Bản chất của trái phiếu doanh nghiệp

trái phiếu doanh nghiệp

Mục lục

Bản chất của Trái phiếu cũng giống như gửi tiết kiệm, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động vốn vay từ người mua trái phiếu (trái chủ) với mục đích tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Đổi lại, doanh nghiệp sẽ trả lãi trong khoảng thời gian định kỳ được xác định trước (thường là hàng năm hoặc nửa năm một lần) và trả lại khoản gốc vào ngày đáo hạn, chấm dứt việc nợ.

Trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu có những đặc điểm gì?

  • Thu nhập từ trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định thường kì và không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
  • Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi công ty phá sản hoặc giải thể thì công ty có nghĩa vụ phải thanh toán cho các trái chủ trước, sau đó mới chia cho các cổ đông.

Điểm hấp dẫn của trái phiếu so với những loại đầu tư khác?

  • Lợi nhuận hấp dẫn: Lãi suất thực nhận khi đầu tư trái phiếu nắm giữ đến thời điểm đáo hạn luôn hấp dẫn hơn mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng.
  • Kênh đầu tư an toàn: Luôn có một tổ chức bảo lãnh phát hành uy tín đảm bảo tín an toàn của trái phiếu. Hơn nữa nhà đầu tư vẫn có khoản sinh lời dù không dành nhiều thời gian theo dõi thị trường.
  • Tính thanh khoản cao: Nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán với các đơn vị khác hoặc đơn vị phát hành, đơn vị bảo lãnh phát hành.
Trái phiếu doanh nghiệp

Những khái niệm cần biết khi đầu tư trái phiếu bao gồm:

  • Tổ chức phát hành: là doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy dộng vốn vay, cam kết trả lợi tức và hoàn vốn vay khi đáo hạn.
  • Ngày phát hành: Là ngày trái phiếu bắt đầu được lưu hành tính lãi
  • Ngày đáo hạn: là ngày trái phiếu đến hạn thanh toán, trái chủ sẽ được nhận vốn gốc ban đầu
  • Lãi suất Trái phiếu: hay còn được gọi là Coupon, lãi suất mà Tổ chức phát hành trái phiếu cam kết thanh toán cho trái chủ tại các kỳ trả lãi, tính trên mệnh giá trái phiếu.
  • Mệnh giá: Ở Việt Nam mệnh giá của trái phiếu thường là 100.000 đồng hoặc 1.000.000 đồng. Là căn cứ để tính coupon dưới góc độ nhà đầu tư. Còn dưới góc độ doanh nghiệp là căn cứ tính ra số vốn vay cần huy động.
  • Kỳ trả lãi: Là số lần trong năm tổ chức phát hành sẽ trả coupon cho trái chủ, thường là 6 tháng hoặc 1 năm.
  • Tài sản bảo đảm: Trong trường hợp công ty phá sản, các trái chủ có quyền xử lý tài sản bảo đảm của trái phiếu.
  • Đơn vị quản lý tài sản đảm bảo: sẽ là đơn vị đứng ra làm đại diện cho trái chủ, xử lý tài sản đảm đảo trong trường hợp tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán.

Phương thức phân phối

Hiện tại ở thị trường trái phiếu đang tồn tại 2 phương thức phân phối trái phiếu như sau:

  • Trái chủ được trực tiếp đầu tư vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đại lý phân phối TPDN bán hẳn trái phiếu đó cho nhà đầu tư, không kèm theo:

– Cam kết mua lại trái phiếu đó vào thời điểm/khoảng thời gian nhất định.
– Cam kết lãi suất (lãi suất sẽ phụ thuộc vào đặc tính trái phiếu và nhu cầu thị trường).
Tuy nhiên, trái phiếu được đại lý phân phối cam kết tạo lập thị trường bằng cách chào giá thường xuyên hai chiều mua/bán. Hình thức đầu tư tương tự dòng trái phiếu V-BOND của VNDIRECT. Tìm hiểu thêm Tại đây

  • Trái chủ gián tiếp tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp với mức độ rủi ro thấp thông qua đại lý phân phối trái phiếu theo hình thức bán cho nhà đầu tư có kèm theo:

– Cam kết mua lại (KH có quyền trả lại) trái phiếu vào một thời điểm/khoảng thời gian nhất định.
– Cam kết mức lãi suất nhất định KH được hưởng từ lúc mua đến lúc trả lại trái phiếu.

Hình thức đầu tư tương tự dòng trái phiếu DBOND của VNDIRECT. Tìm hiểu thêm Tại đây

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest