Podcast ngày 03.06.2020 – Tâm lý đám đông

Mục lục

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay: “Tâm lý đám đông”

1. Tin vĩ mô và thông tin thị trường

Dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc

Một khảo sát mới đây do tờ Nikkei Asian Review thực hiện, 70% doanh nghiệp Nhật Bản muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro từ sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Trong số các công ty có nhà máy ở Nhật Bản, 72,1% cho biết cần phải thay đổi chuỗi cung ứng. Trong đó, 65,3% muốn chuyển đổi nguồn cung linh hoạt hơn trong trường hợp một cuộc khủng hoảng như dịch Covid-19 xảy ra. Khoảng 57,1% khẳng định sẽ ngừng mua nguyên liệu từ một quốc gia duy nhất để đa dạng hóa nguồn cung.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi các doanh nghiệp nước này di dời dây chuyền sản xuất của những ngành có giá trị cao từ Trung Quốc về lại Nhật Bản. Với các sản phẩm còn lại, Nhật Bản sẽ phân bổ nguồn cung về các quốc gia ở Đông Nam Á. Gói  hỗ trợ kinh tế trị giá 2,2 tỷ USD của Nhật Bản giúp tài trợ cho các doanh nghiệp địa phương đưa hoạt động sản xuất từ Trung Quốc trở lại Nhật Bản hoặc chuyển sang các nước Đông Nam Á.

Moody’s hạ mức xếp hạng nợ của Ấn Độ

Hãng xếp hàng tín nhiệm Moody’s Investors Service (MIS) của Mỹ ngày 1/6 quyết định hạ mức xếp hạng nợ của Ấn Độ từ Baa2 xuống Baa3, đồng thời cho rằng quốc gia Nam Á này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thực thi các chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế và ngân sách ngày càng suy giảm. Moody’s nhận định Ấn Độ sẽ đối mặt nhiều thách thức trong việc ban hành và thực thi các chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro trong giai đoạn tăng trưởng thấp, suy giảm nghiêm trọng về tài chính công.

Căng thẳng thương mại Hàn Quốc-Nhật Bản “nóng” trở lại

Hàn Quốc thông báo sẽ tái khởi động quy trình khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc Nhật Bản hạn chế xuất khẩu các vật liệu công nghiệp quan trọng sang nước này.

Theo Hàn Quốc, tranh chấp thương mại này gây thiệt hại cho xuất khẩu của Nhật Bản nhiều hơn so với của Hàn Quốc. Xuất khẩu của Hàn Quốc sang nước láng giềng trong năm 2019 đã giảm 6,9% xuống còn 28 tỷ USD so với một năm trước đó. Nhưng xuất khẩu từ Nhật Bản sang Hàn Quốc đã giảm hơn 12,9% xuống còn 47 tỷ USD.

Tuy nhiên đối với Seoul, việc loại bỏ các rào cản thương mại là rất quan trọng. Vì nền kinh tế nước này phụ thuộc vào xuất khẩu, trong ngành này đang chịu nhiều áp lực khi dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và đi lại trên toàn cầu.

Ngày 2/6, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết trong năm 2020, kinh tế nước này dự báo sẽ suy giảm ở mức “gây sốc” 11%, cao hơn nhiều so với mức dự báo 8% đưa ra trước đó.

Phát biểu trên kênh truyền hình RTL, Bộ trưởng Le Maire nhận định cú sốc từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 là rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, ông cho rằng kinh tế Pháp sẽ phục hồi trở lại trong năm 2021.

Theo INSEE, kinh tế Pháp đang vận hành ở mức tương đương 80% trước khi xảy ra khủng hoảng dịch bệnh COVID-19, so với mức hơn 60% trong giai đoạn phong tỏa.

2. Tình hình kinh tế và thị trường Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài giảm bán ròng trong tháng 5

Trong tháng 5, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng với giá trị khoảng 1.135 tỷ đồng, giảm hơn 80% so với tháng trước. Đây là mức bán ròng thấp nhất trong vòng 4 tháng qua, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu. Phiên giao dịch thứ 2 của tháng 6 khối ngoại tiếp tục mua ròng 32,36 tỷ đồng, tập trung gom cổ phiếu vốn hóa lớn.

Góc nhìn về thị trường chứng khoán

Tại Diễn đàn Dịch vụ tài chính do IDG và VASB tổ chức mới đây, ông Vũ Viết Ngoạn, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đưa ra góc nhìn lý giải vì sao thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh và nhanh chóng phục hồi mạnh bất chấp nền kinh tế toàn cầu thu hẹp.

Cuộc đại suy thoái 2008-2009 bắt nguồn từ khủng hoảng trên thị trường tài chính, tức là hệ thống tài chính bị phá vỡ từ bên trong, còn năm nay, khủng hoảng bắt nguồn từ dịch bệnh rồi tác động lan dần đến nền kinh tế thực, từ hệ thống cung ứng đến nhu cầu người tiêu dùng, đến tỷ lệ thất nghiệp…, từ đó TTCK chịu ảnh hưởng một cách gián tiếp, nên mức độ ngấm và giảm sâu khác với cuộc khủng hoảng lần trước.

Lý do thứ hai, đối mặt với khủng hoảng lần này, chính phủ và ngân hàng trung ương các nước đã can thiệp rất nhanh và mạnh để cứu nền kinh tế khỏi trượt sâu vào suy thoái. Các gói cứu trợ hàng ngàn tỷ USD được tung vào nền kinh tế khiến dòng tiền không bị căng, thậm chí trở nên rẻ hơn nhiều so với trước.

Một điểm nữa khiến TTCK trong đợt khủng hoảng lần này khác biệt đó là doanh nghiệp nói chung bị tác động do nền kinh tế thực bị thu hẹp, song riêng đối với các doanh nghiệp công nghệ và tiêu dùng thiết yếu, đây là cơ hội bùng nổ và phát triển.

Khối doanh nghiệp này đóng góp vào sự cân bằng chỉ số trên các TTCK và làm giảm mức độ suy thoái của các nền kinh tế vì ảnh hưởng của đại dịch.

Các tổ chức tài chính không bị đứt gãy vì dịch bệnh là yếu tố quan trọng khiến dòng tiền không bị đứt gãy trên TTCK. Ðây cũng là một yếu tố khiến TTCK không suy giảm quá mạnh và quá nhanh như các cuộc đại khủng hoảng trước đó.

3. Câu chuyện đầu tư

Tâm lý đám đông

Theo một thống kê không chính thức có đến 95% nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán thua lỗ. Bên cạnh đó theo thống kê của 1 công ty chứng khoán top 5 tại Việt Nam, vòng quay bình quân của 1 nhà đầu tư cá nhân là 2.59 năm, tức là từ lúc họ tham gia thị trường chứng khoán đến lúc rời bỏ thị trường là 2.59 năm. Đó là một thực tế đáng buồn, nguyên nhân thì có rất nhiều từ thiếu kiến thức đến việc coi đầu tư chứng khoán như “đánh bạc”. Trong đó tâm lý đám đông là nguyên nhân muôn thủa mà khiến nhiều nhà đầu tư thua lỗ lớn nhất.

Để có thể minh họa rõ nét hơn về tác hại của tâm lý đám đông, chúng tôi trích lại câu chuyện của ngài Benjamin Graham, cha đẻ của trường phái đầu tư giá trị kể cho các sinh viên của ông nghe có tên là: “Người thăm dò dầu mỏ lên thiên đang”:

Có anh chàng làm nghề thăm dò dầu mỏ, sau khi chết đã được gặp thánh Peter tại cổng thiên đàng. Anh ta trình bày về công việc mình làm và xin được vào trong thiên đàng, ngay lập tức Thánh Peter đã từ chối anh này với lý do: “Ta vô cùng xin lỗi con, con đã sống tốt và đủ tiêu chuẩn được lên thiên đàng. Nhưng chúng ta đang gặp vấn đề nghiêm trọng ở đây, con có nhìn thấy ngôi nhà đông đúc đằng kia không? Đó là nơi những người làm nghề thăm dò dầu mỏ chờ đợi để lên thiên đàng. Hiện nay nó đã chật kín không còn một chỗ trống nào cho con nữa”.

Người thăm dò dầu mỏ trầm tư suy nghĩ và xin một đặc ân “Ngài có thể cho con vào nói với họ một câu được không?”. Thánh Perter trả lời: “Việc này cũng không có gì khó khăn cả, ta cho phép con”. Người thợ mỏ sau khi được Thánh Perter đồng ý đã đi tới ngồi nhà và nói lớn “Đã tìm thấy dầu mỏ ở dưới địa ngục”. Ngay tức khắc, tất cả những người thăm dò dầu mỏ ở trong ngôi nhà phá khóa và lao xuống địa ngục để tìm dầu mỏ.

Thánh Perter tỏ vẻ thán phục và nói “Con biết không đó là một chiêu chơi sỏ vô cùng thông mình, giờ đây ngôi nhà đó hoàn toàn thuộc về con, có rất nhiều chỗ trống để nghỉ chân trước khi lên thiên đàng”. Thật bất ngờ người thăm dò dầu mỏ gãi đầu, gãi tai đầy vẻ ngại ngùng thưa rằng: “Không, con sẽ đi theo đám người vừa rồi, biết đâu tin đồn có dầu dưới địa ngục là có thật”.

Thực tế này diễn ra rất nhiều, thậm chí là phổ biến trên thị trường chứng khoán, chúng tôi nhớ lại năm 2016 nhiều nhà đầu tư đã bán đi cổ phiếu FPT với giá 200,000đ/Cp vì lý do giá này đã quá cao, sau đó giá cổ phiếu tiếp tục tăng mạnh và họ mua lại với giá 500,000 đ – 600,000 đ/cp. Kết quả là thua lỗ nặng nề, thậm chí có người đã cắt lỗ cổ phiếu này ở giá 50 chỉ hơn 2 năm sau đó.

Ở châu Âu thiên tài vật lý Newton từng mất trắng tài sản của mình vì cổ phiếu South Sea: Newton mua cổ phiếu South Sea ở mức giá khoảng 130 Bảng vào đầu tháng 1/1720, đến tháng 4/1720 Newton chốt lãi trên 100%. Nhưng đến tháng 6/2020 cổ phiếu South Sea tăng giá lên 1.050 Bảng và Newton quay lại mua cổ phiếu vào giai đoạn này. Đến tháng 9/1720 giá cổ phiếu South Sea giảm giá còn dưới 130 Bảng. Newton đã mất trắng 20.000 Bảng tương đương hàng triệu USD ngày nay. Sau khi mất phần lớn tài sản, ông phải thốt lên rằng: “Tôi có thể đo đạc được chuyển động của các thiên thể, nhưng chẳng thể nào đo được sự điên rồ của con người”.

Bài học rút ra cho nhà đầu tư:

  1. Trên thị trường chứng khoán phần thắng không thuộc đám đông vì thế hãy tư duy độc lập và hành động theo lý trí.
  2. Để thành công hãy mua cổ phiếu khi định giá hấp dẫn thay vì theo tin đồn dạng “ông chú Viettell”

Để thay cho lời kết, chúng tôi trích dẫn câu nói của nhà đầu tư huyền thoại ngài Warren Buffett khuyên các nhà đầu tư “Các bạn đừng chạy theo đám đông, hãy đặt đúng câu hỏi”.

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest