Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay: “Thách thức và cơ hội trong thời kỳ khủng hoảng”
1. Tình hình thế giới
Theo thông báo ngày 30/3, PBOC sẽ hạ lãi suất đối với các hợp đồng repo đảo ngược kỳ hạn 7 ngày, từ 2,4% xuống 2,2%. Trong khi đó, NHTW sẽ bơm thêm 50 tỷ CNY (7,1 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng. PBOC cho biết động thái này sẽ đảm bảo đủ thanh khoản để hỗ trợ nền kinh tế.
Đây là lần hạ lãi suất đầu tiên của PBOC kể từ tháng 2, thực hiện theo đúng cam kết của các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhằm tăng cường biện pháp hỗ trợ nền kinh tế, thông qua hoạt động tăng lượng bán ra trái phiếu chính phủ, do nhu cầu trong nước và quốc tế sụt giảm vì đại dịch. Ngoài ra, động thái này của PBOC cũng tương tự như những NHTW trên toàn thế giới – đã nới lỏng chính sách tiền tệ đáng kể trong những tuần gần đây..
Chính phủ Anh trong công bố ngày 27/03 cũng cho biết sẽ chi trả 80% tiền lương cho người lao động trong ít nhất 3 tháng tới, với mức tối đa là 2.500 bảng Anh (2.900 USD)/tháng – cao hơn nhiều so với thu nhập trung bình. Đây là một phần trong gói giải cứu doanh nghiệp của Anh, trong đó bao gồm cắt giảm thuế với tổng giá trị 30 tỷ bảng và các khoản vay không lãi suất trong tối đa 12 tháng. Những động thái này được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu trở nên trì trệ, bước vào cuộc suy thoái sâu sắc vì Covid-19.
Chính phủ Nhật Bản cũng sẽ xem xét gói kích thích kinh tế trong những tuần tới, có thể chi 30.000 tỷ yên để phát tiền cho người dân và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã công bố gói cứu trợ trị giá hơn 200 tỷ euro (khoảng 219 tỷ USD), bao gồm cung cấp các khoản vay, tín dụng, viện trợ trực tiếp cho hàng loạt doanh nghiệp và người lao động. Khoản cứu trợ này tương đương với 20% GDP quốc gia. Italia cũng thông qua khoản viện trợ kinh tế 25 tỷ euro (khoảng 28 tỷ USD).
Mặc dù có bất đồng sâu sắc giữa các nước trong việc phối hợp cùng chống dịch Covid-19, nhưng rõ ràng hoàn toàn vẫn có sự đồng lòng giữa NHTW và Chính phủ các nước, ít nhất là trong lĩnh vực tài chính. Cuộc khủng hoảng 1929-1933 đã để lại hậu quả nặng nề khi những chính sách tiền tệ và tài khóa không được thực hiện đồng thời. Và tại thời điểm hiện tại, có lẽ việc phối hợp các chính sách này đồng thời và cùng lúc có thể hỗ trợ giảm nhẹ thiệt hại do khủng hoảng mang đến.
2. Tình hình Việt Nam
PGS.TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách nói: ”Các chính sách điều hành vĩ mô không giúp chữa trị được bệnh dịch. Tuy nhiên, chính sách tốt có thể giảm thiểu được tác động tiêu cực, đặc biệt sẽ quyết định nền kinh tế có khả năng phục hồi nhanh chóng hay không khi bệnh dịch được kiểm soát”,
Theo ông, Nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay là khá tốt, tốt hơn nhiều so với đợt khủng hoảng kinh tế 2007 – 2008. Tuy nhiên, độ mở kinh tế hiện nay cũng lớn hơn và tác động có thể là sâu rộng hơn.
Khác hẳn với khủng hoảng 2007 – 2008 và những năm sau đó, trong những năm gần đây tiết kiệm trong nước và đầu tư là khá cân bằng, do vậy Việt Nam không phải vay nợ nước ngoài nhiều, đặc biệt là vay nợ cho các tập đoàn kinh tế nhà nước.
Tăng trưởng cung tiền/tín dụng cũng được khống chế cẩn trọng hơn nhiều nên lạm phát ở mức thấp, khác hẳn với lạm phát liên tục ở mức hai con số như trước đây. Nhờ đó, lãi suất và tỷ giá khá ổn định, sức khỏe hệ thống ngân hàng được cải thiện nhiều và có khả năng chống đỡ tốt hơn. Đặc biệt, kinh nghiệm và kiến thức điều hành chính sách kinh tế của chính phủ hiện nay cũng tốt hơn nhiều so với thời kỳ trước.
Ông cho rằng trước tiên Việt Nam cần chủ động xây dựng các kịch bản chính sách kinh tế ứng phó khác nhau tùy theo thời gian kéo dài và mức độ nghiêm trọng của bệnh dịch.
Nếu bệnh dịch chỉ kéo dài gói gọn trong 1-2 tháng tới thì phản ứng chính sách nên mang tính “hỗ trợ”, tập trung vào việc trợ giúp thanh khoản cho doanh nghiệp, chi trả bảo hiểm cho người lao động mất việc, hỗ trợ các hộ gia đình gặp khó khăn,… Bên cạnh đó, chính phủ cũng nên gỡ bỏ vướng mắc, thúc đẩy triển khai ngay các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đã được phê duyệt.
Tuy nhiên, nếu bệnh dịch kéo dài thêm nhiều hơn 2-3 tháng nữa có lẽ chính phủ cần tính tới các biện pháp thiệp mạnh mẽ hơn mang tính “cứu trợ”, giảm thiểu sự đổ vỡ của các doanh nghiệp.
Và trong bất kỳ tình huống nào, việc đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác phải được đặt lên hàng đầu.
3. Tài sản đầu tư
Trong phiên giao dịch đêm ngày 29/3 giá dầu thô WTI của Mỹ đã lao dốc xuống dưới ngưỡng 20 USD/thùng, thấp nhất trong 18 năm qua.
Theo báo Financial Times, giá dầu lao dốc liên tục những ngày qua chủ yếu do nhà đầu tư nhận định sản lượng khai thác sẽ giảm mạnh do đại dịch COVID-19, khiến nhu cầu sử dụng bị đóng băng.
Nhu cầu giảm nhưng nguồn cung cứ tiếp tục tăng do cuộc chiến giá dầu giữa Saudi Arabia và Nga. Mức dư thừa có thể đạt 25 triệu thùng/ngày trong tháng 4, đủ để chất đầy các kho dự trữ trên khắp thế giới chỉ trong vài tuần.
Sắp tới, giá dầu sẽ tiếp tục chịu áp lực cho đến khi thị trường tự điều chỉnh. Các nhà sản xuất sẽ buộc phải cắt giảm sản lượng ở mức chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại của ngành công nghiệp này.
Ở mức giá hiện tại, các nhà sản xuất chi phí cao, như dầu đá phiến của Mỹ hoặc dầu cát của Canada, đều không có lời. Trong điều kiện này, đây sẽ là cuộc chiến giữa các công ty xem ai chịu đựng lâu hơn (trước khi phá sản).
Hi vọng duy nhất là các đại gia dầu mỏ sớm tìm được tiếng nói chung. Cuộc chiến giá dầu chỉ là một phần, cái đáng lo nhất là nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh do dịch bệnh: hàng không nằm đất, người dân ít đi lại, nhà máy đóng cửa…
4. Câu chuyện đầu tư
a. Thách thức
Thách thức cả về dịch bệnh và kinh tế trong thời gian tới tại Việt Nam và trên thế giới là rất lớn. Sẽ có nhiều người thất nghiệp hơn, hoạt động kinh doanh sẽ khó khăn hơn. Nhiều chuyên gia dự báo đợt khủng hoảng này có thể tương đương thậm chí tệ hơn khủng hoảng năm 2008.
b. Cơ hội
Tuy nhiên khủng hoảng bao giờ cũng đi kèm với cơ hội nếu bạn đã tích lũy được kiến thức và tài sản. Bây giờ là cơ hội để hành động thật sự quyết liệt và khôn ngoan. Chính vì vậy NĐT cần có những phương án tài chính để chuẩn bị cho những cơ hội mới
c. Nhà đầu tư cần chuẩn bị tài chính cá nhân như thế nào trong thời kỳ khủng hoảng?
– Trong những cuộc khủng hoảng sảy ra, NĐT trong thị trường chứng khoán thường đo độ sâu mà quên rằng nó kéo dài bao lâu?
Trong các cuộc Khủng hoảng chúng ta đều không xác định được thời gian kéo dài, chính vì vậy chúng ta cần hành động như thế nào, cần chuẩn bị những gì để tránh được rủi ro nhất?
Lúc này, nhà đầu tư cần đánh giá lại các khoản chi, tránh mắc nợ, dự trữ nhiều tiền mặt để sẵn sàng tham gia khi kinh tế phục hồi. Đại dịch Covid-19 lan rộng khắp thế giới và gây ảnh hưởng lớn tới nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu đang dấy nên lo ngại về một cuộc khủng hoảng kinh tế trên diện rộng
Trong khi chính phủ các quốc gia đang tìm cách chuẩn bị cho mối nguy này, mỗi cá nhân cũng cần có sự phòng vệ cho riêng mình để đảm bảo túi tiền không bị ảnh hưởng.
Tránh mắc nợ lúc này: Tuyệt đối không được đi vay
Nhìn chung, bạn sẽ cần phải tránh mắc nợ lúc này. Cuộc khủng hoảng 2008-2009 lại mang đến “quả ngọt” cho những nhà đầu tư kiên trì”. Khi mà NĐT không mặc nợ thì hầu hết đều vượt qua cuộc khủng hoảng.
Điều chỉnh cách chi tiêu:
Nên tiêu ít hơn số tiền kiếm được, luôn có số tiền tiết kiệm hàng tháng, và dung số tiền dư đó để đàu tư tích lũy với mục tiêu giữ gìn nguồn vốn và có mức lợi nhuận
Dự trữ tiền mặt chớp được cơ hội:
Những công ty vĩ đại được xây dựng trên đống tro tàn của khủng hoảng và có lẽ đối với các nhà đầu tư cũng như vậy
“Tiền mặt cực kỳ có giá trị vào những lúc cần thiết. Và lúc cần thiết nhất là khi bạn nắm cơ hội có một không hai để đầu tư”