SSS – Single Stock Saving là hình thức tiết kiệm đầu tư bằng cổ phiếu, thay thế cho hình thức tiết kiệm truyền thống bằng tiền, vàng hay ngoại tệ. Nhà đầu tư tiết kiệm một số tiền hàng tháng để mua tích lũy một cổ phiếu giá trị, giúp nhà đầu tư chọn được cổ phiếu đầu tư an tâm nắm giữ trong dài hạn, thiết lập được kỷ luật đầu tư định kỳ hàng tháng
Được lựa chọn cổ phiếu có giá trị bền vững, tăng trưởng tốt trong dài hạn
Hệ thống hỗ trợ thông báo nhắc lịch và giúp nhà đầu tư nâng cao kỉ luật trong đầu tư
Số tiền tiết kiệm linh hoạt, phù hợp với mọi nhà đầu tư và thông tin minh bạch 100%
Không mất phí quản lý tài khoản và phí giao dịch cổ phiếu chỉ 0.15%/GTGD, không mất thêm bất kể chi phí nào khác
Nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi, muốn đầu tư dài hạn nhưng bận rộn, không có thời gian theo dõi thị trường
Nhà đầu tư mong muốn hình thức đầu tư thuận tiện, dễ dàng cho việc giao dịch
VNDIRECT phân tích và sàng lọc ra danh mục 8 cổ phiếu phù hợp với mục tiêu tích sản đầu tư dài hạn để nhà đầu tư lựa chọn cho tài khoản Single Stock Saving. Ưu tiên các cổ phiếu có giá trị tăng trưởng ổn định qua từng năm, tránh các cổ phiếu đầu cơ ngắn hạn.
Vốn hóa 388,539 tỷ VND
P/E 16.3
P/B 3.2
Tăng trưởng lợi nhuận 2022: hơn 37 nghìn tỷ đồng, +39% so với cùng kỳ
– VCB đứng đầu ngành ngân hàng Việt Nam về chất lượng tài sản, với tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp, đồng thời đang là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán.
– VCB luôn có tỷ lệ CASA cao, tăng lên mức 34% năm vừa qua, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 1%. VCB cũng là Ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất hệ thống.
– LNTT 2022 đạt hơn 37 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 39% so với năm trước và đạt 119% so với kế hoạch. NIM đạt 3.51%, tăng 0.24 điểm % so với 2021. Chỉ
số ROAA và ROAE duy trì ở mức cao, tương ứng là 1.84% và 24.25%.
– Tại ĐHĐCĐ bất thường 2023, VCB dự kiến sẽ phát hành tối đa gần 2.77 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức cho các cổ đông, tăng vốn điều lệ thêm 27.685 tỷ đồng. Nếu thành công, vốn điều lệ ngân hàng sẽ tăng thêm 58,4%, từ hơn 47.325 tỷ lên hơn 75.000 tỷ đồng.
Vốn hóa 124,495
P/E 7.7
P/B 1.7
Tăng trưởng lợi nhuận 2022: đạt 22.7 nghìn tỷ đồng, +37.5% so với cùng kỳ
– LNTT của MBB luôn thuộc hàng cao nhất trong khối các ngân hàng truyền thống, đi cùng với chi phí vốn thấp, hệ thống quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả, giúp đảm bảo lợi nhuận tốt trong nhiều năm liền.
– Theo đó, kết thúc năm 2022, lợi nhuận trước thuếhợp nhất của MB đạt 22.729 tỉ đồng, tăng 37,5% so với năm 2021, đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
– MB hướng đến mục tiêu đạt 28 triệu khách hàng vào năm 2023. MB sẽ tăng tốc triển khai 11 sáng kiến chiến lược giai đoạn 2022-2026, trọng tâm là
các dự án nhà máy số, hợp nhất định danh khách hàng, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh số hóa tại MB cũng như các công ty thành viên.
Vốn hóa 173,966 tỷ VND
P/E 7.6
P/B 1.5
Tăng trưởng lợi nhuận 2022: ước đạt xấp xỉ 25.500 tỷ đồng, +10% so với 2020.
Tăng trưởng lợi nhuận 1H/2021: +71% so với cùng kỳ.
– TCB là ngân hàng số 1 về cho vay mua nhà, tư vấn trái phiếu và bancassurance. Mô hình hoạt động hiệu quả và sự năng động của ban lãnh đạo là tiền đề cho những kết quả hiện tại.
– Tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) cao giúp giảm chi phí vốn, cải thiện NIM.
– Giai đoạn 2021-2025, Techcombank đặt mục tiêu trở thành ngân hàng vốn hóa 20 tỷ đô (tăng gấp 3 lần so với hiện nay) với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở khoảng 20%, tỷ lệ thu nhập từ phí (NFI/TOI) đạt 30% và tỷ lệ CASA là 55%.
– Tại ĐHCĐ 2021, đã thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế 19.8 nghìn tỷ đồng (+25.3% so với cùng kỳ). 6 tháng đầu năm TCB ghi nhận 11,500 tỷ đồng LNTT, tăng trưởng 71% so với cùng kỳ và hoàn thành 58% kế hoạch năm.
Vốn hóa 106,729 tỷ VND
P/E 19.9
P/B 4.9
Tăng trưởng lợi nhuận 2022: -16%
– MWG là nhà bán lẻ với thị phần lớn nhất Việt Nam trong mảng điện thoại và điện tử tiêu dùng (chuỗi TGDĐ và ĐMX) và đang phát triển mảng bách hóa với chuỗi BHX. Lợi thế cạnh tranh dài hạn của MWG đến từ mô hình vận hành chuỗi đã được hoàn thiện, vượt trội so với các đối thủ.
– Thế Giới Di Động năm qua ghi nhận doanh thu tăng 8% lên 133.405 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đi lùi 16%, đạt 4.100 tỷ đồng và chỉ hoàn thành 65% kếhoạch đề ra.
– Công ty đang gặp khó khăn ngắn hạn trong bối cảnh chung của ngành Bán lẻ, đặc biệt là nhóm hàng điện máy điện thoại. Tuy nhiên MWG là một trong những doanh nghiệp co hẹp quy mô sớm nhất trước làn sóng này. Đồng thời Ban lãnh đạo thể hiện sự tự tin vào mảng Bách Hóa Xanh, nhiều khả năng bắt đầu hòa vốn từ năm nay.
Vốn hóa 25,124
P/E 19.5
P/B 2.3
Tăng trưởng lợi nhuận 2022: +76%
– PNJ tiên phong định vị đúng sản phẩm hướng tới các khách hàng trẻ từ 25 – 45 tuổi với kiểu dáng hiện đại; sở hữu chuỗi giá trị hoàn thiện từ chế tác đến
phân phối, lợi thế này giúp thị phần của PNJ mở rộng liên tục từ 12% (năm 2012) lên xấp xỉ 40% (năm 2021) trong mảng trang sức có thương hiệu.
– PNJ đạt kết quả kinh doanh ấn tượng trong 2022, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đạt 33,876 tỷ đồng (tăng 73.3% so với cùng kỳ) và 1,807 tỷ đồng (tăng 75.6% so với cùng kỳ).
– Tính đến cuối tháng 12/2022, hệ thống PNJ có 364 cửa hàng tại 55/63 tỉnh thành. Trong đó, mở mới 33 cửa hàng và nâng cấp 31 cửa hàng PNJ Gold; Mở mới 3 cửa hàng Style by PNJ và 2 cửa hàng PNJ Watch.
Vốn hóa 97,108
P/E 19.0
P/B 4.6
Tăng trưởng lợi nhuận 2022: 21%
Tỷ suất cổ tức bình quân 3%-4%.
– Thị trường nước ngoài là động lực tăng tốc tăng trưởng của FPT trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt là từ Mỹ và khu vực APAC. Chuyển đổi số tiếp tục là
xu hướng quan trọng tại cả trong nước và thị trường quốc tế củng cố triển vọng của FPT.
-Kết thúc năm 2022, Tập đoàn FPT (mã chứng khoán FPT) ghi nhận doanh thu 44.017 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7,654 tỷ đồng, lần lượt tăng 23.4% và 20.8% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 104% mục tiêu doanh thu và 100% lợi nhuận đặt ra. EPS (Earning Per Share) đạt 4,421 đồng/cổ phiếu, tăng trưởng 22,2% so với năm trước.
– Mặc dù nền kinh tế toàn cầu có dấu hiệu suy yếu, tuy nhiên FPT cung ứng dịch vụ với chi phí hợp lý cùng chất lượng ổn định, vẫn liên tục ghi nhận tăng trưởng ký mới. Mảng dịch vụ CNTT tại thị trường nước ngoài ghi nhận doanh thu ký mới đạt 22 nghìn tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD), tăng trưởng 39% so với năm trước. Trong đó, số lượng hợp đồng ký mới có quy mô doanh thu trên 5 triệu USD/dự án đạt 31 hợp đồng, tăng 63.2% so với cùng kỳ.
Vốn hóa 25,249
P/E 12.5
P/B 1.9
Tăng trưởng lợi nhuận 2022: 61%
Tỷ suất cổ tức bình quân 5%/năm
– Định hướng dài hạn REE hướng đến đầu tư vào 3 mảng bao gồm mảng điện, nước và cho thuê bất động sản. Đây là những mảng kinh doanh mang lại mức sinh lời và dòng tiền ổn định hàng năm.
– Năm 2022, REE công bố kết quả kinh doanh năm 2022 với doanh thu hợp nhất năm 2022 đạt 9,372 tỷ đồng, tăng 61.3% so với năm 2021 và lợi nhuận sau thuế tăng đến 64.5% lên 3,513 tỷ đồng.
– Lên kế hoạch cho năm 2023, REE Corp đặt mục tiêu doanh thu 10.962 tỷ đồng, tương ứng tăng 17% so với năm ngoái. Đóng góp chính là kỳ vọng đưa dự án cho thuê văn phòng đi vào hoạt động, giúp lợi nhuận mảng này tăng trưởng 60% so với năm trước.
Vốn hóa 201,728
P/E 5.23
P/B 1.89
Tăng trưởng lợi nhuận 2022 -74%
– HPG là doanh nghiệp lớn nhất ngành thép Việt Nam (32% thị phần thép xây dựng và 31% thị phần ống thép toàn quốc), với lợi thế cạnh tranh bền vững, chi phí sản xuất thấp. Tuy nhiên trong 2022, Hòa Phát gặp nhiều khó khăn đến từ sự suy yếu nhu cầu chung của nền kinh tế.
– Lũy kế cả năm 2022, Hòa Phát đạt doanh thu 142 nghìn tỷ đồng, giảm 5% so 2021. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt hơn 8.400 tỷ đồng, chỉ bằng 24% so với
năm 2021. Đáng chú ý, HPG ghi nhận lỗ 2 quý liên tiếp lần đầu tiên sau nhiều năm.
– Năm 2023, với việc kỳ vọng vào sự hồi phục của kênh xuất khẩu lẫn nội địa, HPG có thể ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận trở lại so với vùng KQKD thấp điểm. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh triển khai dự án mở rộng Dung Quất giai đoạn 2 cũng như các định hướng kinh doanh mới.