Podcast ngày 09.11.2020 – Đầu tư phương Tây vào Việt Nam chỉ bẳng 1/3 vốn của Trung Quốc

Mục lục

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay ngày 09/11/2020

1. Vĩ mô quốc tế

Indonesia lần đầu rơi vào suy thoái trong 2 thập kỷ

Theo dữ liệu chính thức được công bố ngày 5/11, GDP quý 3 của Indonesia giảm 3,49% so với cùng kỳ năm trước, tiếp nối mức giảm 5,32% trong quý trước do ảnh huởng của đại dịch Covid-19, Nikkei Asia đưa tin.

Đây là lần đầu tiên nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á rơi vào suy thoái kể từ khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990 - thời điểm Indonesia ghi nhận 5 quý tăng trưởng âm liên tiếp, theo dữ liệu Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

GDP quý 3 của Indonesia giảm sâu hơn so với dự báo -3% của nhóm 23 nhà kinh tế trong khảo sát của Reuters. Tiêu dùng hộ gia đình – chiếm hơn một nửa GDP của nước này – sụt giảm 4,04% trong quý 3, sau khi giảm tới 5,52% vào quý trước.

So với quý trước, GDP của Indonesia tăng 5,05% khi các hoạt động kinh tế dần sôi động trở lại. Các nhà kinh tế ban đầu dự báo kinh tế nước này sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn nhưng sau đó phải hạ dự báo khi chính phủ buộc phải siết chặt biện pháp hạn chế do số ca nhiễm Covid-19 tăng cao.

KIF: Kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng -1.2% trong năm 2020

Theo Viện Nghiên cứu Tài chính Hàn Quốc (KIF) tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc sẽ giảm trong năm 2020 do tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đều bị đình trệ bởi cú sốc từ đại dịch COVID-19 song sẽ hồi phục tương đối vào năm 2021.

Báo cáo “Xu hướng tài chính 2020 và triển vọng 2021” của Viện Nghiên cứu Tài chính Hàn Quốc (KIF) trong đó đưa ra dự báo rằng nền kinh tế Xứ sở Kim chi sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng -1,2% trong năm 2020 song sẽ bứt phá lên mức 2,9% trong năm 2021.

Với giả định nền kinh tế Xứ sở Kim chi bắt đầu hồi phục ngay từ nửa đầu năm 2021, sau khi vắcxin ngừa COVID-19 được phê duyệt, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong cả năm 2021 có thể đạt tới 3,5%.

Cụ thể, tiêu dùng tư nhân được dự báo tăng trưởng -4,5% trong năm 2020 và 2,7% trong năm 2021. Đầu tư thiết bị tăng 6,1% trong năm nay và 4% trong năm sau, đầu tư xây dựng tăng -1% trong năm nay và 1,3% trong năm sau, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng -3,9% năm nay và 5,8% năm sau, tổng kim ngạch nhập khẩu là -4,4% năm nay và 4,1% năm sau. Lĩnh vực tiêu dùng tư nhân cũng dần hồi phục do các chủ thể kinh tế bắt đầu thích ứng với tình hình dịch COVID-19, thận trọng nối lại các hoạt động kinh tế. Thêm vào đó là ảnh hưởng tích cực từ các chính sách của chính phủ.

Bên cạnh đó, lao động có việc làm sẽ giảm 180.000 người trong năm 2020 và tăng 120.000 người trong năm 2021. Tỷ lệ thất nghiệp của năm 2020 được dự báo là 4,2% song sẽ giảm còn 3,9% vào năm 2021.

Ant Group huỷ IPO, các ngân hàng mất gần 400 triệu USD

Theo South China Morning Post, hàng loạt đại gia ngân hàng tham gia bảo lãnh cho đợt IPO của Ant Group ở Hong Kong, bao gồm Citigroup, JPMorgan Chase, Morgan Stanley và CICC. Theo cáo bạch IPO của Ant Group, các ngân hàng được chia 1% hoa hồng bảo lãnh phát hành.

Startup tài chính của Jack Ma dự kiến huy động gần 40 tỷ USD trong đợt IPO kỷ lục tại Hong Kong và Thượng Hải. Do đó, nếu IPO diễn ra suôn sẻ, các ngân hàng sẽ nhận 396,7 triệu USD tiền phí.

Tuy nhiên, đợt IPO của Ant Group đã bị hủy. Theo báo chí Hong Kong, Ant Group có thể sẽ phải chờ nhiều tháng nữa để phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu. Trong những ngày qua, Ant Group đang trả lại 167,7 tỷ USD tiền đặt cọc của 1,55 triệu nhà đầu tư ở Hong Kong và 2.800 tỷ USD tiền đặt cọc của 3,5 triệu nhà đầu tư tại Thượng Hải. Ant Group cam kết trả lại hết số tiền khổng lồ này vào ngày 9/11.

kinh doanh quần áo và đồ gia dụng giảm 40,8% do ảnh hưởng bởi các lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 từ mùa Xuân.

2. Vĩ mô Việt Nam

Đầu tư phương Tây vào Việt Nam chỉ bẳng 1/3 vốn của Trung Quốc

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nước phương Tây đứng đầu là Đức, Pháp, Anh, Hà Lan… vào Việt Nam chỉ bằng chưa đầy 1/3 vốn của Trung Quốc và vùng lãnh thổ của nước này ở Việt Nam.

Cụ thể, tổng lượng vốn của bốn nước châu Âu lớn kể trên đầu tư vào Việt Nam đến tháng 9/2020 đạt hơn 19,6 tỷ USD, trong khi đó vốn của Trung Quốc đại lục, đặc khu Hồng Kông, vùng lãnh thổ Đài Loan vào Việt Nam đã đạt trên 79 tỷ USD.

Vốn của châu Âu hiện nhiều nhất là Hà Lan với hơn 10,3 tỷ USD, Anh và Pháp lần lượt là 3,6 tỷ USD, còn Đức chỉ vỏn vẹn 2,1 tỷ USD. Suất đầu tư bình quân/dự án của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cũng khá thấp, Pháp chỉ gần 6 triệu USD/dự án, Đức là hơn 2,1 triệu USD, Anh là 8,9 triệu USD, cao nhất là Hà Lan với 28 triệu USD/dự án. Một điểm chung là dù vốn nhỏ, nhưng các nhà đầu tư châu Âu thường vào Việt Nam bằng đầu tư vốn trực tiếp, hoặc đầu tư mới, rất ít đổ vào các hình thức đầu tư gián tiếp qua mua cổ phần, cổ phiếu doanh nghiệp.

Tính đến tháng 9/2020, các nhà đầu tư Trung Quốc đổ số vốn lớn 21,3 tỷ USD vào Việt Nam, cho 3.000 dự án, trong khi đó, các nhà đầu tư của đặc khu Hồng Kông là hơn 24,8 tỷ USD cho 1.900 dự án, các nhà đầu tư Đài Loan là hơn 33,2 tỷ USD, cho hơn 2,700 dự án khác nhau.

Sự gia tăng đầu tư của Trung Quốc ở Việt Nam chủ yếu là ở lĩnh vực góp vốn mua cổ phần, cổ phiếu của doanh nghiệp và vốn cấp mới ở quy mô nhỏ và vừa. Các lĩnh vực vốn tăng thêm khá ít, chủ yếu giữ quy mô. Đây là thực tế cần quan tâm bởi quy mô vốn nhỏ, không tăng thêm và chủ yếu đổ vào mua bán cổ phần, cổ phiếu sẽ khiến không gia tăng quy mô trong các ngành, lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam mà kéo theo đó là vấn đề sở hữu doanh nghiệp thuộc về nhà đầu tư nước ngoài.

Bloomberg: Mỹ áp thuế lốp xe Việt Nam

Trong thông báo ngày 4/11, Bộ Thương mại Mỹ cho biết sẽ áp thuế chống trợ cấp sơ bộ đối với lốp xe hơi và xe tải nhập từ Việt Nam, thuế suất dao động từ 6,23% đến 10,08%, Bloomberg đưa tin. Năm 2019, Mỹ nhập khẩu 469,6 triệu USD lốp xe từ Việt Nam.

“Quyết định sơ bộ thể hiện bước tiến quan trọng cho chương trình nghị sự thương mại ‘Nước Mỹ trên hết’”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross tuyên bố. Chính quyền Trump “sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề này để đảm bảo ngành công nghiệp Mỹ cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng”.

Bộ Thương mại Mỹ sẽ ra chỉ dẫn cho Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ thu tiền tạm ứng từ các nhà nhập khẩu lốp xe từ Việt Nam dựa trên tỷ giá sơ bộ. Bộ cũng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về mức thuế vào ngày 16/3.

Thêm một dự án PPP cao tốc Bắc – Nam phải huỷ thầu

Bộ trưởng Giao thông vận tải vừa quyết định hủy thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án Quốc lộ 45 – Nghi Sơn, đầu tư theo hình thức PPP, thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông, giai đoạn 2017-2020. Nguyên nhân là đề xuất kỹ thuật trong hồ sơ thầu không đáp ứng yêu cầu. Đây là dự án thứ 2 không tìm được nhà đầu tư. Trước đó, dự án Nghi Sơn – Diễn Châu cũng không có nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu.

Dự án có tổng chiều dài 43 km, đi qua địa phận tỉnh Thanh Hóa, có tổng vốn đầu tư 5.176 tỷ đồng, trong đó, vốn góp BOT là 3.357 tỷ đồng, vốn tham gia của nhà nước là 1.819 tỷ đồng. Dự án có thời gian hoàn vốn trong vòng 17 năm 7 tháng.Ngày 12/10, Bộ Giao thông vận tải cho biết Liên danh Licogi16 – FECON – 486 là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ dự thầu dự án Quốc lộ 45- Nghi Sơn.

Đối với 3 dự án PPP thành phần cao tốc Bắc – Nam còn lại là Diễn Châu – Bãi Vọt, Nha Trang – Cam Lâm và Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu bên mời thầu đẩy nhanh tiến độ đánh giá hồ sơ và trình phê duyệt kết quả đánh giá đề xuất kỹ thuật. Dự kiến việc lựa chọn nhà đầu tư cho 3 dự án này sẽ hoàn thành trong tháng 12 năm nay.

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest