Podcast ngày 21.02.2022 – Ngành Chứng khoán – Dư địa tăng trưởng còn nhiều

Mục lục

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay ngày 21/02/2022

DCALL (Kênh thông tin tài sản đầu tư) · Podcast – Ngành Chứng khoán – Dư địa tăng trưởng còn nhiều

1. Thông tin vĩ mô

• Lạm phát của Trung Quốc hạ nhiệt
Theo số liệu chính thức ngày 16/2, chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc tăng 9.1% so với cùng kỳ, giảm từ mức 10.3% trong tháng 12/2021. Đồng thời, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng chậm lại ở mức 0.9%. Cả hai chỉ số này đều thấp hơn dự báo của các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Bloomberg.
Mặc dù nhu cầu mua sắm tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên Đán, lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc vẫn ở mức thấp trong tháng 1/2022. Điều này chủ yếu do giá thực phẩm giảm 3.8% trong tháng 1/2022, vì đà lao dốc 41.6% của giá thịt heo. Giá rau cũng giảm 4.1% so với cùng kỳ.
Sự suy giảm kéo dài của chỉ số PPI được cho đến từ nguyên nhân giá thép, than đá và các hàng hóa công nghiệp khác suy giảm trong tháng 1/2022, qua đó kéo giảm chi phí mua các hàng hóa công nghiệp. Điều này làm giảm áp lực đối với các nhà sản xuất, tạo cơ hội để không cần phải chuyển chi phí gia tăng sang người tiêu dùng.
Trong khi các nền kinh tế lớn đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát lạm phát thì lạm phát của Trung Quốc hạ nhiệt trong tháng 1/2022. Điều này cho thấy việc Trung Quốc đang triển khai các chính sách tiền tệ nhằm kích cầu là hướng đi hợp lý khi thị trường tiêu dùng vẫn đang dậm chân tại chỗ, trong khi thị trường bất động sản tiếp tục suy giảm. Tuy nhiên, việc Trung Quốc kéo dài chiến lược zero Covid sẽ khiến đà hồi phục tiêu dùng chậm hơn, nên tăng trưởng nhập khẩu của Trung Quốc vẫn sẽ còn là dấu hỏi trong năm 2022.

• Kho dự trữ đang giảm dần, có nguy cơ thúc đẩy cuộc khủng hoảng hàng hóa toàn cầu lan rộng
Dự trữ một số mặt hàng quan trọng nhất của nền kinh tế toàn cầu đang ở mức thấp trong lịch sử – do nhu cầu bùng nổ và thiếu hụt nguồn cung – có nguy cơ thúc đẩy áp lực lạm phát trên toàn thế giới.
Từ kim loại công nghiệp, năng lượng cho đến nông nghiệp, sự đổ xô đối với nguyên liệu thô và lương thực thực phẩm đã được phản ánh trên thị trường tương lai, chỉ số Bloomberg Commodity Spot tăng hơn 10% kể từ đầu năm và đạt mức cao kỷ lục trong tháng này. Theo dữ liệu từ Refinitiv, 9 trong số 23 hợp đồng tương lai thuộc các chỉ số hàng hóa của Bloomberg đang trong trạng thái backwardation (bù hoãn bán).
Tình trạng thiếu hụt diễn ra trong bối cảnh lạm phát toàn cầu cao liên tục, được thúc đẩy bởi sự gián đoạn hậu cần và nhu cầu bị dồn nén khi các nền kinh tế phục hồi sau giai đoạn ngừng hoạt động do đại dịch. Ngoài ra, các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung bao gồm thiếu đầu tư vào các mỏ và mỏ dầu mới, thời tiết xấu và những hạn chế trong chuỗi cung ứng do sự lây lan của đại dịch Covid-19. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ liên tục nâng lãi suất trong năm 2022, điều này có thể làm giá cả hàng hóa dịu đi trong ngắn hạn. Tuy nhiên, cần có thời gian để đưa các hoạt động chuỗi cung ứng, nhà cung cấp hồi phục sau đại dịch.

• Chính phủ đồng ý mở cửa hoàn toàn du lịch từ 15/3
Mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đồng ý với đề xuất về thời gian mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường “thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19” từ ngày 15/03/2022.
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong dịp nghỉ Tết (29/1 đến 6/2), khách du lịch nội địa đạt 5,5 triệu lượt khách, vượt qua tổng lượng khách nội địa của cả tháng 12/2021 (5,2 triệu lượt khách). Nhiều điểm du lịch chứng kiến lượng khách nội địa tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn nữa, khách du lịch quốc tế ghi nhận 467 người trong kỳ nghỉ Tết (đến từ Liên bang Nga theo chương trình thí điểm cấp hộ chiếu vắc xin COVID-19). Những con số này cho thấy người dẫn sẵn sàng thích ứng, chi tiêu trở lại và sẽ được ghi nhận, góp phần cải thiện đáng kể doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống trong tháng 2.2022, đồng thời đây là tiền đề để Việt Nam thuận lợi hơn với mục tiêu mở cửa hoàn toàn cho khách du lịch quốc tế.
Sau hơn 2 năm dịch bệnh, ngành du lịch đã gặp rất nhiều khó khăn. Bước sang 2022, dịch Covid 19 nói chung và ngành du lịch đã có nhiều tín hiệu khởi sắc nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và các biện pháp thích ứng mới với đại dịch của Việt Nam. Việc mở cửa hoàn toàn du lịch là cơ hội để phục hồi nền du lịch và kinh tế đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Các ngành liên quan đến du lịch, dịch vụ, bán lẻ sẽ được hưởng lợi.

2. LÃI SUẤT, TIỀN TỆ & NGÂN HÀNG

• Lãi suất liên ngân hàng có diễn biến tăng mạnh
Từ ngày 19/1 đến 15/2/2022, lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn qua đêm và 1 tuần có diễn biến tăng mạnh, ở mức lần lượt là 0,98% và 1,62%, lên mức 2,89% và 3%/năm. Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã đạt mức cao nhất trong gần 2 năm trở lại đây.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đã có sự bứt phá mạnh mẽ ngay trong tháng 1/2022, khi đạt mức 2,74% tính tới ngày 28/1/2022, mức tăng trong tháng 1 cao nhất kể từ năm 2012 tới nay.
Tốc độ tiêm vaccine nhanh cùng việc mở cửa các hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho nền kinh tế hồi phục, kích thích tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, định hướng xuyên suốt của Ngân hàng Nhà nước là đảm bảo thanh khoản hệ thống, giữ lãi suất huy động ở mặt bằng thấp, và dành nguồn lực xử lý nợ xấu. Do đó, thanh khoản sẽ dần ổn định, lãi suất liên ngân hàng sẽ hạ nhiệt và trở về quanh ngưỡng trung bình ghi nhận trong quý 4.2021.

• Tỷ giá Ngân hàng nhà nước và tỷ giá ngân hàng thương mại diễn biến trái chiều
Tính đến ngày 17.2, các ngân hàng thương mại tiếp tục xu hướng tăng giá USD. Trong khi trước đó từ ngày 19/1, Ngân hàng nhà nước giảm giá mua vào đồng USD, từ mức 22.650 VND/USD xuống 22.550 VND/USD.
Việc ngân hàng nhà nước hạ tỷ giá mua vào USD nhằm giảm lực hút ngoại tệ, giúp nguồn cung ngoại tệ ở lại thị trường nhiều hơn. Thêm nữa, giảm tỷ giá cũng sẽ là một yếu tố tích cực hỗ trợ nhập khẩu, giúp hãm lại đà tăng của giá tiêu dùng.
Giá USD quốc tế liên tục tăng/giảm trái chiều: tăng do FED phát tín hiệu nâng lãi suất ít nhất 3 lần trong năm 2022. Tuy nhiên, DXY Index đã có xu hướng quay đầu giảm kể từ cuối tháng 1 do căng thẳng giữa Mỹ – Nga về Ukraine.
Áp lực lạm phát của Mỹ ngày càng lớn, FED có thể sẽ tăng lãi suất nhanh hơn so với dự kiến, khiến USD sẽ biến động mạnh hơn, gây áp lực điều hành tỷ giá đối với Việt Nam. Đây là những rủi ro mà Việt Nam vẫn cần thận trọng theo dõi chặt chẽ trong thời gian tới.

3. Kênh cổ phiếu

• Dư địa tăng trưởng còn nhiều khi số tài khoản chứng khoán mới chỉ chiếm 4.5% dân số
Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới tại tháng đầu năm 2022 là 195,068 tài khoản, cao thứ 3 trong lịch sử và gấp 126% so với cùng kỳ tháng 1/2021, nâng tổng số tài khoản chứng khoán cá nhân trong nước là 4.45 triệu tài khoản, tương đương với 4.5% dân số.
Tính riêng năm 2021, số tài khoản mở mới trong nước đạt 1.5 triệu, gấp 150% so với 1.04 triệu tài khoản mở mới trong giai đoạn 2017 – 2020.
Điều này cho thấy sức hút của thị trường chứng khoán vẫn đang cao và dư địa tăng trưởng của thị trường khi tỷ lệ sở hữu tài khoản chứng khoán vẫn còn ở mức thấp nếu so với trung bình châu Á.

• Kỳ vọng thanh khoản giao dịch tiếp tục tăng cao nhờ nâng cấp hệ thống KRX
Thanh khoản giao dịch trung bình mỗi phiên trong năm 2021 đạt hơn 21,000 tỷ đồng/phiên, cao gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Động lực chính cho việc thanh khoản tăng mạnh đến từ sự tham gia ngày một đông đảo của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường. Giá trị mua ròng thông qua khớp lệnh năm 2021 đạt hơn 4 tỷ USD (93,079 tỷ dồng), và giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân chiếm đến hơn 88,800 tỷ đồng, tương đương với mức 95%.
Với việc hệ thống KRX của Hàn Quốc được kỳ vọng sẽ đi vào hoạt động trong quý II/2022, việc triển khai hệ thống mới sẽ hỗ trợ công nghệ nhằm tránh các phiên nghẽn lệnh và đảm bảo phản ánh đúng thanh khoản thực tế, cũng như mở ra cơ hội cho giá trị cho vay ký quý tăng trưởng và các sản phẩm mới như giao dịch T+0.

4. Kênh tài sản khác

• Giá cá tra ở miền Tây tăng mạnh
Từ Tết Nguyên đán Nhâm Dần đến nay, cá tra ở miền Tây tăng giá liên tục, từ mức 20.500-22.000 đồng/kg lên 26.000-27.000 đồng/kg, nhưng cung không đủ cầu.
Chủ một doanh nghiệp ở Đồng Tháp cho biết có nhà máy mua cá tra giá đến 30.000 đồng/kg vì cần nguyên liệu sản xuất. Không chỉ cá nguyên liệu, cá tra giống cũng tăng từ 18.000-19.000 lên 40.000-45.000 đồng/kg (loại 30 con/kg).
Kim ngạch xuất khẩu cá tra 2021 đạt 1.6 tỉ USD, Vasep đặt kế hoạch xuất khẩu 1.9-2 tỉ USD cá tra vào năm 2022.
Năm 2021, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên người dân và doanh nghiệp thu hẹp vùng nuôi, thả giống ít. Vì vậy, khi dịch bệnh được kiểm soát, cá tra nguyên liệu đang thiếu để các doanh nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu khiến giá cá tra và nguyên liệu tăng giá mạnh liên tục.

• ‘Sốt giá’ đất nền liệu có xảy ra trong năm 2022
Báo cáo thị trường mới đây của Bộ Xây dựng cho thấy, tính đến cuối năm 2021, giá bất động sản ở nhiều loại hình đều tăng so với thời điểm cuối năm 2020. Đáng chú ý, giá đất nền tăng 20-30%. Trong đó, giá giao dịch bình quân nhà ở riêng lẻ, đất nền tại một số địa phương trong quý IV/2021 tiếp tục tăng so với quý trước.
Cũng theo Bộ Xây dựng, tại thời điểm cuối quý I đầu quý II/2021 đã xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến, thậm chí “sốt giá” đất nền tại một số địa điểm ở một số địa phương vùng ven Thủ đô Hà Nội như Quốc Oai (tăng 20%), Ba Vì (45%), một số điểm thuộc các tỉnh Hòa Bình (tăng 46%), Bắc Ninh (tăng 20%), Hưng Yên (tăng 26%).
Ngoài ra, có nhiều nơi như: Thanh Hóa, TP Thủ Đức, huyện Cần Giờ của TPHCM; TP Biên Hòa, các huyện Nhơn Trạch và Long Thành của tỉnh Đồng Nai… cũng ghi nhận hiện tượng giá đất nền tăng rất nhanh trong thời gian ngắn.
Hiện nay, thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc đất nền ở các tỉnh đang được đẩy mạnh quy hoạch phát triển sẽ tiếp tục nhận được nhiều quan tâm của nhà đầu tư trong năm 2022, nhưng rất khó xuất hiện tình trạng “sốt đất”. Nhà đầu tư trải qua nhiều cơn sốt đất đã có nhận thức tốt hơn về những rủi ro khi lướt sóng thất bại. Nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư dài hạn đất nền còn nhiều dư địa tăng trưởng, hạn chế lướt sóng theo cơn sốt đất.

• Đầu tư trái phiếu cùng dự án điện gió lớn nhất Đông Nam Á
Trend năng lượng sạch trên quy mô toàn thế giới. Việt Nam định hướng điện gió, mặt trời chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn phát điện đến năm 2045 (42%) 2020 (23%).
Trung Nam là nhà phát triển hàng đầu về năng lượng tái tạo Việt Nam, tài sản 2.3 tỷ USD, tương đương GDP của tỉnh Nam Định. Là một trong số ít nhà đầu tư có thể tự thi công hạ tầng và nhà máy điện. Có lợi thế về đàm phán với nhà cung cấp thiết bị điện.
Nhằm tăng quy mô vốn hoạt động của Công ty và huy động vốn cho dự án năng lượng tái tạo đầy tiềm năng nhà máy điện gió Ea Nam, Trung Nam Group đã phát hành các mã trái phiếu với các kỳ hạn 1 năm, 7 năm, 9 năm phù hợp với nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư.
Tài sản đảm bảo có giá trị lớn, hơn 130% giá trị phát hành là dự án điện gió lớn nhất ĐNá đã hoàn thiện pháp lý ký hợp đồng mua bán điện. Khi tham gia nhà đầu tư sẽ nhận được lợi suất đầu tư lên đến 9.3 – 9.7%/năm, cao hơn so với lãi suất tiết kiệm. Vốn đầu tư tối thiểu 100 triệu đồng

5. Câu chuyện đầu tư

• Charlie Munger
Charlie Munger sinh năm 1924: là Phó Chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway. Khối tài sản trị giá khoảng 1,2 tỷ USD. Và bạn có biết 40 năm trở lại đây, tất cả những thương vụ đầu tư thành công đều có bóng dáng của Charlie.
Cuộc đời sóng gió:
Năm 29 tuổi, ly dị vợ sau 6 năm chung sống. Phải nuôi 3 đứa con và vợ lấy gần như hết mọi tài sản. Năm 30 tuổi, đứa con Teddy bị bệnh ung thư bạch cầu và qua đời 1 năm sau đó. Năm 32 tuổi: cưới vợ (đã có 2 con), sau này tổng cộng ông có 8 người con. Năm 50 tuổi: bị đục thủy tinh thể, và Ông là người nằm trong nhóm 2% phẫu thuật bị thất bại.
Xây dựng sự nghiệp: Năm 38 tuổi: Munger thành lập công ty luật. Nhưng rất nhanh chóng nhận ra không giàu được. Khát khao mãnh liệt: độc lập tài chính. 1 giờ học tập: tự trau dồi kiến thức đầu tư sau ngày làm việc. Giai đoạn 1962-1975, hiệu suất quỹ Munger là 20%/năm so với 5% của S&P 500. Và năm 1976 (52 tuổi): sáp nhập với Berkshire Hathaway.
Câu nói nổi tiếng
– Sự thận trọng: “Nếu bạn nghĩ IQ của mình là 160 nhưng thực chất chỉ là 150 thì đó là một thảm họa. Sẽ tốt hơn nếu IQ của bạn là 130 nhưng bạn lại nghĩ rằng nó là 120.”
– Về học tập: “Thế giới thì không ngừng đổi thay còn những đối thủ cạnh tranh thì không ngừng trau dồi kiến thức. Vì vậy bạn phải luôn luôn học hỏi. Khi đi ngủ, bạn phải trở nên thông thái hơn so với khi thức dậy.”
– Chọn công việc: “Nếu Warren Buffett đi học múa ballet, có lẽ sẽ chẳng ai biết đến tên tuổi của ông như ngày nay. Hãy làm việc mà bạn yêu thích và có đam mê, bạn sẽ làm tốt hơn rất nhiều.”
– Về đòn bẩy: “Buffett – học trò xuất sắc nhất trong 30 năm giảng dạy của Graham – lại trở nên vượt trội và có thành tích nổi bật hơn cả thầy của mình. Nhờ đứng trên vai Graham, Buffett đã nhìn xa hơn và làm tốt hơn.”

———–

Cập nhật Bản tin nhận định thị trường DCALL vào 8hh00 sáng hàng ngày trên các kênh: Website VNDIRECT và Soundcloud https://soundcloud.com/vndirect-dcall

Tham khảo thêm Youtube VNDIRECT | DINSIGHTS để cập nhật thông tin qua góc nhìn chuyên gia về các vấn đề tâm điểm trên thị trường tài chính chứng khoán, theo dõi phân tích và nhận định cổ phiếu hàng tuần: https://www.youtube.com/c/vndirectdinsightsbantronchuyengia

———–

  • DGO Con đường Tích sản Tài chính và An tâm Đầu tư. Tham khảo thêm tại: dgo.vndirect.com.vn
  • Tư vấn đầu tư hàng tuần: 9h30/14h30 – Thứ 3, Thứ 4 và Thứ 5. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5Ch0 
  • Khóa học DGO và Tháp tài sản: sáng Thứ 7 hàng tuần. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5pL0 

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest