Podcast ngày 02.06.2020 – WARREN BUFFETT LÀM GIÀU TỪ ĐẦU TƯ NHƯ THẾ NÀO?

Mục lục

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay: “WARREN BUFFETT LÀM GIÀU TỪ ĐẦU TƯ NHƯ THẾ NÀO”

1. Tin vĩ mô và thông tin thị trường

Trung Quốc hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng nông sản của Mỹ

Hãng tin Bloomberg dẫn một số nguồn thạo tin cho biết giới chức Chính phủ Trung Quốc chỉ đạo các công ty nhà nước ngừng nhập khẩu một số nông sản của Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng song phương gia tăng liên quan tới vấn đề Hong Kong và đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Theo nguồn tin trên, các doanh nghiệp nhà nước Cofco và Sinograin đã được yêu cầu ngừng mua một số nông sản Mỹ, trong đó có đậu tương.
Giới quan sát nhận định động thái mới nhất của Trung Quốc có thể đe dọa tới thỏa thuận thương mại giai đoạn một mà Bắc Kinh và Washington đã đạt được hồi giữa tháng Một năm nay.
Phát biểu trước báo giới ngày 1/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian chỉ trích việc Mỹ quyết định gỡ bỏ trạng thái đặc biệt đối với Hong Kong cũng như những hành động đối phó với sinh viên và doanh nghiệp của nước này. Đồng thời, ông Zhao cho biết những nỗ lực của Mỹ nhằm phá hoại lợi ích của Trung Quốc sẽ bị đáp trả một cách kiên quyết.

Hạ viện Thái Lan thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ baht, tương đương 58 tỷ USD

Dự thảo luật gồm kế hoạch của Chính phủ Thái Lan vay 1.000 tỷ baht và kế hoạch Ngân hàng trung ương nước này cung cấp 900 tỷ baht dưới hình thức là các khoản cho vay và hỗ trợ trái phiếu doanh nghiệp.
Trong 1.000 tỷ baht nói trên, 600 tỷ baht sẽ được giải ngân hỗ trợ công tác nhân đạo và y tế, số còn lại được phân bổ cho tái thiết nền kinh tế và tạo việc làm.
Dự thảo luật này dự kiến sẽ sớm được đệ trình Thượng viện thông qua khi cơ quan lập pháp này nhóm họp vào đầu tháng 6.

Hàn Quốc thúc đẩy ngân sách bổ sung

Ngày 1/6, Chính phủ Hàn Quốc và đảng Dân chủ cầm quyền ở nước này đã nhất trí dành “khoản ngân sách bổ sung đơn lẻ lớn nhất” cung cấp tài chính khẩn cấp đợt 3 nhằm hỗ trợ nền kinh tế nước này khắc phục hậu quả của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Chính phủ và đảng cầm quyền ở Hàn Quốc cũng nhất trí sẽ đưa ra Quốc hội thông qua dự luật về ngân sách bổ sung này vào ngày 4/6 tới và giải ngân 75% khoản ngân sách này trong vòng 3 tháng sau đó. Khoản ngân sách nói trên được cho là có thể lên tới hơn 30.000 tỷ won (hơn 20 tỷ USD).

2. Tình hình kinh tế và thị trường Việt Nam

Sức khỏe sản xuất dần cải thiện

Theo IHS Markit, chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) của Việt Nam đã tăng 10 điểm trong tháng 5, đạt 42,7 điểm so với mức thấp kỷ lục là 32,7 của tháng 4. Mức độ giảm trong tháng 5 nhẹ hơn nhiều so với tháng 4 khi một số công ty đã bắt đầu khôi phục lại hoạt động.

Bình luận về kết quả khảo sát mới đây, Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, nói: “Thành công của Việt Nam trong việc đưa đại dịch Covid-19 vào tầm kiểm soát cho phép nền kinh tế có thể bắt đầu chặng đường hồi phục. Tuy nhiên, dữ liệu PMI của tháng 5 cho thấy con đường sẽ còn dài, khi lĩnh vực sản xuất vẫn suy giảm vào thời điểm giữa quý 2 của năm, mặc dù mức giảm là nhẹ hơn nhiều so với mức kỷ lục của tháng 4.

Chỉ số công khai minh bạch ngân sách Việt Nam tăng

Kết quả điểm số công khai minh bạch ngân sách của Việt Nam năm 2019 đã có bước cải thiện mạnh so với kỳ đánh giá năm 2017, xếp hạng 77/117 nước, tăng 14 bậc.

Trong bối cảnh nhiều nền kinh tế trên thế giới đang bị ảnh hưởng bị dịch bệnh COVID-19, việc các tổ chức quốc tế đánh giá cao chỉ số công khai minh bạch ngân sách ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, tạo niềm tin cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư nước ngoài trở lại mua ròng

Trong khi dòng tiền nội vẫn tham gia tích cực vào thị trường thì nhà đầu tư nước ngoài vẫn khá thăm dò và mua ròng nhẹ hơn 35 tỷ đồng trong phiên đầu tiên của tháng 6. Đáng chú ý, chứng chỉ quỹ vẫn là tâm điểm mua vào của khối ngoại trong những phiên gần đây. Phiên hôm nay, khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ FUESSVFL với khối lượng 5 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 47,41 tỷ đồng. Tiếp theo đó, VNM được mua ròng 36,7 tỷ đồng, VHM đạt 24,76 tỷ đồng, HPG với 21,9 tỷ đồng.

3. Các kênh đầu tư

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam thí điểm niêm yết gạo và năng lượng

Quyết định số1369/QĐ-BCT, Bộ Công Thương cho phép Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam niêm yết giao dịch mặt hàng gạo và nhóm hàng năng lượng (gồm dầu WTI, dầu Brent, xăng pha chế, khí tự nhiên, dầu ít lưu huỳnh) với thời gian thực hiện thí điểm là một năm.

Như vậy, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam đã có 19 mặt hàng được cấp phép giao dịch, chia thành 4 nhóm hàng lớn, bao gồm nông sản (đậu tương, lúa mì, ngô, dầu đậu, khô đậu), kim loại (bạc, bạch kim, đồng, quặng sắt), nguyên liệu công nghiệp (cà phê Arabica, đường, cacao, bông, caosu) và nhóm hàng năng lượng.

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam hiện là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tập trung cấp quốc gia duy nhất tại Việt Nam, được phép liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa quốc tế.

4. Câu chuyện đầu tư

WARREN BUFFETT LÀM GIÀU TỪ ĐẦU TƯ NHƯ THẾ NÀO

“Tôi không bao giờ toan kiếm tiền từ thị trường chứng khoán. Tôi luôn giả định hôm sau người ta có thể đóng cửa thị trường và không mở cửa lại suốt 5 năm sau đó”.
Đó là tuyên bố của Warren Buffett, vị tỷ phú tự lập người Mỹ 90 tuổi. Tổng tài sản riêng của vị chủ tịch, tổng giám đốc công ty cổ phần Berkshire Hathaway, một trong những người giầu nhất thế giới với tài sàn ròng gần 100 tỷ USD.

Trong cuốn sách có tựa “Làm sao để giàu như Warren Buffett”: Các nguyên tắc và phương pháp thực hiện của nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới, Robert Miles, chuyên gia về Buffett kể rõ về ông, cùng những nguyên tắc đầu tư đơn giản nhưng hiệu quả vào thị trường chứng khoán (TTCK) và những lĩnh vực kinh doanh mà ông tin tưởng.

Chỉ là hợp thức hóa

Câu nói đầu bài của Warren được minh chứng bằng việc ông không bao giờ đầu tư vào cổ phiếu, mà đầu tư vào công ty. Ông cho rằng cổ phiếu chỉ là sự hợp thức hóa quyền sở hữu của cổ đông với công ty ấy, nên không có chuyện ông “mua bán lòng vòng”.

Ông thường vận dụng chiến lược “mua và nắm giữ” suốt một thời gian dài (thậm chí mãi mãi) một khi xác định đó là những công ty chiến lược, Buffett cho rằng cổ phiếu tốt là cổ phiếu đang được thị trường định giá thấp. Khoảng cách giữa giá thị trường và giá trị nội tại càng lớn thì biên độ an toàn cùng lợi nhuận cho nhà đầu tư sẽ càng cao.

Để có lợi nhuận thì phải tính được giá trị thật hoặc giá trị nội tại của cổ phiếu hay của công ty đó. Điều đó có nghĩa là phải nghiên cứu kỹ và sâu về từng công ty ông sắp đầu tư. Buffett khuyên: “Muốn thành công thì chịu khó đọc báo cáo thường niên của các công ty”.

Trong thực tế, Buffett tìm kiếm những công ty mà ông biết rõ, có lịch sử lợi nhuận ổn định, triển vọng phát triển dài hạn, có khả năng thu được lợi nhuận tốt từ vốn với mức nợ thấp… Tiêu chuẩn mà ông đề ra là một doanh nghiệp có mô hình hoạt động đơn giản, mức doanh thu ổn định, lợi nhuận trên vốn tốt, nợ ít, và ban quản lý tốt. Ông quan tâm tới những công ty nằm trong mức từ 5 tỷ tới 20 tỉ USD, những công ty càng lớn càng tốt.

Buffett không bao giờ vội mua các cổ phiếu có biên độ an toàn không rõ ràng. Ông thường đợi khi thị trường vào giai đoạn điều chỉnh hoặc đang giảm giá mạnh để mua cổ phiếu với giá thấp hơn giá trị nội tại của nó. Cách đầu tư đơn giản này giúp ông giàu và không bị tổn thất, dù ông bị chê là thận trọng nên bỏ phí những cơ hội lớn.

Ông không quan tâm giá cổ phiếu trên TTCK lên hay xuống, hay nói cách khác, đến lúc mua ông mới chú ý giá tăng hay giảm, sau đó không quan tâm nữa. Môi quan tâm duy nhất của ông sau đó là tình hình hoạt động kinh doanh của công ty như thế nào!

Nếu làm theo Warren Buffett, chúng ta có thể không giàu có như ông, nhưng chúng ta cũng sẽ có thể trở thành những người thành công nhất trên TTCK.

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest