Podcast ngày 24.07.2020 – Đã tới thời điểm chứng khoán Việt tăng nhờ nội lực

Mục lục

[vc_row][vc_column][vc_column_text]

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay: Đã tới thời điểm chứng khoán Việt tăng nhờ nội lực

1. Vĩ mô quốc tế và các thông tin đáng chú ý

Căng thẳng Mỹ – Trung ngày càng trầm trọng, nguy cơ chiến tranh lạnh được ‘thổi phồng’

Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã đến ngưỡng gay gắt nhất kể từ khi 2 nước bình thường hóa mối quan hệ ngoại giao từ hơn 4 thập kỷ trước, khi chính phủ Mỹ bất ngờ ra lệnh Trung Quốc phải đóng cửa lãnh sự quán tại Houston vào ngày 22/7.

Về vấn đề quân sự, thương mại, công nghệ, nhân quyền và những yếu tố khác, những động thái cộng với sự đáp trả qua lại giữa 2 bên đã ngày càng trở nên căng thẳng hơn dưới thời chính quyền Tổng thống Trump

Orville Schell – giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quan hệ Mỹ – Trung Quốc tại Asia Society, nhận định: “Tôi cho rằng chúng ta đang ở trong một vòng xoáy nguy hiểm và xảy ra với tốc độ nhanh chóng, mà không có kỹ năng ngoại giao thích hợp nào để nắm bắt.” Ông cho biết, mức độ nghiêm trọng của cuộc đối đầu đã “rơi từ những thách thức cụ thể và có thể giải quyết để trở thành một cuộc xung đột về hệ thống và giá trị.”

Craig Allen – chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ – Trung, cho biết ông đã rất lo ngại trước quy mô ngày càng tăng của 2 cường quốc lớn mạnh nhất thế giới chiếm tổng cộng 40% sản lượng kinh tế toàn cầu. Allen nói: “Nếu chúng ta to tiếng với nhau và đóng mọi cánh cửa, thì thế giới này rất không ổn định và các doanh nghiệp cũng không thể lên kế hoạch ứng phó.”

2. Vĩ mô trong nước

Ngân hàng Standard Chartered vừa đưa ra dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 3% trong năm nay

“Tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ phục hồi trong nửa cuối năm nay với động lực chính đến từ sức khỏe nội tại của nền kinh tế; các thách thức từ nền kinh tế toàn cầu sẽ một phần nào đó làm suy giảm tốc độ tăng trưởng. Việt Nam đứng thứ 2 trong ASEAN về sự phụ thuộc vào nền kinh tế toàn cầu, chỉ sau Singapore; tỷ lệ giao dịch thương mại so với GDP của Việt Nam ở mức 198%, nằm trong nhóm cao nhất châu Á, trong đó, xuất khẩu hàng điện tử chiếm tỷ trọng lớn. Chúng tôi dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2020 sẽ đạt 3%. Các công cụ tiền tệ và tài khóa tiếp tục được thực hiện trong nửa cuối năm có thể sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng tiến gần hơn tới mục tiêu 4-5% do Chính phủ đặt ra” - ông Chidu Narayanan, Chuyên gia kinh tế khu vực châu Á, Ngân hàng Standard Chartered chia sẻ.

Chậm giải ngân, chậm đưa dòng vốn vào trong vòng quay của sự phát triển đang là cản lực của sự phát triển

Việc thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch và việc thực hiện các thủ tục giải ngân. Việc này dựa trên đề xuất từ địa phương, bộ ngành lên, thế nhưng nhiều kế hoạch hàng năm được chỉ ra là thiếu thực tiễn vì có giao vốn cũng không thể chi tiêu thực hiện để giải ngân.

Có những trường hợp chỉ ra là có giao vốn cho các dự án lớn cao tốc, đường sắt, cầu đường… thế nhưng lại không đánh giá đúng và đủ năng lực thực hiện của các nhà thầu, khả năng và tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ sử dụng vốn … dẫn đến vốn giao về một cục lớn nhưng không đủ khả năng thực thi. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư, nhà thầu vẫn luôn kêu trời vì các thủ tục quyết toán, các công vụ cụ thể của việc giải ngân vô cùng chậm chạp cũng là nguyên nhân vốn đọng lại mặc dù nhiều công trình đã hoàn thành nghiệm thu, đi vào sử dụng từ lâu.

Cho đến nay, Luật Đầu tư công 2019 được ban hành và có hiệu lực thi hành mới từ ngày 01/01/2020, những quy định của luật đã rất chi tiết trong công tác lập kế hoạch, chỉ ra và nhấn mạnh những quy định cấm tại Điều 16 để phòng tránh thất thoát vốn đầu tư công, phòng ngừa tham nhũng. Tuy nhiên, trách nhiệm được giao cho các cơ quan, đơn vị liên quan làm sao sử dụng vốn đầu tư theo kế hoạch, các chế tài liên quan đến việc lập kế hoạch sử dụng vốn không sát với thực tiễn thì còn rất mơ hồ.

3. Chứng khoán và các kênh đầu tư

Giá vàng tiếp tục đà tăng

Giá vàng trong nước đã có xu hướng tiếp tục đà tăng và hiện đã vượt mốc 53 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.

Trên thế giới, giá vàng vẫn tiếp tục đang ở trên đỉnh của 9 năm. Bên cạnh đó, kim loại bạc cũng đang trong làn sóng tăng giá và đã đạt đỉnh 7 năm dựa trên hy vọng của giới đầu tư về khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Giá vàng giao sau đã lên tới đỉnh cao nhất kể từ tháng 9.2011, hiện ở sát mốc 1.900 USD/oz. Hợp đồng vàng tương lai trên thị trường Mỹ cũng tăng khoảng 1,2% lên tới 1.865 USD/oz.

“Vàng đang ngày càng tăng giá cao hơn, chưa hề có dấu hiệu dừng lại, và tôi nghĩ lý do chủ yếu đến từ căng thẳng địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ,” CNBC dẫn lời Edward Moya, nhà phân tích thị trường cao cấp tại OANDA cho biết.

Đã tới thời điểm chứng khoán Việt tăng nhờ nội lực

Ông Thomas Hugger, Tổng giám đốc (CEO), đồng Giám đốc AFC Asia Frontier Fund và ông Ruchir Desai, đồng Giám đốc AFC Asia Frontier Fund cho rằng, từ nhịp hồi phục vào tháng 4 và tăng gần 5% trong tháng 6, áp lực chốt lời đã diễn ra, thị trường chứng kiến nhịp điều chỉnh diện rộng và đây là nhịp điều chỉnh cần thiết.

Cả nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đều muốn giảm bớt các tài sản rủi ro trước khi các kết quả kinh doanh quý II và nửa đầu năm được công bố, cho dù nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng trong thời gian này.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest