Phần II: Các rủi ro đầu tư – rủi ro cụ thể

Rủi ro đầu tư - rủi ro cụ thể

Mục lục

Phần I đã đề cập về rủi ro hệ thống, có ảnh hưởng toàn diện đến toàn bộ thị trường. Nói nôm na là lụt về thành phố thì khó ai có thể tránh ướt chân được! “Vậy thì vai trò của quỹ đầu tư có tác động như thế nào trong việc đầu tư chứng khoán của tôi nhỉ” Bạn sẽ hỏi như vậy.

phân loại rủi ro đầu tư

Phần II xin trả lời câu hỏi ấy qua lăng kính phân tích Rủi ro cụ thể.

Vậy trong một thị trường tốt, tất cả cổ phiếu đều tăng đúng không? Tất nhiên khi mọi yếu tố vĩ mô thuận lợi, mọi người chi tiêu nhiều hơn, doanh nghiệp có cơ hội sản xuất tốt hơn và bán được hàng, thì khả năng cao là hầu hết cổ phiếu đều có thể tăng giá. Nước lên thì thuyền lên mà! Tuy nhiên, không phải mọi món hàng đều có giá trị như nhau. Lấy ví dụ như ngành thép từ giữa năm 2017 đến đầu 2018 có điều kiện thuận lợi khi giá thép tăng và nhu cầu tiêu thụ trong nước khá tốt. Tuy nhiên nếu so sánh một khoản đầu tư vào cổ phiếu đầu ngành là HPG với đầu tư vào các đối thủ là NKG và HSG, thì nhà đầu tư HPG đã có khoản lãi gấp nhiều lần. Quỹ đầu tư với năng lực phân tích chuyên sâu, gia tăng khả năng nhìn ra được tiềm năng tăng trưởng và hạn chế được rủi ro doanh nghiệp (rủi ro đến từ chính nội tại của doanh nghiệp đó, không có tính chất bao trùm toàn ngành hay toàn thị trường).

Câu hỏi tiếp theo là “có nên bỏ tất cả trứng vào 1 rổ”? Câu trả lời là còn tùy thuộc! Trước hết chúng ta có thể xem rủi ro là các yếu tố biến động không lường trước được. Như vậy, nếu bạn kiểm soát được các yếu tố không lường trước, thì bạn có thể bỏ hết trứng vào 1 rổ. Thực tế đã có những quỹ đầu tư làm như vậy, như là quỹ Passion Investment và công ty Hestia. Họ đã có những khoản lợi nhuận rực rỡ những năm 2016, 2017 khi đầu tư tập trung vào MWG. Tuy nhiên, 2 quỹ này đã hứng chịu thua lỗ lớn khi tất tay vào VPB trong năm 2018. Những nhà quản lý quỹ đều có phương pháp riêng của mình và khó có thể phủ nhận họ đã tìm hiểu rất sâu về doanh nghiệp và tính toán rất kỹ lưỡng. Nhưng đôi khi có những rủi ro không ai lường trước được, và khi đã all-in vào 1 cổ phiếu, một phản ứng thái quá của thị trường có thể phá bỏ mọi công sức đã bỏ ra và dập tắt các kỳ vọng. Do đó, trong đại đa số các trường hợp, đa dạng hóa danh mục đầu tư là cần thiết để quản trị rủi ro tập trung. Quỹ mở như VNDAF đáp ứng tiêu chí đa dạng danh mục không chỉ là lời hứa của nhà quản lý quỹ mà còn là sự tuân thủ theo điều lệ quỹ đã được công bố và quản lý bởi Ủy ban chứng khoán, đó là hạn chế đầu tư tập trung vào 1 cổ phiếu, hoặc 1 nhóm cổ phiếu.

Mặc dù xác định đầu tư dài hạn, tuy nhiên khi có nhu cầu tiền mặt, bạn sẽ vẫn cần rút tiền từ những khoản đầu tư này. Trên thị trường chứng khoán, đã không ít cổ phiếu đã từng trăng bên mua, thậm chí nhiều phiên liên tục, đó chính là rủi ro thanh khoản. Quỹ mở như VNDAF rất coi trọng tính thanh khoản trước khi lựa chọn cổ phiếu trong danh mục đầu tư, đồng thời, còn duy trì một tỷ trọng tiền mặt/chứng khoán hợp lý, có thể đáp ứng rút tiền của nhà đầu tư.

Hãy luôn nhìn xuống, trước khi nhìn lên. Việc hiểu đúng về rủi ro đầu tư và tuân thủ những nguyên tắc quản trị rủi ro là rất cần thiết để chúng ta không bị bất ngờ nếu như thị trường biến động không như dự kiến ban đầu.

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest