Podcast – Bản tin tài sản đầu tư ngày 27.03.2020

Mục lục

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay: “3 lời khuyên dưới đây có thể hữu ích cho nhà đầu tư”

1. Tình hình thế giới

Thông tin mới nhất về Corona: Hoạt động kinh tế của Trung Quốc đang quay lại trạng thái khôi phục

Theo cập nhật của một số dữ liệu thống kê, các hoạt động kinh tế của Trung Quốc đang gần như quay lại mức bình thường, và dường như dịch bệnh đã phần lớn được kiểm soát bởi chính phủ. Hoạt động kinh tế được kỳ vọng là sẽ hoàn toàn khôi phục trong tháng trung tuần tháng 4.

2. Tình hình Việt Nam

PGS. TS Tô Trung Thành: Đại dịch COVID-19 sẽ tạo ra cú sốc kinh tế toàn cầu, riêng tác động từ hạn chế giao thương với Trung Quốc có thể làm GDP Việt Nam giảm tăng trưởng tới 0,8%

Nếu dịch bệnh kéo dài hơn 3 tháng, khả năng nền kinh tế có thể rơi vào thời kỳ suy thoái là rất cao nếu không có những giải pháp đột phá và quyết liệt.

Nếu như trước tháng 3, dịch bệnh chủ yếu diễn ra ở Trung Quốc thì kể từ tháng 3 dịch bệnh đã lan nhanh ở các nước ngoài Trung Quốc, đặc biệt là ở Italy, Iran và Hàn Quốc. Châu Âu và Mỹ – hai nền kinh tế lớn nhất thế giới – số ca nhiễm bắt đầu tăng mạnh.

Đại dịch sẽ tạo ra cú sốc kinh tế toàn cầu và có thể khiến nền kinh tế suy thoái

Những diễn biến trên cho thấy dịch bệnh COVID-19 không phải là một bệnh dịch thông thường, trong một khu vực địa lý, mà là một đại dịch (pandemic) có phạm vi toàn cầu.

Khi đại dịch diễn ra trong một thời gian từ 3 tháng trở lên trên qui mô toàn cầu, nó sẽ tạo ra cú sốc trên cả hai phía cung và cầu với mọi nền kinh tế. Theo dự báo của Bloomberg, trong kịch bản tồi nhất, thiệt hại tổng cộng của toàn bộ nền kinh tế toàn cầu có thể lên đến 2,7 nghìn tỷ USD, với các nền kinh tế rơi vào suy thoái, bao gồm ở Mỹ, khu vực đồng EUR và Nhật Bản, và mức tăng trưởng chậm nhất tại Trung Quốc.

Đối với Việt Nam, tác động của dịch COVID 19 có thể khiến nền kinh tế bị tác động một cách mạnh mẽ và lâu dài. Kinh tế sẽ suy giảm nhanh chóng do giảm mạnh ở cả tổng cung (các doanh nghiệp suy giảm sản xuất, đứt gãy nguồn cung đầu vào,….) và tổng cầu (nhu cầu tiêu dùng trong nước và đầu tư sản xuất suy giảm, xuất khẩu giảm mạnh…)

Nếu dịch bệnh chỉ kéo dài 2-3 tháng, đa phần các doanh nghiệp bị ảnh hưởng vẫn có thể chịu đựng được. Nhưng nếu dịch bệnh kéo dài hơn, khả năng nền kinh tế có thể rơi vào thời kỳ suy thoái là rất cao nếu không có những giải pháp đột phá và quyết liệt. Nhiều doanh nghiệp khó có thể cầm cự, phải ngừng hoạt động và sa thải lao động

4 kịch bản tác động của COVID-19 lên kinh tế Việt Nam

Thứ nhất, tác động của việc hạn chế quan hệ thương mại qua đường tiểu ngạch với Trung Quốc. Giả sử xuất nhập khẩu qua đường tiểu ngạch giảm 30%, do Việt Nam nhập từ Trung Quốc cho nhu cầu cuối cùng cao hơn Viêt Nam xuất sang Trung Quốc (hơn 2 lần), từ bảng IO song phương cho thấy GDP của Việt Nam không giảm mà thậm chí có thể tăng khoảng 0,7%.

Thứ hai, tác động của ngành du lịch giảm sút. Tổng cục Du lịch Việt Nam đã ước tính thiệt hại vì COVID-19 trong 3 tháng sẽ ở mức 5,9 – 7,7 tỷ USD, tập trung chủ yếu ở thị trường khách Trung Quốc, quốc tế và nội địa

Thứ ba, tác động của việc suy giảm nhập khẩu từ Trung Quốc. Giả sử nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 5% sẽ khiến GDP của Việt Nam giảm 0,1%.

Thứ tư, tổng hòa một số kịch bản trên. Nếu tổng hòa kịch bản xuất nhập khẩu tiểu ngạch với Trung Quốc giảm 30%, thiệt hại doanh thu du lịch 5,9 tỷ USD và nhập khẩu từ Trung Quốc cho sản xuất giảm 0,5% thì GDP dự báo có thể giảm 0,6%. Trong kịch bản tổng hòa các yếu tố, nếu thiệt hại doanh thu du lịch nặng nề hơn (7,79 tỷ USD), thì GDP dự báo có thể giảm 0,8%.

Như vậy, chỉ riêng việc hạn chế giao thương với Trung Quốc đã kéo giảm tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến 0,8%. Hiện nay, tác động nhiều chiều và từ các khu vực khác như Mỹ, châu Âu chắc chắn sẽ khiến nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

3. Câu chuyện đầu tư

“Thị trường chứng khoán tăng trở lại: 3 lời khuyên dưới đây có thể hữu ích cho nhà đầu tư”

Thứ nhất: Không nên hoặc chỉ sử dụng rất ít đòn bẩy tài chính, tỷ lệ tiền mặt cao sẽ giúp bạn dễ dàng xoay trở nếu rủi ro xảy ra.

Sai lầm nhiều nhà đầu tư mắc phải là khi thị trường giảm sâu, giảm mạnh thì họ sợ sệt, bán tống bán tháo và ngược lại, khi thị trường vừa phát đi tín hiệu hồi phục thì họ dồn hết lực để mua. Họ mua hết tiền trong tài khoản và sử dụng tối đa margin mà công ty chứng khoán cấp để hy vọng cú hồi của thị trường sẽ giúp họ lấy lại nhanh được những gì vừa mất trong sai lầm trước.

Để tránh các sai lầm trên, việc sử dụng ít đòn bẩy tài chính và giữ tỷ lệ tiền mặt cao là cách để nhà đầu tư phòng tránh rủi ro. Nếu không may thị trường giảm sâu hơn và bạn muốn mua trung bình giá thì còn tiền, bạn còn cơ hội. Hoặc, nếu không may thị trường giảm sâu hơn thì với tỷ lệ cổ phiếu vừa phải trong danh mục, bạn vẫn chưa bị thua lỗ nhiều và có thể bám trụ tiếp với thị trường.

Thứ hai: Lên phương án các kịch bản, đặc biệt là kịch bản trái chiều với dự tính của bản thân để kịp thời hành động

Thị trường chứng khoán diễn biến rất nhanh, thậm chí tính theo từng phút, từng giây. Không ít thời điểm nhà đầu tư nhìn cảnh tranh bán tháo trên sàn và cũng vô thức chạy theo…đặt lệnh bán. Cũng không ít lần thấy đám đông tranh nhau mua thì cũng vội vàng mua theo. Điều đáng nói hơn là những hành động theo cảm tính đó lại diễn ra trong giây lát và nếu mua thường là “tất tay” vì sợ chậm tay sẽ không mua được giá đó và lòng tham sẽ khiến bạn nghĩ rằng giờ là quá rẻ. Nếu bán, bạn cũng thường bán tất với nỗi lo tất cả chạy loạn thế ắt có lý do và bạn cần chạy nhanh cho kịp.

Thực tế, thị trường chứng khoán bây giờ đang là cuộc chiến của bò và gấu. Có lúc, gấu thắng, có lúc, bò sẽ gượng dậy. Tức, sự tăng, giảm của thị trường sẽ liên tục luân phiên cùng với dòng tin tức đang trôi rất nhanh. Vì thế, chuẩn bị kịch bản-đặc biệt là các kịch bản trái chiều với dự tính của bạn-là điều cần thiết để bảo vệ bạn trước rủi ro.

Thứ ba: Thường xuyên phân tích các yếu tố phát sinh, lựa chọn danh mục

Sự phân hóa của thị trường luôn luôn diễn ra và phần thắng sẽ thường thuộc về những người tư duy hành động đúng. Sẽ có những ngành nghề bị bất lợi hơn và có ngành nghề được lợi hơn khi các sự kiện xảy ra.

Phân tích kỹ doanh nghiệp, phân tích kỹ các yếu tố ảnh hưởng, phân tích thời sự, diễn biến…bên cạnh phân tích thị trường chung sẽ giúp bạn lựa chọn danh mục phù hợp hơn là việc “tung xu, chọn bừa”. Việc chọn bừa sẽ chỉ giúp bạn kiếm lời (nếu có) theo cách nước nổi thì thuyền nổi còn việc chọn đúng sẽ giúp bạn đạt lợi nhuận cao hơn khi rủi ro ít hơn.

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest