Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay ngày 21/04/2022
1. THÔNG TIN VĨ MÔ
- IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu do lo ngại rủi ro kinh tế gia tăng
-Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong hai năm liên tiếp 2022 và 2023, do nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng lớn từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.
-IMF ước tính kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3,6% trong năm nay và năm 2023, giảm lần lượt 0,8% và 0,2% so với nhận định trước đó trong tháng 1.
-Mỹ, Canada, Anh và Liên minh châu Âu đã liên tiếp ban bố các lệnh trừng phạt nhằm vào nhiều ngân hàng, cá nhân và lĩnh vực năng lượng của Nga. Có thể làm nền kinh tế Nga giảm 8,5% trong năm nay và 2,3% trong năm 2023.
-IMF nhận định “Trong năm 2022, nền kinh tế Ukraine dự báo giảm tới 35%”. Chiến tranh làm thiệt hại về người, hệ thống cơ sở hạ tầng, cũng như “làn sóng” tháo chạy của người dân sẽ là những rào cản kinh tế lớn trong nhiều năm tiếp theo đối với nước này.
-IMF ước tính lạm phát tại Mỹ có thể chạm ngưỡng 7,7% trong năm nay, và tại châu Âu là 5,3% nguyên nhân do tình trạng giá hàng hoá tăng cao, đẩy lạm phát cao hơn và kéo dài hơn so với kỳ vọng.
2. THÔNG TIN VĨ MÔ VIỆT NAM
- Tập đoàn chế tạo máy bay Embraer dự báo ngành Hàng không Việt Nam tăng trưởng 12% mỗi năm từ năm 2023
– Với dự báo của tập đoàn Embraer dự báo ngành hàng không tăng trưởng 12% trong vòng 10 năm tới. Với dự báo này, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm về số lượng hành khách của ngành hàng không Việt Nam sẽ ở mức cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
-Embraer cho rằng ngành hàng không Việt Nam sẽ phục hồi hoàn toàn như mức trước đại dịch vào năm 2023. Với dân số khoảng 100 triệu người là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Việt Nam cần tăng cường công suất ngành hàng không để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không theo kế hoạch, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,4% trong giai đoạn từ năm 2021 đến 2030.
-Hiện tại mỗi người dân Việt Nam chỉ thực hiện trung bình 0,46 chuyến bay trong 1 năm, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với các nước trên khu vực cho thấy tiềm năng phát triển vận tải hàng không tại Việt Nam còn rất lớn. Và để phục vụ khi nhu cầu khách hàng tăng lên thì việc yêu cầu một mạng lưới hàng không hiệu quả trở nên rất cấp thiết.
-Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019, các hãng hàng không của Việt Nam đã nhanh chóng đẩy mạnh công suất – trung bình 18% mỗi năm. Các hãng hàng không mở rộng năng suất bằng cách sử dụng các máy bay cỡ lớn hơn và/hoặc bay các chặng dài hơn, hoặc thậm chí thêm số chuyến bay.
- Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cả nước cả nước đạt hơn 11% sau 3 tháng đầu năm 2022.
-Báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính cho biết ước thanh toán vốn đầu tư công từ đầu năm tới hết tháng 3 là hơn 61.536 tỷ đồng, đạt hơn 11% kế hoạch năm (đạt gần 12% kế hoạch Thủ tướng giao) thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
-Tính đến cuối quý I vừa qua vẫn còn hơn 50.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ và 29 đơn vị chưa giải ngân kế hoạch vốn.
-Bộ Tài chính cho biết tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn 2 tháng và ước 3 tháng đầu năm nay đạt thấp, nguyên nhân là các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương vẫn đang tiếp tục phân bổ chi tiết kế hoạch vốn năm 2022, sau khi được Thủ tướng giao vốn đợt 2 vào 21/2.
-Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Tài chính đang tiếp tục đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp về việc đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm nay.
-Ngày 9/4, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã ký Công điện số 307/2022 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.
-Nội dung công điện có nêu giải ngân vốn ODA năm 2022 còn chậm và chưa được cải thiện làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, giảm sức thu hút các nguồn lực xã hội khác, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến đà phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
-Việc chính phủ thúc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi nền kinh tế, giữ nền kinh tế ổn định trở lại sau đại dịch.
3. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
- DGC: Hoá chất Đức Giang báo lãi ròng hơn 1.335 tỷ đồng quý 1
-CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2022 với doanh thu trong quý đạt 3.634 tỷ đồng, tăng 86% so cùng kỳ.
-Sản lượng tiêu thụ các mặt hàng phốt pho vàng, axit phosphoric trích ly, phân bón đều tăng giúp doanh thu tăng. Lợi nhuận gộp đạt 1.706 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng 30%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 50%. Nhờ đó, khoản lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ trong quý 1/2022 hơn 1.335 tỷ đồng, gấp 4,7 lần cùng kỳ năm trước, đây mức lãi kỷ lục của DGC.
-Hóa chất Đức Giang dự kiến sẽ phát hành hơn 200 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ phát hành 117%. Qua đó, vốn điều lệ tăng từ 1.711 tỷ đồng lên 3.713 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng lên kế hoạch kinh doanh tăng trưởng cao với mục tiêu doanh thu hợp nhất là 12.117 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến 3.500 tỷ đồng, lần lượt tăng 26% và 39% so với thực hiện năm trước
-Với việc hưởng lợi từ ảnh hưởng chiến sự Nga – Ukraine và quy mô hệ thống nhà máy không ngừng mở rộng và cải tiến, DGC trong tương lai vẫn được kỳ vọng giữ vững vị thế “Ông lớn ngành hóa chất”.
- SHB: Đại hội đồng Cổ đông SHB – Mục tiêu lợi nhuận hơn 11.600 tỷ, kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ lên hơn 36.000 tỷ đồng
-Chiều ngày 20/4, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.
-Theo tờ trình tại cuộc họp, ngân hàng dự kiến lợi nhuận trước thuế năm 2022 sẽ đạt 11.686 tỷ đồng, tăng tới 87% so với năm 2021. Đồng thời, chất lượng tài sản được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống dưới 1,3%.
-Tổng dư nợ tín dụng tăng 14,4% lên 421.715 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động tăng 9,8% lên 504.539 tỷ đồng.
-Ngân hàng cũng có kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ trong năm nay, từ 26.673 tỷ đồng lên 36.007 tỷ đồng. Nếu thành công, vốn điều lệ của SHB sẽ vượt qua nhiều ngân hàng lớn như Techcombank, Agribank, ACB.
4. NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
-Phiên giao dịch 20/04/2022, VN-Index tạm dừng phiên sáng với mức tăng nhẹ 2,32 điểm tương đương với 1.408,77 điểm. Càng về cuối phiên chiều áp lực bán càng mạnh và kết thúc phiên giảm 21,73 điểm xuống 1.384,72 điểm. Mức thanh khoản hôm nay đạt 20.512,198 nghìn tỷ. Độ rộng thị trường, phe bán chiếm ưu thế 381 mã giảm chiếm 76,20% số mã trên sàn HOSE. Trong đó có 99 mã cổ phiếu nằm sàn.
-Về mức độ ảnh hưởng, các mã có mức giảm mạnh nhất là GAS (-3,581 điểm), GVR (-2,512 điểm), VHM (-2,344 điểm) đóng góp mức giảm tổng cộng 8,437 điểm. Ngược lại, MSN, VCB, SAB là các mã tiêu biểu tăng giá nhẹ với mức tăng từ 0,5 đến hơn 1 điểm.
-Về nhóm ngành, 9/10 nhóm ngành giảm điểm trong phiên giao dịch ngày hôm nay, chỉ có nhóm ngành Tiêu dùng thiết yếu là giữ được ở mức tham chiếu. 3 nhóm ngày ghi nhận giảm mạnh nhất có thể kể đến nhóm ngành Năng lượng (-4,06%), Công nghiệp (-3,88%) và Dịch vụ tiện ích (-3,56%). Trong các nhóm giảm điểm mạnh chỉ có nhóm ngành Công nghiệp có giá trị giao dịch lớn đến gần 3.800 tỷ đồng, 2 nhóm ngành còn lại có giá trị giao dịch dưới 500 tỷ đồng. Đứng đầu giá trị giao dịch là nhóm ngành Tài chính với tổng giá trị đạt gần 4.500 tỷ đồng nhưng mức giảm chỉ ở mức 0,82% – một trong những mức giảm nhẹ nhất trong phiên ngày hôm nay. Áp lực bán hôm nay chủ yếu đến từ Forrce sell do bị call margin khiến thị trường chìm trong sắc đỏ đặc biệt là những nhóm ngành Ngân hàng, Bất động sản, nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ.
-Khối ngoại trong phiên giao dịch ngày 20/04/2022 tiếp tục mua ròng 439,30 tỷ đồng, tăng nhẹ so với phiên giao dịch trước đó. Lượng mua ròng chủ yếu đến từ các cổ phiếu GEX (77,14 tỷ đồng), DPM (75,69 tỷ đồng), STB (65,04 tỷ đồng). Chiều ngược lại, khối ngoại đã bán ròng nhiều nhất là DGC (-117,21 tỷ đồng), VHM (-62,58 tỷ đồng), CII (-41,67 tỷ đồng).
-Hôm nay, chỉ số VNINDEX tiếp tục là một phiên giảm mạnh xuyên thủng hỗ trợ 1.400 điểm, lực bán càng về cuối phiên càng gia tăng mạnh khiến thị trường nhanh chóng lao dốc. Giai đoạn thị trường đang biến động mạnh, nhà đâu tư lưu ý cần phải quản trị rủi ro thật tốt, hạn chế tham gia bắt đáy khi chưa có tín hiệu xác nhận đà giảm đã ngừng lại và đặc biệt chú ý với những pha hồi kỹ thuật của thị trường để tránh dính bẫy tăng giá giả.