Podcast – Bản tin tài sản đầu tư ngày 29.04.2020

Mục lục

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay: “Vì sao đám đông thường thất bại trên Thị trường chứng khoán”

1. Tình hình thế giới

Có dễ rút chuỗi cung khỏi Trung Quốc?

Theo trang tin Politico, Ủy viên thương mại Liên minh châu Âu (EU), ông Phil Hogan mới đây đã tuyên bố EU sẽ tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc sau khi đại dịch COVID-19 qua đi.

Và trong tuần trước, Nhật Bản cho biết sẽ hỗ trợ 2,2 tỉ USD để kéo các nhà sản xuất Nhật Bản về quê nhà hoặc chuyển sang các quốc gia Đông Nam Á (miễn là họ rời Trung Quốc) sau cú sốc chuỗi cung ứng vì COVID-19.

Nhật Bản có động thái này sau khi giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ, ông Larry Kudlow cho biết Washington sẽ trả chi phí cho doanh nghiệp Mỹ nếu họ di chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc. Tuy có ý định nhưng chính phủ Mỹ vẫn chưa chính thức công bố chương trình hỗ trợ doanh nghiệp rút khỏi Trung Quốc.

Tất cả mới dừng ở ý muốn, rút doanh nghiệp khỏi Trung Quốc không hẳn là dễ. Kết quả khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải cho thấy 70% công ty tham gia khảo sát chưa nghĩ đến việc chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc vì đại dịch.

Một loạt nhà máy sản xuất ở các ổ dịch lớn nhất châu Âu rục rịch mở cửa trở lại

Hiện tại, các nhà máy đang dần mở cửa trở lại sau khi các quốc gia từ Đan Mạch đến Đức bắt đầu nới lỏng lệnh hạn chế. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh sẽ không trở lại bình thường ngay lập tức. Các công ty châu Âu sẽ phải thực hiện các biện pháp giãn cách và giữ vệ sinh để đảm bảo an toàn cho người lao động, khi lục địa này ghi nhận hơn 110.000 ca tử vong do Covid-19.

Tái khởi động là một việc cực kỳ quan trọng để vực dậy nền kinh tế châu Âu, thoát khỏi tình trạng khó khăn khi các chính phủ buộc phải chi hàng tỷ euro để hỗ trợ các công ty duy trì hoạt động. Theo viện nghiên cứu Ifo, ngay cả Đức, quốc gia có khả năng vượt qua cơn khủng hoảng tốt nhất, cũng chứng kiến tâm lý kinh doanh lao dốc, hoạt động kinh doanh cũng giảm xuống mức thấp nhất kỷ lục trong tháng 4.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam

Theo Bộ NN&PTNT, 4 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 11,9 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhóm nông sản chính ước đạt gần 5,8 tỷ USD, giảm 4,5%; lâm sản chính đạt 3,4 tỷ USD, tăng 3,9%; thủy sản ước đạt 2,2 tỷ USD, giảm 10,0%; chăn nuôi ước đạt 150 triệu USD, giảm 23,8%.

Trung Quốc vẫn là thị trường chiếm thị phần lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2,8 tỷ USD, giảm 17,7% so với cùng kỳ và chiếm 23,4% thị phần.

Tiếp đến là Hoa Kỳ ước đạt 2,78 tỷ USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ và chiếm 23,33% thị phần; thị trường EU ước đạt 1,3 tỷ USD, giảm 1,9% và chiếm 10,75% thị phần. Trong khi đó, xuất khẩu sang Nhật Bản đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 2,9%, chiếm 9,0% thị phần. Xuất khẩu sang các nước ASEAN đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 7,1% và chiếm 10,49% thị phần.

2. Thị trường chứng khoán Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn là nhân tố chính khiến VN-Index “trượt chân” trong phiên 28/4.

Vốn ngoại tiếp tục rút hơn 400 tỷ đồng trên toàn thị trường, tương ứng khối lượng 16,9 triệu đơn vị, giảm 14,6% về giá trị và 44,5% về khối lượng so với phiên trước.

Trên HoSE, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng mạnh nhất VCB với 72,7 tỷ đồng. 2 cổ phiếu VRE và VHM cũng nằm trong danh sách bán ròng mạnh với 59 tỷ đồng và 20,9 tỷ đồng. Ngoài ra, VNM, HDB cũng tiếp tục bị rút ròng với giá trị lần lượt là 55,2 tỷ đồng và 23,7 tỷ đồng.

Ngược lại, POW được nhóm này mua ròng mạnh nhất HoSE với 11,5 tỷ đồng. Tiếp theo sau là MSN và DHG với giá trị chỉ đạt 2,8 tỷ đồng và 2,6 tỷ đồng.

3. Tài sản đầu tư

Nhà giàu châu Á thắt lưng buộc bụng, ráo riết tích trữ tiền mặt

Tháng 9 năm ngoái, khi các khu phố ở Hồng Kông bị nhấn chìm bởi hơi cay và những cuộc biểu tình, người thừa kế thế hệ thứ 3 của nhà phát triển bất động sản Peterson Group – Tony Yeung, vẫn tự tin rằng nền kinh tế của thành phố sẽ hồi phục nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng. Trước đây, ông thường xuyên di chuyển giữa châu Á và châu Âu để hỗ trợ việc kinh doanh của gia đình, tìm kiếm những thương vụ tiềm năng.

Giờ đây, chìm sâu trong suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của Covid-19, Yeung là một trong nhiều giám đốc điều hành công ty gia đình của châu Á lo ngại rằng sự hồi phục nhanh chóng  sẽ không sớm diễn ra. Khi một số gia tộc giàu có ở Mỹ và châu Âu đổ xô đi mua tài sản với mức giá hời, thì người giàu ở phương Đông lại thận trọng hơn, họ nắm giữ và tích trữ tiền mặt để chuẩn bị cho những điều tồi tệ hơn sắp tới.

Yeung – CEO của Peterson, chia sẻ: “Chúng tôi đã có cách tiếp cận thận trọng nhất để theo dõi danh mục đầu tư và nhìn chung đã chọn hướng phòng thủ.”

Sự chần chừ trong việc chi tiêu đối với những thương vụ tiềm năng của một số gia đình giàu nhất châu Á cho thấy một dấu hiệu cảnh báo đối với nền kinh tế toàn cầu.

4. Câu chuyện đầu tư

Đặc thù của TTCK là thị trường của đám đông, nhưng có một nghịch lý trên thị trường là đám đông thường không bao giờ chiến thắng.

Có thể trong 1 giai đoạn thị trường tăng hay bạn đang nắm giữ một số mã cổ phiếu mang lại lợi nhuận nên sẽ rất khó cảm nhận được điều đó, nhưng về dài hạn với những người từng lăn lộn trên thị trường chứng khoán nhiều năm, họ lại rất hiểu về quy luật “tàn khốc” và “khắc nghiệt” này.

Nhưng, vì sao lại như vậy?

1. Nhà đầu tư chỉ tập trung vào tìm kiếm cơ hội thay vì phát triển bản thân

Khi được hỏi về nên đầu tư cái gì và như thế nào. Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet từng nói: Hãy đầu tư vào bản thân và đầu tư vào bản thân là sự đầu tư tốt nhất. Vì suy cho cùng, con người làm ra tiền bạc, chứ tiền bạc không làm ra con người.

Trên thị trường, người ta cứ mải mê đi tìm kiếm cơ hội đầu tư, nhưng lại ít khi tìm kiếm các cơ hội để học tập và nâng cao kiến thức.

Chứng khoán là một thị trường “mua bán rủi ro”, nên rủi ro trên thị trường chứng khoán là điều không bao giờ tránh được, và chúng ta chỉ có thể hạn chế bớt rủi ro cho mỗi quyết định đầu tư của mình bằng cách nâng cao năng lực của bản thân.

Nếu vì lý do gì mà TỔNG TÀI SẢN của bạn lớn hơn kiến thức của bạn thì sớm hay muộn nó cũng sẽ trở lại vị trí ban đầu vốn có của nó.

Nếu là nhà đầu tư mới tham gia thị trường, hãy tập trung phát triển bản thân, nâng cao kiến thức, kỹ năng, trong thời gian đó nhà đầu tư có thể tham gia đầu tư những loại tài sản ít rủi ro nhưng vẫn đem lại nguồn lợi nhuân như tria phiếu, hoạc đầu tư vào các quỹ đầu tư, thông qua đó cũng là một cách học từ các chuyên gia về phương pháp đầu tư trên thị trường. Tại VNDIRECT có Chứng chỉ Quỹ VNDAF cho nhà đầu tư quan tâm

2. Nhìn bảng điện, nghe ngóng thông tin thay vì tập trung nghiên cứu

Mỗi quyết định mua bán trên thị trường đều chỉ tốn có chưa đầy 1 phút, nhập lệnh và enter, tuy nhiên đằng sau 1 phút đặt lệnh đó nó là cả một khối lượng công việc nghiên cứu khổng lồ.

Trong cuộc sống đời thường, nhiều khi người ta có thể cò kè, mặc cả từng đồng từng hào, nhưng lên thị trường hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng được ra quyết định một cách vội vàng.

80% thời gian của những nhà đầu tư cá nhân, những người lướt sóng và trading là theo dõi bảng điện, đọc tin và hóng hớt các diễn đàn, group chát… trong khi đó có khi chưa đến 20% thời gian là nghiên cứu về doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

Nhiều người sợ mất cơ hội lao vào mua cổ phiếu, đến khi cổ phiếu bắt đầu giảm mới bắt đầu quay sang đọc báo cáo tài chính, và lục lại lịch sử doanh nghiệp…

Và với nhiều người, họ chỉ thực sự nghiên cứu khi cổ phiếu giảm và lỗ.

Những nhà đầu tư chuyên nghiệp họ dành phần lớn thời gian vào nghiên cứu doanh nghiệp, khảo sát và thực tế doanh nghiệp, sản phẩm, đối thủ, thị trường… của công ty mà họ đầu tư, chứ không phải là ngồi hàng giờ trước bảng điện tử và “hy vọng” cổ phiếu tăng giá

3. Mua bán theo giá cả, không theo giá trị

Số đông các nhà đầu tư nhỏ lẻ mua bán cổ phiếu thường chỉ quan tâm giá cổ phiếu đang bao nhiêu? Và so sánh giữa cột giá của các mã để cho rằng cổ phiếu này đắt hơn hay rẻ hơn cổ phiếu kia.

Giá cao không phải là đắt và ngược lại giá thấp không phải là rẻ, nên nhiều người không hiểu được giá trị nội tại của doanh nghiệp, của “món hàng” mà họ đang mua bán dẫn đến việc bỏ qua các cổ phiếu giá trị cao (thị giá trông có vẻ đắt), và mua vào những cổ phiếu giá trị thấp (thị giá trông có vẻ rẻ), hoặc bán non những cổ phiếu mới tăng và mua vào những cổ phiếu trông có vẻ đã giảm khá nhiều.

4. Tâm lý chốt non

Nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường thường có tâm lý dễ giao động, khi mua vào cổ phiếu thì ai cũng kỳ vọng tăng, nhưng khi cổ phiếu tăng và lãi mới được một “mẩu” thì nhấp nhổm không yên vì tâm lý sợ mất cái đang có, nên dễ bán non cổ phiếu mới tăng.

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest