Podcast ngày 20.07.2020 – Nhiều tỷ phú bắt đầu rút tiền khỏi chứng khoán

Mục lục

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay: Nhiều tỷ phú bắt đầu rút tiền khỏi chứng khoán

1. Vĩ mô quốc tế và các quan điểm đáng chú ý

Kinh tế Trung Quốc quý II khôi phục nhanh nhưng triển vọng ảm đảm

Chương trình Nghiên cứu Chiến lược Mekong – Trung Quốc (MCSS) vừa công bố báo cáo về tình hình kinh tế vĩ mô Trung Quốc quý II/2020. Báo cáo cho biết trong quý II, GDP Trung Quốc ghi nhận mức tăng 3,2%.

Tuy nhiên, tính chung nửa đầu năm, tăng trưởng của Trung Quốc vẫn giảm 1,6%.

“Kinh tế Trung Quốc đang có sự khôi phục nhanh. Tuy nhiên, các vấn đề như: căng thẳng với Mỹ và châu Âu, thiên tai và đại dịch vẫn đe dọa sự phục hổi ổn định của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

“Nếu quan hệ với Mỹ tiếp tục xấu đi và chủ nghĩa bảo hộ tiếp tục phát triển mạnh sau đại dịch Covid-19 thì rủi ro lớn nhất với kinh tế Trung Quốc chính là tình trạng dư thừa sản lượng, khả năng quay trở lại của nợ xấu và làn sóng phá sản của các doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu cũng như các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ”, MCSS đánh giá.

G20 đàm phán về phục hồi kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng Covid-19

Bộ trưởng tài chính Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) ngày 18/7 có cuộc họp trực tuyến nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế toàn cầu do sau đại dịch Covid-19 và giảm nợ cho các nước nghèo đang gặp khủng hoảng.

Quỹ tiện tề quốc tế (IMF) kêu gọi đoàn kết để giúp đỡ các nền kinh tế nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất. Theo IMF khoản tiền 11.000 tỷ USD được cung cấp bởi các quốc gia G20 đã giúp ngăn chặn hậu quả tồi tệ do đại dịch gây ra nhưng quỹ rủi ro này phải được duy trì khi cần.

Căng thẳng Mỹ Trung có thể khuếch đại lên mức nguy hiểm

Ray Dalio, nhà đầu tư tỷ phú và cũng là nhà sáng lập công ty quản lý đầu tư Bridgewater Associates cho biết, căng thẳng kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc có thể khuếch đại thành xung đột vũ trang, tương đồng như những năm trước Thế chiến I và Thế chiến II..

“So sánh giữa những năm 1930 dẫn đến Thế chiến II và ngày nay, đặc biệt là liên quan đến các biện pháp trừng phạt kinh tế, sẽ đặc biệt thú vị và hữu ích trong việc xem xét những gì có thể xảy ra ở phía trước”, ông nói thêm.

2. Vĩ mô trong nước

Việt Nam có thể được coi là nơi trú ẩn trước cuộc chiến công nghệ và thương mại Trung-Mỹ, an toàn trước đại dịch toàn cầu

The Economist đánh giá: Việt Nam đã nhanh chóng ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Nền kinh tế đã bị ảnh hưởng, nhưng đang bật trở lại mạnh hơn hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đây là một trong số ít các quốc gia có khả năng tăng trưởng dương trong năm nay.

Việt Nam vốn là một điểm đến ưa thích cho đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, đặc biệt là trong ngành dệt may. Gần đây, Việt Nam cũng đã trở thành một liên kết chính trong chuỗi cung ứng công nghệ.

Việt Nam không chỉ là con cưng của các công ty đa quốc gia, mà còn được yêu thích bởi các nhà đầu tư tại thị trường cận biên. Việt Nam từng hưởng lợi lớn từ sự tăng trưởng của thương mại thế giới trong những thập kỷ gần đây, giờ đây tiếp tục hưởng lợi từ sự sụp đổ của toàn cầu hóa.

Việt Nam đã tiếp tục mở cửa cho thương mại. Họ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007 kể từ đó đã ký thỏa thuận với Nhật Bản và Hàn Quốc, hai trong số các nhà đầu tư lớn hơn tại Việt Nam. Tháng trước nó đã phê chuẩn EVFTA. Và FDI tiếp tục phát tăng.

Có một điều thú vị: Chiến lược kinh tế của Việt Nam hiện tại khá giống với những gì Trung Quốc đã từng làm: rất nhiều FDI; xuất khẩu kéo tăng trưởng; thâm nhập sâu vào các chuỗi giá trị từ dệt may đến công nghệ. Việt Nam có những điểm hấp dẫn như: nền kinh tế phát triển nhanh, đô thị hóa nhanh, cải thiện cơ sở hạ tầng tốt và tầng lớp trung lưu đang mở rộng.

3. Chứng khoán và các kênh đầu tư

Nhiều tỷ phú bắt đầu rút tiền khỏi chứng khoán

UBS, ngân hàng tư nhân lớn nhất trên thế giới, hay còn gọi là “ngân hàng của những tỷ phú” cho biết, trong thời kỳ thị trường chứng khoán sụt giảm, một số khách hàng giàu nhất của ngân hàng đã vay vốn để đầu tư hàng tỷ USD vào thị trường chứng khoán.

Sau khi kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ từ đầu tư chứng khoán, các khách hàng giàu có này đang tìm kiếm kênh đầu tư khác như tài sản cá nhân hơn và ít thanh khoản hơn như bất động sản nhà ở, quỹ đầu tư vốn tư nhân.

UBS cho biết, xu hướng này hầu như đã được nhìn thấy ở châu Á và ông dự đoán nó sẽ tăng tốc trong giai đoạn cuối năm 2020 và những tháng đầu năm 2021. Do đó, ông dự đoán thị trường chứng khoán sẽ giảm trong suốt phần còn lại của năm nay.

Chuyên gia cảnh báo rủi ro đối với người mua trái phiếu

Giáo sư Đại học New York, Giám đốc Nghiên cứu thị trường tín dụng và nợ tại NYU Salomon Center, đồng thời là người đã phát triển ra một trong những công thức nổi tiếng nhất để dự đoán sự mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp, Edward Altman đã có một cảnh báo cho các nhà đầu tư rằng: Làn sóng phá sản chỉ vừa mới bắt đầu.

Các công ty trên toàn cầu đã phát hành thành công 2.100 tỷ USD trái phiếu trong năm nay, trong đó gần một nửa là từ các công ty của Mỹ, theo dữ liệu của Bloomberg.

“Có một sự tích lũy lớn về nợ doanh nghiệp vào cuối năm 2019 và tôi nghĩ rằng thị trường sẽ tiến hành tháo gỡ đòn bẩy tài chính, hay nói cách khác là giảm nợ”,GS. Edward Altman nhận định.

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest