NHỮNG ĐẶC TÍNH QUAN TRỌNG CỦA TRÁI PHIẾU

Mục lục

NHỮNG ĐẶC TÍNH QUAN TRỌNG CỦA TRÁI PHIẾU
NHỮNG ĐẶC TÍNH QUAN TRỌNG CỦA TRÁI PHIẾU

Đặc tính của trái phiếu là nội dung quan trọng nhất khi tìm hiểu về trái phiếu để ra quyết định đầu tư. Trái phiếu có mức độ an toàn thế nào, có phù hợp và đáng đầu tư không đươc thể hiện rất rõ trong những đặc tính của nó. Đặc tính của trái phiếu được nêu trong các điều khoản khế ước của Trái phiếu. Đây là một văn bản qui định bởi pháp luật có nêu rõ các đặc tính của trái phiếu đó. Do mỗi đợt phát hành Trái phiếu không giống nhau, nên việc nắm bắt rõ các điều khoản một cách chính xác trước khi đầu tư là điều rất quan trọng. Nắm rõ các đặc tính này là một trong những kinh nghiệm của NDT trái phiếu chuyên nghiệp. Dưới đây là các đặc tính cơ bản của Trái phiếu:

Ngày đáo hạn của trái phiếu

Ngày đáo hạn của trái phiếu là ngày mà khoản vay gốc (principal) hay giá danh nghĩa (par), giá trị của trái phiếu sẽ được thanh toán cho NĐT. Lúc đó, nghĩa vụ trả trái phiếu của công ty sẽ kết thúc. Thời điểm đáo hạn hay thời gian đáo hạn bình quân là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến độ rủi ro của trái phiếu. Trái phiếu có thời gian đáo hạn càng gần thì càng an toàn hoặc TP có thời gian đáo hạn bình quân càng ngắn cũng tương tự. Một kinh nghiệm quý báu trong đầu tư TP cũng như quản lý danh mục TP là NĐT cần sở hữu các TP có thời gian đáo hạn khác nhau để cân bằng danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro.

Trái phiếu bảo đảm/ Không bảo đảm

Một trái phiếu có thể được bảo đảm hoặc không có bảo đảm. Trái phiếu không có bảo đảm được gọi là trái khoán (debenture), trả lãi và trả nợ gốc chỉ có thể được đảm bảo bởi độ tin cậy của công ty phát hành ra nó. Nếu công ty không thành công, bạn có thể chỉ nhận về rất ít từ khoản đầu tư ban đầu. Mặt khác, một trái phiếu được bảo đảm là trái phiếu mà trong đó tài sản cụ thể được cam kết đối với người sở hữu trái phiếu nếu công ty không thể hoàn trả nghĩa vụ nợ của mình. Để giảm thiểu rủi ro cho danh mục đầu tư, NĐT cũng nên sở hữu đa dạng các loại TP. Nó nên bao gồm các TP có đảm bảo và không đảm bảo.

Trái phiếu có ưu đãi thanh khoản (Liquidation Preference)

Khi một công ty phá sản, công ty đó sẽ trả lại tiền cho NĐT theo một thứ tự cụ thể khi tất toán nợ. Công ty tiến hành trả tiền cho các NĐT sau khi đã bán hết tất cả tài sản của mình. Nợ cao cấp (senior debt) được trả trước, sau đó là nợ thứ cấp (subordinated debt) và phần còn lại dành cho các cổ đông. Như vậy, Công ty sẽ trả nợ cho trái chủ trước khi trả cho các cổ đông. Đây là một đặc tính giúp trái phiếu có độ an toàn cao hơn cổ phiếu.

Trái tức của trái phiếu (Coupon)

Trái tức là số tiền lãi phải trả cho người sở hữu trái phiếu, thông thường hàng năm hoặc nửa năm một lần. Trái tức càng cao cũng đi song hành với rủi ro TP càng cao. Do đó, NĐT có kinh nghiệm sẽ không tham mà dồn toàn bộ tài sản vào một TP có trái tức cao quá.

Quyền mua lại trái phiếu trước khi đáo hạn (Callability)

Một số trái phiếu có thể được thanh toán bởi công ty phát hành trước thời gian đáo hạn. Nếu một trái phiếu có một điều khoản lệnh gọi (call provision), nó có thể được thanh toán sớm hơn. Đây là sự lựa chọn của công ty(tổ chức phát hành TP), giá thanh toán thường cao hơn một chút so với giá danh nghĩa(Par).

Trạng thái Thuế của trái phiếu (Tax Status)

Trong khi phần lớn trái phiếu DN do công ty phát hành là các khoản đầu tư phải chịu thuế; vẫn có một số trái phiếu Chính phủ và trái phiểu địa phương được miễn thuế. Nó có nghĩa thu nhập và vốn có được nhờ trái phiếu không phải chịu thuế thông thường của Nhà nước hoặc địa phương.

Khi NĐT không phải trả thuế lợi nhuận, trái phiếu miễn thuế sẽ có lãi suất thấp hơn so với trái phiếu chịu thuế tương đương. Một NĐT phải tính toán lợi tức tương đương thuế (tax- equivalent yield) để so sánh với khoản lợi nhuận của các công cụ chịu thuế.

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest