Podcast ngày 31.07.2020 – WB khuyến nghị 3 biện pháp Việt Nam cần sớm thực hiện để tránh bẫy kinh tế Covid-19

Mục lục

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay: WB khuyến nghị 3 biện pháp Việt Nam cần sớm thực hiện để tránh bẫy kinh tế Covid-19

1. Vĩ mô quốc tế

FED giữ lại suất ổn định, chờ đợi “tiến trình” của virus và chính sách tài khóa

FED vẫn tiếp tục giữ lãi suất cho vay qua đêm gần bằng 0 như những gì đã áp dụng kể từ ngày 15/3.

Cùng với việc giữ lãi suất ở mức thấp, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) của Fed cam kết duy trì giao dịch mua trái phiếu và các chương trình cho vay và hỗ trợ thanh khoản.

FOMC giữ nguyên lãi suất điều hành trong phạm vi từ 0% – 0,25%, trong đó lần cuối có mức lãi suất này là kể từ cuộc Đại suy thoái. Tuyên bố cho biết tỷ lệ lãi suất này sẽ duy trì cho đến khi các quan chức có thể tin tưởng rằng nền kinh tế đã vượt qua các khó khăn gần đây và đang trên đà đạt được mục tiêu tối đa việc làm và ổn định giá cả.

Tuy nhiên, FOMC không cung cấp thêm bất kỳ dấu hiệu nào về thay đổi lãi suất. Thị trường đang tìm kiếm những thông tin kỳ vọng khi tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát gia tăng có thể kích hoạt sự thay đổi. Trong khi đó, phố Wall cũng dự đoán không có sự thay đổi và thậm chí là có thể xuất hiện lãi suất âm.

Ấn Độ ngăn công ty Trung Quốc tiếp cận thị trường đầu tư công

Quy định về mua sắm sửa đổi tuần trước yêu cầu các doanh nghiệp ở các quốc gia có chung đường biên giới với Ấn Độ phải đăng ký với các cơ quan hữu quan và nhận được sự cho phép của Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ trước khi đấu thầu hợp đồng. Điều này áp dụng cho các hoạt động khu vực công, bao gồm mua sắm của chính quyền tiểu bang, các doanh nghiệp và ngân hàng của nhà nước, và PPP.

New Delhi cho biết các biện pháp nhằm “tăng cường quốc phòng và an ninh quốc gia”. Theo Nikkei Asian Review, mục tiêu rõ ràng là đóng băng hoàn toàn các công ty Trung Quốc khỏi khu vực công của Ấn Độ – một phần của cuộc đàn áp đối với doanh nghiệp Trung Quốc ở Ấn Độ kể từ sau cuộc đụng độ dọc biên giới vào giữa tháng 6 khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.

2. Vĩ mô trong nước

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công đối với các dự án giao thông vận tải

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chủ trì buổi làm việc với Bộ Giao thông Vận tải về tình hình triển khai các dự án quan trọng ngành giao thông vận tải nhằm kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 đối với các dự án của ngành.

Về tình hình giải ngân vốn đầu tư công, tính đến hết tháng 6/2020, Bộ Giao thông Vận tải giải ngân được 13.388 tỷ đồng, đạt 33,7% kế hoạch giải ngân cả năm, cao so với bình quân chung cả nước là 28,9%. Dự kiến tới hết tháng 7/2020, Bộ sẽ giải ngân được khoảng 16.587 tỷ đồng, đạt 41,7% kế hoạch cả năm, sản lượng thực hiện ước đạt 17.085 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị, thời gian tới, để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án quan trọng ngành giao thông vận tải, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư, Bộ Giao thông vận tải cùng các bộ, ngành, địa phương có dự án cần triển khai hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án cao tốc Bắc – Nam và nhiều dự án trọng điểm khác như: Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các dự án giao thông đô thị lớn… Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan phối hợp chặt chẽ với các địa phương để tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách, quy định liên quan đến đền bù, tái định cư.

WB khuyến nghị 3 biện pháp Việt Nam cần sớm thực hiện để tránh bẫy kinh tế Covid-19

Biện pháp thứ nhất là cần cân nhắc và thận trọng từng bước gỡ bỏ hạn chế đi lại quốc tế, cân đối với những quan ngại về an toàn, do nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào khách và đầu tư nước ngoài.

Biện pháp thứ hai là đẩy nhanh triển khai chương trình đầu tư công hiện hành nhằm tăng cầu trong nước. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả biện pháp này cần đảm bảo nguồn lực được điều chuyển đến những dự án đem lại tác động tích cực lớn nhất cho cả nền kinh tế và việc làm, đồng thời giảm thiểu được tổn thất tài chính và kỹ thuật trong quá trình triển khai.

Ba là cần hỗ trợ có mục tiêu cho khu vực tư nhân, đặc biệt là những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề nhất như du lịch, chế biến chế tạo cho xuất khẩu, thông qua hỗ trợ tài chính kết hợp với các chính sách khuyến khích thông minh.

3. Các kênh tài sản

Các quỹ siêu lớn xa lánh cổ phiếu, chọn vàng

Quý I vừa qua, các quỹ đầu tư quốc gia (sovereign funds) đã giảm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu xuống mức thấp nhất kể từ năm 2014, theo khảo sát được Invesco thực hiện trên 83 quỹ và 56 NHTW với tổng tài sản 19.000 tỷ USD. Invesco cho rằng nguyên nhân khiến nhu cầu về cổ phiếu giảm mạnh là do “những lo ngại cho rằng chu kỳ tăng trưởng đã kết thúc”.

Xu hướng giảm nắm giữ cổ phiếu của các quỹ đầu tư quốc gia không hề có dấu hiệu sẽ dừng lại. Hơn 1/3 các quỹ được hỏi cho biết có ý định giảm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong năm tới, với 18% dự định giảm ít nhất 5%. Theo Invesco, các quỹ đầu tư vốn cổ phần tư nhân và quỹ cơ sở hạ tầng sẽ là nhóm được hưởng lợi nhiều nhất từ xu hướng nói trên.

Trong những năm trở lại đây các NHTW trên toàn thế giới đã tăng cường tích trữ vàng, theo khảo sát của Invesco. Không chỉ có vậy, 18% NHTW tham gia khảo sát cho biết sẽ tăng mua vàng trong năm tới 23% quỹ đầu tư quốc gia có ý định tương tự.

TTCK Trung Quốc tăng kéo theo hàng nghìn quỹ đầu cơ xuất hiện

Theo công ty theo dõi các quỹ Shenzhen PaiPaiWang Investment & Management Co., số lượng quỹ mới thành lập đã tăng lên khoảng 1.500 trong tháng 7 sau khi ghi nhận 1.217 quỹ mỗi tháng vào nửa đầu năm nay. Đây là tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2015. Vào tuần trước, chỉ riêng công ty quản lý quỹ phòng hộ lớn nhất nước này đã đăng ký tới 9 sản phẩm mới.

Dòng vốn mới này có thể mang lại động lực cho thị trường vốn trị giá 9 nghìn tỷ USD của Trung Quốc – khi đã chứng kiến đà tăng phi mã đẩy vốn hóa lên mức cao nhất trong 5 năm dù hiện tại đã chậm lại. Theo truyền thông nhà nước, các nhà quản lý đã khuyến khích việc phát triển các sản phẩm dành cho nhà đầu tư nhỏ lẻ ví dụ như ngân hàng và quỹ hưu trí. Đồng thời, giới chức cũng cho phép các công ty bảo hiểm có vốn hóa tốt hơn sở hữu thêm cổ phiếu trong danh mục đầu tư.

Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ thị trường quá “mạnh tay” có thể khiến bong bóng chứng khoán lặp lại như năm 2007 và 2015. Nhiều quỹ phòng hộ của Trung Quốc – thường được gọi là quỹ chứng khoán tư nhân, vay tiền để “đánh bóng” lợi nhuận, nhằm mục đích trở nên nổi bật trước hàng nghìn đối thủ cạnh tranh.

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest