Podcast ngày 13.05.2022 – FPT sẽ chốt quyền chia tỷ lệ cổ tức 20% trong tháng 6

Mục lục

1. Thông tin vĩ mô

  • Lạm phát Mỹ tăng cao hơn dự báo, tiệm cận ngưỡng 40 năm

–  Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 8,3% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn dự báo 8,1% của giới chuyên gia và tiệm cận ngưỡng cao nhất 40 năm. 

–  Fed đã hai lần tăng lãi suất trong năm nay nhằm kiểm soát lạm phá và tiếp tục tăng để đưa mức lạm phát giảm xuống thấp hơn ngưỡng mục tiêu 2%. So với tháng 3, lạm phát toàn phần tăng 0,2%, trong khi lạm phát cơ bản tăng 0,6%. Cả hai chỉ số này đều tăng cao hơn so với dự báo trước đó. Lạm phát vẫn tăng cao dù giá năng lượng đã giảm 2,7% trong tháng qua. Giá xăng giảm 6,1%. Chỉ số thực phẩm của Cục thống kê lao động tăng 0,9% trong tháng. Trong 12 tháng gần nhất, giá năng lượng vẫn tăng tới 30,3%, giá thực phẩm tăng 9,4%. Giá nhà tăng cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Chỉ số giá nhà, có tác động lớn tới công thức đo lường CPI, tăng 0,5%. Trong một năm qua, chỉ số này tăng 5,1%, nhanh nhất từ tháng 3/1991.

– Hợp đồng tương lai thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trước báo cáo lạm phát tháng 4. Lợi suất trái phiếu tăng, lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tiệm cận ngưỡng 3,03%. tăng và lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm thì tiệm cận ngưỡng 3,03%. 

– Mức báo động của lạm phát càng ngày càng nghiêm trọng, đòi hỏi cục dự trữ Liên bang Mỹ cần phải làm nhiều hơn nữa để Mỹ không rơi vào đà suy thoái.

2. Thông tin vĩ mô Việt Nam

  • Gián đoạn chuỗi cung ứng do phong tỏa ở Trung Quốc sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam

– Trong báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (Wolrd Bank) cho biết, sau khi đạt đỉnh vào tháng 3, số ca nhiễm COVID-19 mới được công bố giảm mạnh trong tháng 4. Xu hướng di chuyển và hoạt động kinh tế tiếp tục phục hồi với chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng lần lượt 9,4% và 12,1% (so cùng kỳ năm trước), tương đương tốc độ trước đại dịch..

– Trong khi xuất khẩu tăng trưởng nhanh hơn với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng tốc từ 17% trong tháng 3 lên 25,2% trong tháng 4 (so cùng kỳ năm trước), thì tăng trưởng nhập khẩu lại đi ngang, nhích nhẹ từ 14,6% lên 16,5% (so cùng kỳ năm trước). Điều này phản ánh sự gián đoạn chuỗi cung ứng do tác động của chính sách Zero COVID ở Trung Quốc.

– Tăng trưởng nhập khẩu từ Trung Quốc giảm từ 19,4% trong tháng 2 (so cùng kỳ năm trước), xuống còn 2,6% trong tháng 3 và 11,5% trong tháng 4.

– Kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị từ Trung Quốc, chiếm hơn một phần năm tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này và khoảng một nửa tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị của Việt Nam từ thế giới (bị ảnh hưởng nặng nhất), giảm 15,2% trong tháng 3 (so cùng kỳ năm trước) và 6,4% trong tháng 4 (so cùng kỳ năm trước), hai tháng giảm đầu tiên kể từ tháng 6/2020.

– Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu vải các loại và một nhóm mặt hàng quan trọng khác, cũng giảm từ 28,1% trong tháng 3 xuống còn 3% trong tháng 4 (so cùng kỳ năm trước).

– Do xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu và linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc nên gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam trong những tháng tới. Đa dạng hóa đối tác thương mại sẽ là một cân nhắc chiến lược an toàn để giảm nhẹ rủi ro và đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu được duy trì.

  • GDP sẽ vượt mốc 23,5 tỷ USD nếu áp dụng kịch bản phát triển bền vững các ngành kinh tế biển

– Ngày 12/5/2022, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chương trình phát triển Liên hợp quốc đã công bố Báo cáo “Kinh tế biển xanh– Hướng đến kịch bản phát triển bền vững kinh tế biển”. Trong đó kịch bản xanh lam gồm sáu lĩnh vực kinh tế biển chủ chốt của Việt Nam gồm: ngư nghiệp, năng lượng tái tạo, dầu khí, du lịch, giao thông vận tải, môi trường và hệ sinh thái được đánh giá là tối ưu nhất.

– Nếu được áp dụng, GDP của kịch bản xanh lam sẽ hơn kịch bản cơ sở lần lượt là 296 ngàn tỷ đồng (12,9 tỷ USD) vào năm 2025 và 538 ngàn tỷ đồng (23,5 tỷ USD) vào năm 2030.

– Với kịch bản phát triển bền vững, GNI trên đầu người vượt hơn kịch bản cơ sở. Đến năm 2025, GNI bình quân đầu người khi áp dụng kịch bản xanh là 230 triệu đồng (kịch bản cơ sở là 147 triệu đồng)… Con số này vào năm 2030 sẽ là 290 triệu đồng (thay vì 163 triệu đồng).

– Kinh tế biển xanh đang là xu hướng phát triển của thế giới, đặc biệt là các quốc gia có biển. Ở Việt Nam, kinh tế biển dự kiến sẽ đóng góp tới 10% GDP vào năm 2030. Nên việc coi trọng và phát triển đầu tư bền vững vào ngành này là một trong những nước cờ ưu tiên hàng đầu khi Việt Nam có điều tiện tự nhiên về biển rất thuận lợi.

3. Doanh nghiệp niêm yết

  • Viettel Construction báo lãi tăng 25% 4 tháng đầu năm,
  • Tổng CTCP Công trình Viettel, mã chứng khoán CTR công bố kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm 2022. Luỹ kế đến hết tháng 4, Viettel Construction đạt doanh thu 2.717,3 tỷ đồng, tăng trưởng 16%, hoàn thành 32% kế hoạch năm 2022. Lợi nhuận trước thuế đạt 152,4 tỷ đồng, tăng 25%, đạt 29,5% kế hoạch năm 2022.
  • Về cơ cấu doanh thu, mảng vận hành kỹ thuật vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 60%, tăng 3,3% so với năm 2021. Duy chỉ có mảng kinh doanh giải pháp tích hợp là giảm mạnh tới 56,6% xuống còn chiếm 10% tỷ trọng doanh.
  • CTR cũng báo cáo đã hoàn thành 364/2.500 trạm viễn thông (BTS), đạt 14,6% kế hoạch năm 2022, tổng sở hữu 2.785 trạm BTS. Một số thành quả lớn khác như: Ký kết hợp đồng xây dựng dự án Golden Hill City, hoàn thành lắp Camera AI cho Công ty M1 và M3 của Tập đoàn Viettel,…
  • Nhờ hệ sinh thái của Viettel, CTR sẽ cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng, tiện ích hơn cho người danna hơn bao gồm: xây dựng, M&E, thiết bị smarthome, sửa chữa và bảo trì thiết bị điện, dịch vụ internet và dịch vụ phủ sóng tòa nhà – DAS.
  • FPT sẽ chốt quyền chia tỷ lệ cổ tức 20% trong tháng 6
  • Tại HĐQT, FPT triển khai chia cổ tức tiền mặt còn lại 2021 tỷ lệ 10%, mỗi cổ phiếu được nhận 1.000 đồng tương đương tổng chi 914 tỷ đồng.
  • Cùng với đó, FPT dự kiến phát hành 182,8 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 20% trả cổ tức. Vốn điều lệ tăng từ 9.142 tỷ đồng lên 10.970 tỷ đồng, dự kiến chốt danh sách cổ đông trong tháng 6 và trả cổ tức tiền mặt trong tháng 7.
  • Năm nay, tập đoàn FPT đề ra mục tiêu doanh thu tăng trưởng 19% đạt 42,420 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 20,2% đạt 7.618 tỷ đồng. Nếu đạt được, đây sẽ là năm thứ 5 liên tiếp tăng trưởng cả doanh thu lẫn lợi nhuận. Chính sách cổ tức cho năm nay là 20% tiền mặt.
  • Riêng quý đầu năm, công ty đạt 9.730 tỷ đồng doanh thu, tăng 28%; lãi sau thuế 1.539 tỷ đồng, tăng 34% với doanh thu chủ yếu đến từ mảng công nghệ chủ lực.
  • Với chiến lược mở rộng và phát triển sang mảng dược phẩm từ chuỗi nhà thuốc Long châu và các dự án lớn ở nước ngoài thì FPT vẫn được kỳ vọng với nhiều tiềm năng tăng trưởng tốt trong giai đoạn tới.

4. NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 

– Phiên giao dịch 12/05/2022, VNINDEX đã có 1 cú rơi mạnh gần 63 điểm về mốc 1.238,84 điểm (-4,82%) khi áp lực bán từ phiên chiều gia tăng mạnh. Sàn HOSE ghi nhận 424 mã giảm / 39 mã tăng, lượng mã giảm chiếm gần 87% số mã trên sàn HOSE. Số mã giảm sàn đạt tới con số 163 mã, tuy thanh khoản có cải thiện hơn phiên giao dịch trước đó nhưng cũng chỉ đạt ở mức 15.775.875 tỷ đồng.

– VN30 cũng có mức giảm mạnh lên đến hơn 70 điểm (-5,19%), có 29 mã giảm điểm, trong đó có 11 mã giảm kịch sàn.

– Đóng góp vào áp lực giảm điểm mạnh của VNINDEX là các cổ phiếu trụ của VN30, trong đó giảm mạnh nhất là VCB (-3,604 điểm), BID (-3,21 điểm) và MSN (-2,805 điểm). Chiều tăng ngược lại chỉ có duy nhất SAB tăng 0,228 điểm, các mã còn lại mức tăng không đáng kể.

– Tất cả các nhóm ngành hôm nay đều có mức giảm tương đối mạnh, 8/10 nhóm ngành có mức giảm từ 4% đến gần 7%. Trong đó mức giảm mạnh nhất trên 6% có Công nghệ thông tin và Năng lượng. Chỉ có Bất động sản và Chăm sóc sức khỏe ghi nhận mức giảm lần lượt là 3,54% và 2,97%. Các nhóm ngành có giá trị giao dịch lớn nhất có thể kể đến Tài chính (3.672,24 tỷ đồng), Công nghiệp (2.701,67 tỷ đồng), Bất động sản (1.952,32 tỷ đồng) và Tiêu dùng thiết yếu (1.391,82 tỷ đồng).

– Khối ngoại trong phiên giao dịch ngày hôm nay tiếp tục là phiên bán ròng với giá trị 97,94 tỷ đồng. Lực bán chủ yếu đến từ các mã HPG (-35,59 tỷ đồng), VIC (-22,94 tỷ đồng) và VCB (-19,4 tỷ đồng). Chiều mua ngược lại có các mã STB (49,66 tỷ đồng), DGC (43,93 tỷ đồng) và VNM (33,95 tỷ đồng).

– Phiên giao dịch ngày hôm nay được coi là phiên trả điểm cho phiên tăng ngày 10/5/2022, áp lực bán mạnh khiến nhiều nhà đầu tư vội vã thoát hàng trước đà giảm trên 60 điểm của thị trường. Trong ngắn hạn, nhà đầu tư hạn chế giải ngân vào giai đoạn thị trường đang biến động mạnh, ưu tiên hạ tỷ trọng cổ phiếu của tài khoản về ngưỡng an toàn và tiếp tục theo dõi diễn biến của thị trường nếu bị giảm về mốc hỗ trợ quan trọng 1.200 điểm.

———–

Cập nhật Bản tin nhận định thị trường DCALL vào 8hh00 sáng hàng ngày trên các kênh: Website VNDIRECT và Soundcloud https://soundcloud.com/vndirect-dcall

Tham khảo thêm Youtube VNDIRECT | DINSIGHTS để cập nhật thông tin qua góc nhìn chuyên gia về các vấn đề tâm điểm trên thị trường tài chính chứng khoán, theo dõi phân tích và nhận định cổ phiếu hàng tuần: https://www.youtube.com/c/vndirectdinsightsbantronchuyengia

———–

  • DGO Con đường Tích sản Tài chính và An tâm Đầu tư. Tham khảo thêm tại: dgo.vndirect.com.vn
  • Tư vấn đầu tư hàng tuần: 9h30/14h30 – Thứ 3, Thứ 4 và Thứ 5. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5Ch0 
  • Khóa học DGO và Tháp tài sản: sáng Thứ 7 hàng tuần. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5pL0 

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest