Podcast ngày 07.10.2020 – Dầu tăng trước sự lạc quan về sức khỏe của Tổng thống Mỹ Donal Trump

Mục lục

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay ngày 07/10/2020

1. Vĩ mô thế giới

IMF hỗ trợ tài chính khẩn cấp cho 28 nước nghèo nhất thế giới

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 5/10 đã phê duyệt khoản viện trợ khẩn cấp mới cho 28 quốc gia nghèo nhất thế giới nhằm giúp những nước này giảm bớt gánh nặng nợ và ứng phó tốt hơn với tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Đây là đợt viện trợ thứ 2 của IMF cho các nước nghèo. Trước đó, tháng 4 vừa qua, IMF cũng đã có động thái tương tự đối với 25 nước.

Các khoản viện trợ có thể được giải ngân trong thời gian 2 năm đến giữa tháng 4/2022 với tổng số tiền ước tính 959 triệu USD.

Singapore đề ra chiến lược 3 mũi nhọn hồi phục kinh tế hậu COVID-19

Mũi nhọn thứ nhất là tập trung tái thiết đất nước trở thành điểm kết nối toàn cầu với châu Á về công nghệ, đổi mới và doanh nghiệp. Để thực hiện việc này, Singapore sẽ sớm công bố kế hoach kết nối lai du lịch và thương mại.

Thứ hai, Singapore sẽ tăng gấp đôi các nỗ lực để thúc đẩy tăng trưởng toàn diện. Đại dịch COVID-19 đã cho thấy sự dễ tổn thương trong thị trường lao động của Singapore, do đó cần phải hiểu rõ hơn về cấu trúc, nâng cấp kỹ năng, cải thiện việc làm tại tất cả các phân khúc trong nền kinh tế.

Thứ ba, Singapore sẽ tăng cường đầu tư để gia tăng tính bền vững và khả năng tự cường của nền kinh tế, coi đó là một lợi thế cạnh tranh nhất định. Điều này đòi hỏi Singapore sẽ phải tự sản xuất các hàng hóa thiết yếu từ nội địa, đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo.

Thị trường viêc làm Mỹ tiếp tục ảm đạm

Theo số liệu từ Bộ Lao động Mỹ, 661.000 việc làm đã được tạo ra vào tháng 9. Việc này cho thấy thị trường lao động nước này tiếp tục hồi phục khỏi khủng hoảng do đại dịch gây ra, nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều so với mùa hè.

Từ khi đại dịch bắt đầu, có 11,4 triệu việc làm được tạo ra, bù đắp lại 22 triệu việc làm bị mất trong tháng 3 và 4. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng việc làm đang hạ nhiệt. Tháng trước là lần đầu tiên kể từ tháng 4 số việc làm tạo mới đạt dưới một triệu.

Tập đoàn dầu khí ExxonMobil cắt giảm 1,600 việc làm ở châu Âu

Tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ ngày 5/10 thông báo kế hoạch cắt giảm 1.600 nhân viên tại châu Âu, tương ứng hơn 11% lực lượng lao động của hãng tại khu vực này, do hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

2. Vĩ mô Việt Nam

Thất nghiệp tăng kỷ lục

Trong 8 tháng đầu năm 2020, tính từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có hơn 1 triệu lao động mất việc làm. Dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực lên 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên, khiến 17,6 triệu người giảm thu nhập. Ngoài ra, cả nước còn 1,3 triệu hộ nghèo, 1,23 triệu hộ cận nghèo cũng chịu tác động xấu của dịch bệnh.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, 9 tháng đầu năm 2020, đã có 893.090 người nộp hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp. Dự kiến cả năm 2020, con số này sẽ là 1 triệu. Theo tính toán, kịch bản xấu nhất là thời gian tới, số lao động mất việc làm có thể tăng 60.000 – 70.000 mỗi tháng, tập trung ở các lĩnh vực du lịch, dịch vụ lưu trú và ăn uống, xây dựng, vận tải, chế biến chế tạo… Số doanh nghiệp bị ảnh hưởng sẽ lên đến 70%, trong khi số lao động bị ngừng việc, giãn việc, giảm việc có thể lên tới 3,5-5 triệu người.

8.5 tỷ USD đổ vào khu công nghiệp, khu kinh tế trong 9 tháng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, ước tính 9 tháng năm 2020, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên cả nước thu hút khoảng 517 dự án từ đầu tư nước ngoài, với số vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt khoảng 8,5 tỷ USD.

Bên cạnh đó, lũy kế nâng tổng số dự án đầu tư nước ngoài đến cuối tháng 9 lên khoảng 10.009 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 197,8 tỷ USD. Vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 70%. Cả nước thu hút khoảng 442 dự án đầu tư trong nước đối với các khu công nghiệp, khu kinh tế, với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt xấp xỉ 91 nghìn tỷ đồng.

Trích lập dư phòng rủi ro sẽ tiếp tục tăng do khủng hoảng dịch kéo dài

Theo hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings, chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng cho vay tại 79 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương được hãng này xếp hạng đã tăng lên mức trung bình 1.26% trong nửa đầu năm 2020, từ mức 0.84% của năm 2019. Mức tăng được ghi nhận rõ ràng nhất ở các thị trường mới nổi.

Tại Việt Nam, chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng cho vay đạt 1.34% tại thời điểm cuối tháng 6 vừa qua, cao hơn mức trung bình của khu vực và cao hơn mức 0.74% tại thời điểm cuối năm 2019.

Fitch Ratings đánh giá mức trích lập dự phòng trong khu vực sẽ vẫn tăng trong nửa cuối năm 2020 và trong năm 2021. Những tác động kéo dài của suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra sẽ tác động tiêu cực tới khả năng trả nợ của người đi vay ở nhiều thị trường khu vực, đặc biệt khi chính phủ các nước có thể rút lại hoặc giảm thiểu các biện pháp hỗ trợ người đi vay sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát.

3. Các kênh đầu tư

Dầu tăng hơn 5% trước sự lạc quan về sức khỏe của Tổng thống Mỹ Donal Trump

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11 trên sàn Nymex tăng 2.17 USD (tương đương 5.9%) lên 39.22 USD/thùng, sau khi giảm 2 phiên trước đó.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 12 trên sàn Luân Đôn tăng 2.02 USD (tương đương 5.1%) lên 41.29 USD/thùng, đánh dấu phiên tăng đầu tiên trong 5 phiên.

Việc giảm bớt lo ngại về bất ổn chính trị xoay quanh tình trạng sức khỏe của ông Trump cùng với những ý tưởng rằng triển vọng về một gói cứu trợ khác được cho là giúp cải thiện tâm lý thị trường nói chung.

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest