Podcast ngày 08.07.2020 – Kinh tế càng trì trệ, Trung Quốc càng cố gắng khuấy động Biển Đông

Mục lục

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay: Kinh tế càng trì trệ, Trung Quốc càng cố gắng khuấy động Biển Đông

1. Tình hình kinh tế vĩ mô và địa chính trị quốc tế

Kinh tế càng trì trệ, Trung Quốc càng cố gắng khuyấy động Biển Đông

Ngày 6/7 nhóm tàu sân bay Nimitz và Reagan đã hội quân sau hai ngày tiến vào Biển Đông đúng vào thời điểm Trung Quốc ngang ngược tổ chức tập trận ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Việc Trung Quốc xuất hiện trên Biển Đông vốn không mới, cũng như Mỹ – bây giờ họ xem châu Á-Thái Bình Dương là một ưu tiên có tầm chiến lược trong thế kỷ XXI.

Chắc chắn một điều, Bắc Kinh sẽ tăng cường hiện diện tại vùng biển này ngày một liều lĩnh và bất chấp hơn. Đó là động thái chuyển điểm nóng trong nước ra ngoài lãnh thổ. Hay nói cách khác, Bắc Kinh sẽ cố tình che dấu bức tranh tối của nền kinh tế, các vấn nạn xã hội bằng cách tạo sóng tại Biển Đông.

Trung Quốc đang sử dụng chiêu thức “bẻ đũa từng chiếc” đối với ASEAN, và họ đã thành công, ít nhất đến thời điểm này, khi mà làn sóng phản đối Trung Quốc chỉ diễn ra yếu ớt, âm thầm, có lúc dè dặt. Cho đến khi Washington đặt chân đến.

Người Mỹ – hiện nay họ không nhìn Biển Đông như con mắt của Bắc Kinh, tuy cái đích cuối cùng vẫn hướng đến ích lợi kinh tế chiến lược. Trước sau Mỹ vẫn muốn kiềm tỏa sự trỗi dậy của Trung Quốc, mà Biển Đông chính là cửa ải cuối cùng Bắc Kinh cần chinh phạt để chiếm thế thượng phong trước Mỹ.

Lịch sử đã chứng minh một điều, cả Mỹ hay Trung Quốc, hoặc bất cứ cường quốc nào đều “không có khả năng” đem lại hòa bình hay ổn định cho bất cứ quốc gia nào khác có liên quan đến Biển Đông. Trừ phi luật pháp quốc tế, chủ quyền các nước nhỏ được tất cả các bên tôn trọng.

Cuộc khủng hoảng của ngành công nghiệp 2.000 tỷ USD

Ngành lọc dầu thế giới với doanh thu 2.000 tỷ USD mỗi năm lại đang rơi vào cuộc khủng hoảng chưa từng thấy.

“Biên lợi nhuận của ngành lọc dầu đang ở mức thực sự thảm họa”, Patrick Pouyanne, người đứng đầu tập đoàn lọc dầu hàng đầu châu Âu, Total SA, nói với giới đầu tư hồi tháng 6. Đây cũng là quan điểm chung của các lãnh đạo, thương nhân và giới phân tích.

Khi Tổng thống Donald Trump hô hào ủng hộ thỏa thuận giảm sản lượng kỷ lục giữa Arab Saudi, Nga và các thành viên khác trong liên minh OPEC+ hồi tháng 4, ông ấy có lẽ đã cứu được ngành dầu đá phiến tại Texas, Oklahoma và North Dakota. Nhưng hành động đó lại gây áp lực lên các nhà lọc dầu. Vấn đề nằm ở chỗ thứ đang giết chết các nhà máy lọc dầu lại chính là liều thuốc cứu ngành công nghiệp dầu mỏ.

Thỏa thuận giảm sản lượng mà ông Trump làm trung gian đã giúp nâng giá dầu lên cao, với giá dầu Brent tăng từ 16 USD lên 42 USD/thùng trong vài tháng. Tuy nhiên, do nhu cầu vẫn ảm đạm, giá xăng và các sản phẩm khác từ dầu vẫn chưa thể phục hồi mạnh mẽ, khiến các nhà lọc dầu chịu trận.

2. Tin vĩ mô trong nước

Thu ngân sách thấp nhất 7 năm, Bộ Tài chính đề nghị giảm chi tiêu

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng ước đạt 44,2% dự toán, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm 2019; nếu thu từ cổ phần hóa đạt tiến độ dự toán, cộng với số thuế đã gia hạn, thì đạt khoảng trên 48% dự toán.

Để giảm bớt tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ, Quốc hội yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động điều hành chi ngân sách Nhà nước chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, bố trí trong dự toán được giao để thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng;

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, 6 tháng cuối năm, ngành Tài chính đã đề ra 10 nhiệm vụ quan trọng cần tập trung thực hiện. Trong số đó, sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất – kinh doanh, tăng cường thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế.

Thủ tướng yêu cầu góp lực đẩy cho “cỗ xe tam mã” tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, cỗ máy tăng trưởng được ví như “cỗ xe tam mã” gồm đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Thủ tướng đặt vấn đề ngành tài chính đóng góp lực đẩy cỗ xe tam mã này như thế nào để kéo nền kinh tế là câu hỏi lớn của toàn ngành tài chính?

Trong bối cảnh khó khăn của tình hình thế giới và trong nước, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính cùng các cấp, các ngành phải phấn đấu cao nhất để thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm: Bảo đảm dự toán thu chi ngân sách đã đề ra; bảo đảm nguồn lực tài chính cần thiết để hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế-xã hội; bảo đảm giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối với các nền kinh tế.

Phương châm đặt ra là tài chính không bị động để nền kinh tế bị thu hẹp mà phải chủ động góp phần tạo ra chiếc bánh lớn hơn để có thêm nhiều nguồn lực hơn cho phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng-an ninh.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất cụ thể về các gói kích thích tài khóa, các giải pháp tiếp tục giãn, hoãn, miễn, giảm thuế và huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển để kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng, báo cáo cấp thẩm quyền theo quy định.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính cùng Bộ KH&ĐT rà soát, khẩn trương báo cáo Chính phủ triển khai gấp giải ngân vốn đầu tư công.

Thủ tướng gợi mở một số biện pháp xử lý vấn đề giải ngân chậm. Thứ nhất, nửa tháng họp giao ban một lần về giải ngân, thúc đẩy, kiểm điểm, nguyên nhân vì sao, biện pháp thế nào. Thứ hai, thành lập các đoàn kiểm tra của Trung ương do một số bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo. Thứ ba, kịp thời đề xuất điều chuyển vốn ngay trong tháng 8 đối với những địa phương, ngành không làm được. Thứ tư, lần này sẽ đánh giá bộ, ngành, địa phương có hoàn thành nhiệm vụ hay không dựa trên tiêu chí giải ngân vốn đầu tư công.

3. Thị trường tài sản

Giá vàng trong nước tăng ngược chiều với giá thế giới

Cùng thời điểm, giá vàng giao ngay trên thế giới giảm 0,1% xuống 1.782,9 USD/ounce, tương đương khoảng 50 triệu đồng/lượng (quy đổi theo tỷ giá hiện hành của Vietcombank). Theo đó, chênh lệch giữa giá trong nước và thế giới nới rộng ra khoảng 250.000 – 320.000 đồng.

Dự báo từ các quỹ đầu tư vàng và tổ chức đều cho biết, vàng vẫn đang trong xu hướng tăng trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

“Các chính sách nới lỏng tiền tệ của ngân hàng trung ương nhiều nước và sự không chắc chắn xung quanh làn sóng thứ hai của dịch Covid-19 đang duy trì giá vàng ở mức cao”, ông Xiao Fu, chuyên gia phân tích của Ngân hàng Quốc tế Trung Quốc cho biết.

Dữ liệu cũng chỉ ra kim loại quý vẫn đang được nhà đầu tư lớn, nhỏ mua gom để duy trì vị thế nắm giữ. Quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã tăng thêm 0,8% tổng lượng nắm giữ, lên 1.191,47 tấn vào cuối tuần qua, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest