Podcast ngày 12.08.2020 – Còn dư địa tài khóa giúp nền kinh tế chống chọi được những cú sốc như đại dịch Covid-19

Mục lục

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay: Còn dư địa tài khóa giúp nền kinh tế chống chọi được những cú sốc như đại dịch Covid-19

1. Vĩ mô quốc tế

Kinh tế Singapore quý II suy giảm 42,9% so với quý trước đó, đồng nghĩa quốc gia Đông Nam Á này rơi vào khủng hoảng kỹ thuật

Phần lớn hoạt động kinh tế Singapore bị ngưng trệ từ đầu tháng 4 khi nước này bước vào giai đoạn đóng cửa một phần để ngăn Covid-19 lây lan. Lĩnh vực bán lẻ, du lịch và xây dựng lao dốc trong khi xuất khẩu cũng suy giảm vì lực cầu từ bên ngoài yếu. Các biện pháp hạn chế dần nới lỏng từ đầu tháng 6 và chính phủ Singapore đã triển khai các biện pháp kích thích tương đương hơn 19% GDP nhưng triển vọng phục hồi vẫn bấp bênh.

Gói cứu trợ mới cho kinh tế Mỹ có thể được đưa ra trong tuần này

Bộ trường Tài chính Mỹ, ông Steven Mnuchin cho biết Nhà trắng và Quốc hội có thể đạt được thỏa thuận về việc cứu trợ kinh tế hơn nữa để hỗ trợ nền kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra, sớm nhất là trong tuần này.

2. Vĩ mô trong nước

Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công tăng đáng kể trong tháng 7 có một phần nguyên nhân nhờ vào sự thúc giục mạnh mẽ từ Chính phủ

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 7 vừa qua ước tính đạt 45.700 tỉ đồng, tăng 51,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn trung ương quản lý giải ngân đạt 8.300 tỉ đồng, tăng 101,8%; vốn địa phương quản lý 37.400 tỉ đồng, tăng 43,9%.

Lũy kế 7 tháng năm 2020, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 203.000 tỉ đồng, bằng 42,7% kế hoạch năm và tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước. “Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 7 và 7 tháng đầu năm đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020” – Tổng cục Thống kê nhận xét.

Cục Thống kê TP HCM đánh giá nguyên nhân do sự chỉ đạo quyết liệt của TP và trung ương trong giải ngân vốn đầu tư công – vốn được đánh giá là giải pháp cấp bách và cần thiết để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của TP sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Còn dư địa tài khóa giúp nền kinh tế chống chọi được những cú sốc như đại dịch Covid-19

Ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, thời gian qua, nợ công so với GDP đã giảm mạnh từ 63,7% năm 2016 xuống khoảng 55% cuối năm 2019. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Bộ Tài chính dự kiến nợ công có thể lên khoảng 57-58% GDP vào cuối năm 2020.

“So với mức trần Quốc hội cho phép là 65% GDP thì áp lực gánh nặng nợ công rõ ràng đã giảm đi rất nhiều. Đây chính là dư địa tài khóa giúp nền kinh tế chống chọi được những cú sốc như đại dịch Covid-19 mà không gây ra bất ổn vĩ mô, tài chính – ngân sách và bền vững nợ công”, ông Võ Hữu Hiển nói.

6 tháng cuối năm ngành dệt may Việt Nam mới thật sự bước vào giai đoạn khó khăn

Giới chuyên gia nhận định, 6 tháng cuối năm 2020 các doanh nghiệp ngành dệt may mới thực sự bước vào giai đoạn khó khăn khi các mặt hàng truyền thống, thế mạnh của nhiều doanh nghiệp may như veston, sơ mi cao cấp gần như chưa có đơn hàng cho 2 quý cuối năm do tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn tiếp tục tăng mạnh. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang phải đối diện với làn sóng thứ hai của dịch COVID-19 vừa mới quay trở lại hồi cuối tháng 7 và đang có diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương.

Do vậy, các chuyên gia dự báo xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2020 tiếp tục giảm khoảng từ 14-18% so với cùng kỳ, khiến tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 vào khoảng 32,75 tỷ USD, giảm khoảng 16% so với 2019.

3. Các kênh đầu tư

Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc toàn quốc Khối Kinh doanh Tiền tệ và Thị trường vốn của HSBC Việt Nam đã chia sẻ về thị trường trái phiếu

“Giá trị của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tăng mạnh, chiếm từ 9,01% tổng GDP của cả nước vào năm 2018 lên 11,3% vào năm 2019, khiến Việt Nam trở thành thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển nhanh nhất ở khu vực Đông Á. Ngoài ra, các đơn vị phát hành trong nước đang ngày càng gia tăng nhận thức về các loại hình đa dạng hóa nguồn vốn của mình”.

Quy mô tín dụng của Việt Nam đến cuối năm 2019 đã đạt 8,2 triệu tỷ đồng, tương đương với 138,4% GDP của cả nước trong khi trái phiếu doanh nghiệp được lưu hành chỉ đạt mức 11,3% tổng GDP.

Giá trị vốn hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam nhỏ hơn nhiều so với các thị trường khác trong khu vực với mức trung bình khoảng 20-50% GDP như Hàn Quốc và Singapore. Hơn nữa, số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu đã tăng lên nhưng chủ yếu chỉ từ các công ty bất động sản và ngân hàng thương mại.

Dòng tiền Thái Lan rút mạnh khỏi VFMVN30 ETF trong 7 tháng đầu năm

Sau giai đoạn hút vốn mạnh mẽ từ năm 2017 đến 2019, dòng vốn đang có dấu hiệu rút ra khỏi VFMVN30 ETF. Từ đầu năm tới nay, quỹ VFMVN30 ETF đã bị rút ròng 58,3 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 668 tỷ đồng (28,8 triệu USD).

Số liệu từ Bualuang Securities (Thái Lan) cho biết, số lượng chứng chỉ lưu ký (DR) VFMVN30 ETF niêm yết trên Sở GDCK Thái Lan (SET) vào cuối tháng 7 chỉ còn 40,3 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 681,6 triệu Bath (khoảng 507 tỷ đồng), giảm gần một nửa so với đầu năm.

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest