanh nghiệp

Những nhà đầu tư sử dụng chỉ số P/S vì cho rằng lợi nhuận dễ bị bóp méo, nên P/E sẽ bị sai lệch; hay giá trị sổ sách có thể không đúng, nên P/B không đáng tin cậy. Trong khi đó doanh thu đáng tin cậy cao hơn nên chỉ số P/S sẽ đáng tin hơn.

Mỗi phương pháp định giá sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau và với từng ngành, từng loại doanh nghiệp thì cũng sẽ chỉ phù hợp với một vài phương pháp định giá.

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest