Podcast – Bản tin tài sản đầu tư ngày 29.05.2020

Mục lục

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay: “Sống lâu là để trở thành huyền thoại”

1. Tin vĩ mô về thông tin thị trường

Chiều 28/5, Trung Quốc đã thông qua “Nghị quyết về thiết lập và cải thiện hệ thống pháp lý cùng các cơ chế thực thi dành cho Hong Kong để đảm bảo an ninh quốc gia” được quốc hội Trung Quốc thông qua với 2.878 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 6 phiếu trắng.

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 27/5 cho biết Mỹ không còn coi Hong Kong độc lập về chính trị với Trung Quốc, điều này có thể đồng nghĩa với việc Hong Kong sẽ không còn được hưởng quy chế đặc biệt từ Mỹ.

Ngày 28/5, Ngân hàng Hàn Quốc (BOK) – ngân hàng trung ương nước này, đã cắt giảm 0,25 điểm phần trăm lãi suất chủ chốt xuống mức thấp kỷ lục 0,5%, trong bối cảnh kinh tế Hàn Quốc dự kiến tăng trưởng ở mức thấp nhất trong hơn hai thập kỷ qua do tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Trong tuyên bố về quyết định chính sách tiền tệ mới nhất này, BOK nêu rõ: “Tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc đã giảm tốc đáng kể. Sức tiêu dùng vẫn trì trệ và xuất khẩu giảm mạnh.”

Tâm lý lạc quan trước việc mở cửa trở lại các nền kinh tế lớn trên thế giới đã giúp hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên giao dịch 28/5.

Giới đầu tư đang hướng sự chú ý đến việc nới lỏng các biện pháp phong tỏa trên toàn cầu, với nhiều nơi từ châu Á đến châu Âu và Mỹ đều đang dần bước ra khỏi chế độ “ngủ đông.”

Các chương trình kích thích kinh tế trị giá hàng nghìn tỷ USD của chính phủ các nước đã tiếp thêm niềm tin cho giới đầu tư.

2. Tình hình kinh tế và thị trường Việt Nam

Ngày 27/5, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã ấn định tỷ giá trung tâm nhân dân tệ (CNY) ở mức 7,1092 CNY đổi 1 USD, tăng 0,0201 CNY. Đây là ngày điều chỉnh tăng giá CNY sau 2 ngày giảm mạnh 0,5%, về mức 7,1293 – mức thấp nhất kể từ 12 năm trở lại đây.

Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu vào Trung Quốc 4 tháng đầu năm 2020 đạt 12,7 tỉ USD, tăng 22,1% so với năm 2019; nhập khẩu đạt 22,38 tỉ USD, giảm 1,6% so với năm 2019. Như vậy, Việt Nam đang nhập siêu từ thị trường Trung Quốc 9,68 tỉ USD. Với mức độ này, việc CNY mất giá không chỉ khiến các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu mất vui mà hàng hóa trong nước cũng bị áp lực cạnh tranh.

Ông Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, cho biết căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc thời gian gần đây, đặc biệt khả năng Mỹ sẽ đánh thuế hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào nước này thì Trung Quốc có khả năng tiếp tục thực hiện nhiều lần phá giá CNY để hỗ trợ hàng xuất khẩu như đã từng diễn ra trong năm 2019.

Trong trường hợp CNY mất giá nhiều, lên đến 5 – 6%, trong khi đồng USD trên thị trường quốc tế đang mạnh lên (chỉ số USD-Index có thời điểm vượt 100 điểm – PV) làm cho tiền đồng tăng giá, lúc này Việt Nam cũng cần chuẩn bị những kịch bản bởi sẽ có ảnh hưởng đối với hàng xuất nhập khẩu.

Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không nghiên cứu, báo cáo lại Bộ việc nối lại một số đường bay quốc tế trên cơ sở song phương trước ngày 10.6 để trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Hiện các đường bay nội địa đã được khôi phục trở lại, song các đường bay quốc tế vẫn tiếp tục đóng cửa do dịch bệnh phức tạp tại các nước.

Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, trong tháng 5, lượng hành khách qua cảng hàng không trên cả nước đạt 2,88 triệu khách, giảm 70% so với cùng kỳ 2019. Tuy nhiên, nếu so với tháng 4 (lượng hành khách thông qua các cảng hàng không chỉ đạt 188.000 khách), lượng hành khách tháng 5 đã tăng đáng kể nhờ những ảnh hưởng tích cực từ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm Việt Nam tháng 4/2020 tiếp tục tăng 5,8% đạt 244,2 triệu USD. Lũy kế 4 tháng đầu năm đạt 872,8 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Việc cơ bản khống chế được dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam góp phần giúp các doanh nghiệp tôm Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các nguồn cung đối thủ khác như Ấn Độ, Ecuador, những nước cho tới nay vẫn còn phải đang gồng mình chống chọi với COVID-19 vẫn chưa thể quay lại với hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Bên cạnh đó, hiệp định EVFTA sắp có hiệu lực sẽ giúp ngành tôm Việt cạnh tranh tốt hơn ở Châu Âu, cùng với đó là thuế XK tôm vào thị trường Mỹ thấp. Dịch bệnh khiến các kênh tiêu thụ tôm cỡ lớn như: nhà hàng, khách sạn gần như đóng cửa nên nhu cầu giảm. Trong khi đó, do thu nhập giảm, người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng tôm cỡ trung và nhỏ nhiều hơn. Xuất khẩu tôm Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trong những tháng tiếp theo.

Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) – quỹ đầu tư lớn nhất do Dragon Capital quản lý vừa công bố kết quả hoạt động trong tuần 14-21/5.

Theo đó, trong tuần từ 14/5 – 21/5, tỷ trọng tiền mặt trong tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của Quỹ đã giảm về tỷ lệ 3,23% (khoảng 42 triệu USD), so với mức 6,38% (gần 79,78 triệu USD) của tuần trước đó. Như vậy, ước tính VEIL đã giải ngân vào thị trường 37,78 triệu USD (hơn 868 tỷ đồng).

Trong danh mục, MWG và VHM là hai cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất, lần lượt 9,66% và 8,65%. Theo sau là ACB, HPG, KDH, MBB, VCB, FPT, VNM, VPB. Top 10 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn chiếm đến 59,88%NAV.

3. Câu chuyện đầu tư

Để có thể xây dựng một thành tựu lớn lao, thông thường bạn cần phải là một người xuất chúng nhất. Tuy vậy có một cách khác cũng có thể đưa bạn đến với ngồi đền của những huyền thoại đó chính là kiên nhẫn bám trụ mục tiêu và sống lâu hơn người khác. Dưới đây chúng tôi chia sẻ những tấm gương trong lịch sử, dù không phải là những người ưu tú nhất nhưng họ cũng đạt được những thành tựu lớn lao nhất nhờ bí quyết “Sống lâu để trở thành huyền thoại”.

1. Tư Mã Ý thời Tam quốc

Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền cả đời tranh đấu ngược xuôi với nhau giành thiên hạ nhưng cuối cùng tất cả thiên hạ lại thuộc về tay nhà Tư Mã. Nếu nói gia tộc Tư Mã là gia tộc hùng mạnh thì Tư Mã Ý chính là thủ lĩnh đứng đầu. Để làm được những điều phi thường trên là nhờ 3 yếu tố sau:

Thứ nhất: Tư Mã Ý sống trường thọ, ở thời điểm đó việc sống tới 72 tuổi là rất hiếm, các đối thủ của ông như Lỗ Túc chỉ thọ 45 tuổi, Khổng Minh chỉ thọ 53 tuổi và họ chết trước Tư Mã Ý cả mấy chục năm. Chính nhờ việc sống thọ cho nên năm ông 70 tuổi cơ hội đến thì Tư Mã Ý mới có thể tận dụng cơ hội tạo nền móng cho gia tộc Tư Mã thành lập nhà Tây Tấn sau này.

Thứ hai Tư Mã Ý có cái trí của bậc “Đại Nhẫn”: Phục vụ dưới 4 đời vua nhà Tào với công lao hiển hách, trong đó có: 6 lần đánh bại bắc tiến của Gia Cát Lượng và không ít lần cứu nguy cho các vua Ngụy. Nhưng Tư Mã Ý luôn bị đố kị và ghen gét thậm chí 5 lần bảy lượt bị hãm hại từ những người họ Tào, tuy vậy ông quan niệm không có kẻ thù, chỉ có bạn và thầy mà thôi, đặc biệt rất kiễn nhẫn chờ đợi đến 4 đời nhà Ngụy mới thành cơ nghiệp.

2. Ngài Walter Schloss – Thiên tài đầu tư “không bao giờ để mất tiền”

Walter Schloss sinh năm 1916 tại New York trong 1 gia đình do thái nghèo, ông là 1 trong những học trò ưu tú nhất của ngài Graham, ông trở thành huyền thoại đầu tư không phải vì tài năng và thông thái như Warren Buffett, ông cũng không thể đi thăm 300 doanh nghiệp 1 năm để tìm kiếm các cơ hội đầu tư như Peter Lynch. Nhưng ông vẫn được xếp trong hàng ngũ những huyền thoại đầu tư với tài sản cả tỷ USD. Vậy đâu là bí quyết giúp ông đạt được điều đó?

Thứ nhất, ông sống rất thọ: Ngài Walter Schloss bắt đầu đầu tư từ năm ngoài 20 và đầu tư đến tận khi ông qua đời, như vậy ông đã có hơn 70 năm thực hiện việc kiên nhẫn đầu tư này, vì thế cho dù tỷ suất lợi nhuận của ông đạt được thấp hơn rất nhiều nhà đầu tư khác nhưng ông vẫn trở thành tỷ phú USD.

Thứ hai, ông có 1 sự nhẫn và liên tục theo sát chiến lược của mình đến lạ thường, liệu đã có ai bám sát được triết lý đầu tư của mình suốt 70 năm cuộc đời? Ngay cả Warren Buffett cũng có 2 lần thay đổi triết lý đầu tư, tuy vậy với Walter Schloss thì không, trong suốt cuộc đời mình ông chỉ theo đuổi triết lý đầu tư giá trị của người thầy đáng kính Graham mà thôi.Thứ ba, lấy an toàn làm gốc trước khi tính đến lợi nhuận: Nhiều nhà đầu tư có thể lên nhanh rồi xuống cũng nhanh không kém, tuy vậy trong cuộc đời đầu tư của mình Walter Schloss là nhà đầu tư duy nhất chưa 1 năm nào lỗ đến 10% tài sản, vì vậy ông được mệnh danh là “Huyền thoại không bao giờ mất tiền” của Phố Wall.

Bài học rút ra cho nhà đầu tư cá nhân:

  1. Nếu bạn không kiệt xuất bạn vẫn có thể trở thành huyền thoại bằng cách sống lâu và kiên trì bám trụ mục tiêu.
  2. Trong đầu tư hãy tính đến rủi tro trước khi tính đến lợi nhuận, vì nếu bạn bị lỗ 50% thì để lấy lại số tiền ban đầu bạn phải tăng tài sản của mình 100%

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest