Podcast – Bản tin tài sản đầu tư ngày 03.04.2020

Mục lục

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay: “Warren Buffet đang hành động gì trong khủng hoảng Covid-19”

1. Tình hình thế giới

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến sáng 2/4 (giờ Việt Nam), trên thế giới hiện có 935.189 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra và 47.192 trường hợp tử vong.

Theo hãng thông tấn ANSA của Ý, ngày 1/4, Thủ tướng Conte đã ký sắc lệnh kéo dài tình trạng phong tỏa trên cả nước tới ngày 13/4.

Nhóm 10 nước có số ca nhiễm cao nhất thế giới theo thứ tự từ cao xuống thấp tới lúc này là: Mỹ, Ý, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Đức, Pháp, Iran, Anh, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ.

Với tính trạng giới nghiêm toàn bộ thế giới hiện tại thì sự phục hồi kinh tế chưa thể đến ngay trong 15 ngày tới. Nhưng cũng như bản tin cập nhật gần đây của chúng tôi, Trung Quốc đang dần phục hồi sản xuất tại những thành phố lớn. Và với việc TQ vẫn là công xưởng sản xuất lớn nhất của toàn cầu, sự phục hồi này giúp cho chuỗi cung ứng từng bước hồi phục.

2. Tình hình Việt Nam

20 ngân hàng giảm mạnh lãi suất cho vay từ ngày 01/4

Tại phiên họp trực tuyến Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, trong ngày 31/3, NHNN đã họp với 20 TCTD (chiếm khoảng 75% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế) thì tất cả TCTD đều đồng thuận rất cao là giảm tối thiểu 2% lãi suất cho vay so với thời điểm trước khi có dịch.

Cũng trong 2 ngày nay (1 và 2/4/2020), hàng loạt ngân hàng đã công bố chính thức về các gói tín dụng và giảm lãi suất cho vay, có ngân hàng giảm tới 4,5%/năm, cũng có ngân hàng giảm lãi suất trên dư nợ hiện hữu.

Top Big4 gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank cam kết giảm sâu lãi suất cho vay tới 2,5%/năm.

3. Câu chuyện đầu tư

Warren Buffet đang hành động gì trong khủng hoảng Covid-19

Thị trường chứng khoán đã chứng kiến những cú rớt giá mạnh trong nhiều phiên gần đây, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư giá trị đang bị hấp dẫn bởi cơ hội có một không hai, đó là có thể mua cổ phiếu của công ty họ yêu thích với mức giá rất hời. Bởi vậy, huyền thoại đầu tư Warren Buffett giờ đây cảm thấy mình như một đứa trẻ bước vào cửa hàng bán kẹo, hoặc ở một bối cảnh tương tự như những gì vị CEO của Berkshire Hathaway đã trải qua vào cuối những năm 1970.

Chi tiết về quá trình đầu tư của tỷ phú Warren Buffett sẽ không được tiết lộ cho đến khi Berkshire nộp hồ sơ lên Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán (SEC), tức là phải đến khoảng giữa tháng 5. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của The Motley Fool đã thu thập được một chút thông tin về những bước đi của Berkshire trong bối cảnh thị trường lao dốc vì Covid-19. Và những động thái này cũng cho thấy mức độ quan trọng của quan điểm cho rằng nắm trong tay nhiều “đạn dược” để tận dụng các cơ hội đầu tư “béo bở” mà Warren Buffett đã chỉ ra.

Ngày 25/3, Berkshire Hathaway đã nộp các bản báo cáo bạch lên Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán (SEC) để bán các khoản nợ cao cấp ra thị trường trái phiếu. Nhiều chi tiết trong đó chưa được công bố, nhưng bản dự thảo đã chỉ ra rằng khoản nợ của Berkshire sẽ được định danh bằng yên Nhật Bản. Berkshire cho biết khoản tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu cao cấp sẽ được “sử dụng cho mục đích chung của công ty” – một phân loại mặc định mà hầu hết các cty đều sử dụng khi họ muốn tăng vốn bằng cách bán cổ phiếu hoặc trái phiếu.

Có thể Warren Buffett đang sử dụng chiến lược tương tự nhằm huy động tiền trong thị trường trái phiếu châu Âu gần đây. Berkshire đã huy động được 1 tỷ euro bằng việc bán trái phiếu 5 năm. Nhờ chính sách lãi suất âm trên thị trường trái phiếu châu Âu, tập đoàn của vị tỷ phú này đã có thể cho phép nhà đầu tư cho vay với mức lãi suất 0% – về cơ bản là huy động vốn miễn phí.

Việc huy động vốn miễn phí luôn là một cơ hội tốt theo quan điểm của Buffett, nhưng thực hiện điều này thông qua phát hành trái phiếu định danh bằng euro cũng là một gợi ý đối với các nhà đầu tư rằng, vị CEO của Berkshire có thể mua lại một số công ty tiềm năng ở thị trường nước ngoài. Động thái tương tự cũng có thể được thực hiện khi Berkshire đưa thêm đồng yen Nhật vào kho dự trữ tiền mặt.

Ý tưởng về việc Berkshire muốn huy động thêm tiền mặt lại khá… kì lạ, trong khi họ đang nắm giữ rất nhiều. Tính đến năm 2020, Berkshire đã có 128 tỷ USD tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán. Nhiều nhà đầu tư của công ty đã chỉ trích về việc tỷ phú Buffett không sử dụng tiền mặt trong cả một thời gian dài, họ chỉ ra rằng cổ phiếu của Berkshire đã “tụt hậu” như thế nào trong suốt đợt tăng giá mạnh của thị trường trong năm 2019.

Hướng tiếp cận của Bufett đối với tiền mặt hoàn toàn trái ngược với những gì một số công ty khác đang đối mặt. Ví dụ, Boeing tăng mạnh trả cổ tức và mua cổ phiếu quỹ trong những năm gần đây, nhưng hiện tại công ty này đang đối diện với cuộc khủng hoảng thanh khoản khi nguồn doanh thu cạn kiện và phải ngừng sản xuất do Covid-19 bùng phát. Boeing đã nhờ đến sự trợ giúp của các cơ quan tín dụng và từ đó tránh sử dụng tiền hỗ trợ từ chính phủ Mỹ, nhưng cổ phiếu lại lao dốc mạnh khi hoạt động kinh doanh bị xáo trộn. Berkshire muốn trở thành một công ty hỗ trợ tiền mặt cho những doanh nghiệp như vậy, chứ không phải là một công ty cần đến sự giúp đỡ.

Warren Buffett đã đi qua nhiều thị trường “gấu” từ trước đến nay, ông đã thể hiện khả năng giữ bình tĩnh và tìm kiếm những thương vụ “béo bở” trong bối cảnh những người khác đang hoảng loạn. Sẽ rất thú vị khi có thể chứng kiến liệu huyền thoại đầu tư có đưa thêm mã cổ phiếu nào vào danh mục đầu tư hay không, khi biết rằng ông đang huy động thêm tiền để thực hiện nhiều khoản đầu tư thông minh nhất có thể và trấn an các cổ đông.

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest