Dcall podcast ngày 31.05.2022 – GVR: Tập đoàn Cao su VN lên kế hoạch lãi gần 6.500 tỷ, thoái vốn VRG và SIP

Mục lục

1. THÔNG TIN VĨ MÔ

  • Các Ngân hàng trung ương thực hiện hơn 60 đợt nâng lãi suất trong 3 tháng qua
  • Các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới đã thông báo hơn 60 đợt nâng lãi suất trong 3 tháng qua, mức cao nhất kể từ đầu năm 2000, theo phân tích của Financial Times.
  • Christian Keller – Chuyên gia kinh tế tại Barclays, cho biết: “Chu kỳ thắt chặt tiền tệ đang là hiện tượng diễn ra trên toàn cầu”.
  • Vào đầu tháng 5/2022, Fed nâng lãi suất 50 điểm cơ bản lên 0.75-1%, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2000. Ngân hàng Trung ương Anh nâng lãi suất tại 4 cuộc họp liên tiếp và hiện lãi suất cơ bản đang ở mức 1%. Các Ngân hàng trung ương Canada, Austalia, Ba Lan, Ấn Độ đều được dự báo nâng lãi suất trong vài tuần tới.
  • Tuy nhiên, lãi suất hiện tại vẫn đang ở mức thấp so với các tiêu chuẩn lịch sử và các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng các đợt nâng lãi suất gần đây chỉ mới là khởi đầu cho chu kỳ thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu.
  • Lạm phát ở Đông Á vẫn còn thấp, nhưng điều đó không ngăn các Ngân hàng Trung Ương ở khu vực này nâng lãi suất. Trong tháng 5, Hàn Quốc và Malaysia nâng lãi suất, còn Trung Quốc đi ngược xu hướng do dịch bệnh nên hạ mức lãi suất cho vay 1 năm xuống.
  • Đà tăng của giá năng lượng và thực phẩm sau cuộc chiến Nga-Ukraine dẫn đến lạm phát chạm mức đỉnh trong nhiều thập kỷ qua gây nên sự chuyển dịch đột ngột về chính sách ở nhiều quốc gia.
  • OPEC + có kế hoạch tăng sản lượng dầu trong tháng 7.
  • Theo Reuters, OPEC+ có thể chỉ nâng nhẹ mục tiêu sản lượng của tháng 7 lên 432.000 thùng/ngày bất chấp lời kêu gọi của phương Tây về việc đẩy mạnh khai thác hơn nữa nhằm hạ nhiệt giá dầu thô khi giá dầu tăng 5% trong tháng tính đến tháng 5.
  • Mặt khác, theo một thỏa thuận đạt được vào tháng 7 năm ngoái, OPEC+ thống nhất tăng sản lượng khai thác dầu thô khoảng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng. Trên thực tế sản lượng dầu của nhóm OPEC+ đã giảm mạnh, thấp hơn mục tiêu 2,6 triệu thùng/ ngày, trong đó Nga chiếm một nửa mức thiếu hụt. Nguyên nhân do các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây đối với Nga và nhiều đối tác miễn cưỡng không mua dầu của nước này đã ảnh hưởng đến sản lượng khai thác.
  • EU đang đề xuất giảm dần việc nhập khẩu dầu thô của Nga trong 6 tháng tới và ngừng mua các sản phẩm tinh chế khác vào cuối năm nay. Song, Hungary, Slovakia và Croatia đang đe dọa sự thống nhất của khối kinh tế chung khi phản đối đề xuất này.
  • Về phía Nga đang thúc đẩy việc bán dầu cho Trung Quốc và Ấn Độ khi ngày càng khó khăn ở các thị trường ở Châu Âu.

2. THÔNG TIN VĨ MÔ VIỆT NAM

  • Kim ngạch xuất khẩu cá tra tăng gần 100% nhờ giảm cạnh tranh qua việc giảm áp lực cạnh tranh từ Nga
  • Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu cá tra đã có sự phục hồi mạnh mẽ ở nhiều thị trường từ những lợi thế do nguồn cung cá thịt trắng của Nga bị gián đoạn. Tính đến giữa quý II/2022, kim ngạch xuất khẩu cá tra đã đạt trên 1 tỷ USD, tăng tới 97% so với cùng kỳ năm 2021.
  • Theo đó, nhóm thị trường tăng trưởng cao nhất, với mức tăng hơn 100% là Trung Quốc và Mỹ, lần lượt đạt 156% và 136%. Trong khi đó, thị trường lớn khác là EU có mức tăng trưởng gần 85%.
  • Giá cá tra xuất khẩu đang có xu hướng tăng. Giá cá tra xuất khẩu sang Mỹ đang ở mức 4,5 USD/kg, cao nhất trong 3 năm qua. Các chuyên gia đánh giá, nguồn cung cá thịt trắng từ Nga bị gián đoạn, sản lượng cá da trơn của Mỹ giảm, lạm phát cao, thuế chống bán phá giá đợt rà soát lần thứ 17 (POR17) có lợi cho nhiều doanh nghiệp cá tra, giá xuất khẩu cá tra trung bình sang Mỹ đạt đỉnh… là những yếu tố chính khiến cho xuất khẩu cá tra sang Mỹ 4 tháng đầu năm nay tăng mạnh.
  • Cơ quan Thanh tra và An toàn thực phẩm Mỹ (FSIS) mới đây đã công nhận thêm 6 nhà máy chế biến cá tra của Việt Nam được phép chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá tra sang thị trường Mỹ, nâng tổng số nhà máy được công nhận lên 19 nhà máy.
  • Tháng 5, doanh thu du lịch lữ hành tăng hơn 324%
  • Báo cáo kinh tế – xã hội vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 ước đạt 477.300 tỷ đồng, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, dịch vụ du lịch lữ hành phục hồi mạnh nhất, với doanh thu tăng 324,3% so với cùng kỳ năm trước.
  • Tính chung 5 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt gần 2,26 triệu tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ 2021. Tổng cục Thống kê cho rằng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng có quy mô cao hơn và đang dần bắt kịp tốc độ tăng của cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch bệnh.
  • Doanh thu du lịch lữ hành 5 tháng tăng mạnh nhất trong các nhóm dịch vụ, ở mức 34,7% so với cùng kỳ năm trước, do hoạt động du lịch phục hồi mạnh mẽ và sự kiện SEA Games 31 đã thu hút nhiều đoàn quốc tế đến Việt Nam.
  • Theo Tổng cục Thống kê, kết quả này có được là nhờ đời sống sinh hoạt của người dân trở về trạng thái bình thường của những năm trước dịch Covid-19, nhu cầu du lịch tăng mạnh cùng với sự kiện SEA Games 31 làm cho hoạt động thương mại, dịch vụ trong tháng 5 trở nên nhộn nhịp và sôi động.

3. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

  • GVR: Tập đoàn Cao su VN lên kế hoạch lãi gần 6.500 tỷ, thoái vốn VRG và SIP
  • Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HoSE: GVR) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng Cổ đông thường niên dự kiến tổ chức trong tháng 6 tới.
  • Theo đó, năm 2022, GVR dự báo là một năm khó khăn, nhất là đối với hoạt động khai thác mủ cao su, lĩnh vực kinh doanh chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất Tập đoàn
  • GVR đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận hợp nhất trước thuế là 29.707 tỷ đồng và 6.480 tỷ đồng; doanh thu và lợi nhuận trước thuế riêng Công ty mẹ lần lượt là 4.460 tỷ đồng và 2.310 tỷ đồng. Cổ tức dự kiến 5%.
  • Theo GVR, trong năm 2022 này, Tập đoàn đặc biệt tiếp tục rà soát, tính toán và cân đối các nguồn thu khác từ hoạt động thoái vốn ngoài ngành như tiếp tục thoái vốn mã cổ phiếu VRG của Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam, đồng thời bán cổ phiếu thưởng của mã cổ phiếu SIP của Đầu tư Sài Gòn VRG. Hiện GVR đang nắm giữ 15,5% vốn tại VRG và 1,48% SIP.
  • Năm 2022 Tập đoàn và các đơn vị thành viên sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển các dự án khu công nghiệp / cụm công nghiệp trên đất cao su chuyển đổi theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhằm tiếp tục tiết giảm đầu tư, giãn đàu tư những hạng mục chưa cần thiết, đưa nguồn vốn về cân đối để tập trung trả nợ vay ngân hàng, giảm áp lực tài chính.
  • Vietjet đặt mục tiêu hoạt động có lãi năm 2022, cổ tức 20% bằng cổ phiếu
  • Theo báo cáo tại đại hội cổ đông năm 2022, Vietjet (VJC) đạt doanh thu hợp nhất 12.875 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 80 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2021, tổng tài sản của Vietjet đạt gần 51.654 tỷ đồng, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu chỉ 0,9 lần và chỉ số thanh khoản 1,6 lần, nằm ở nhóm tốt trong ngành hàng không.
  • Năm 2021 là một năm thử thách cho ngành hàng không nhưng Vietjet vẫn thực hiện 40.000 chuyến bay, vận chuyển 5,4 triệu lượt khách trên hơn 50 đường bay và vận chuyển hơn 63.000 tấn hàng hóa, ghi nhận doanh thu tăng trên 200% so với năm 2020.
  • Kế hoạch năm 2022, Vietjet đặt mục tiêu nâng đội tàu bay lên 82 tàu, khai thác 100.000 chuyến bay, vận chuyển được 18 triệu lượt hành khách. Dự kiến chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối tích lũy từ các năm trước đại dịch. Hãng cũng đặt kế hoạch doanh thu vận tải hàng không đạt hơn 22.300 tỷ đồng và hoạt động có lãi.
  • Bên cạnh đó, Vietjet ký kết với Tập đoàn Airbus để đầu tư đội tàu bay thân rộng Airbus A330-300 theo mô hình hàng không chi phí thấp. Đồng thời kí thỏa thuận với Boeing tiếp tục thực hiện hợp đồng với nhiều chương trình hợp tác dài hạn, xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm hàng không của khu vực và thế giới.
  • Với những gì đã và đang thực hiện, Vietjet là một minh chứng cho sự linh hoạt, thích ứng, phát triển đúng hướng để đứng vững trong đại dịch và tìm kiếm được nhiều cơ hội mới trong việc phát triển khai thác hàng không.

4. NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

– Phiên giao dịch 30/05/2022, chỉ số VNINDEX trong phiên sáng dao động quanh tham chiếu nhưng đến phiên chiều, nhờ lực cầu lớn vào đã kéo chỉ số tăng đạt mốc 1.293,92 điểm, tăng 8,47 điểm (+ 0.66%)

– Về độ rộng thị trường, phe mua tiếp tục giữ ưu thế khi có 289 mã tăng /145 mã giảm trên sàn HOSE. Thanh khoản trong phiên hôm nay đã có sự cải thiện nhẹ so với phiên giao dịch trước khi đạt 16.496,243 tỷ đồng.

– Hôm nay tiếp tục là 1 phiên cân bằng giữa các mã tăng điểm và giảm điểm tác động tới chỉ số VNINDEX. Cả chiều tăng và giảm đều dao động trong biên độ dưới 1 điểm. Chiều tăng, nổi bật có các mã VHM (+0,884 điểm), VJC (+0,756 điểm), VCB (+0,72 điểm). Ở chiều ngược lại, các mã giảm điểm nổi bật gồm có MWG (-0,279 điểm), VNM (-0,265 điểm) và BCM (-0,131 điểm).

– Phiên giao dịch hôm vẫn duy trì được sắc xanh với đà tăng ổn định, ghi nhận 7/10 nhóm ngành tăng điểm nhẹ như Nhóm ngành Công nghiệp (+1,97%), Năng lượng (+1,12%) và Dịch vụ tiện ích (+1,01%),….. Ba Nhóm ngành có mức giảm nhẹ dưới 1% là Tiêu dùng (-0,94%), Chăm sóc sức khỏe (-0,62%) và Công nghệ thông tin (-0,4%). Trong đó Tài chính vẫn là nhóm ngành dẫn đầu về giá trị giao dịch với hơn 3,157 nghìn tỷ đồng, tiếp đến là ngành Công nghiệp hơn 2,3 nghìn tỷ đồng và Bất động sản, Nguyên vật liệu có giá trị giao dịch dưới 2 nghìn tỷ đồng.

– Khối ngoại trong phiên hôm nay mua ròng mạnh hơn 1.705 tỷ đồng với việc tiếp tục mua 1.137,68 tỷ đồng quỹ FUEVFVND trước kỳ cơ cấu quỹ ETF tháng 5 vào ngày mai, tiếp đến là FPT (+390.69 tỷ đồng) và STB (+45.24 tỷ đồng). Chiều bán ròng tập trung vào các mã E1VFVN30 (-62.82 tỷ đồng), PNJ (-59,96 tỷ đồng), GAS (-26.15 tỷ đồng)

– Phiên giao dịch ngày hôm nay chỉ số VNINDEX gặp áp lực bán khi tiếp cận vùng kháng cự 1.300 điểm. Tuy nhiên nhờ có dòng tiền tham gia mạnh ở phiên chiều nên VNINDEX vẫn giữ vững được đà tăng của mình. Chỉ còn vài điểm nữa là chỉ số sẽ chạm tới vùng 1.300 điểm, nhà đầu tư cần theo dõi kỹ diễn biến thị trường ở những nhịp tăng này, nếu đà tăng tiếp tục được duy trì với thanh khoản cao thì chúng ta có thể kỳ vọng VNINDEX hướng tới vùng gap 1.320 điểm. Nếu có sự điều chỉnh, vùng hỗ trợ ngắn hạn quanh 1.260 điểm sẽ là mốc nhà đầu tư cần theo dõi. Thời điểm này, nhà đầu tư không nên tham gia mua đuổi với những mã cổ phiếu đã có đà tăng mạnh để tránh rủi ro xuất hiện nhịp điều chỉnh của cổ phiếu.

———–

Cập nhật Bản tin nhận định thị trường DCALL vào 8hh00 sáng hàng ngày trên các kênh: Website VNDIRECT và Soundcloud https://soundcloud.com/vndirect-dcall

Tham khảo thêm Youtube VNDIRECT | DINSIGHTS để cập nhật thông tin qua góc nhìn chuyên gia về các vấn đề tâm điểm trên thị trường tài chính chứng khoán, theo dõi phân tích và nhận định cổ phiếu hàng tuần: https://www.youtube.com/c/vndirectdinsightsbantronchuyengia

———–

  • DGO Con đường Tích sản Tài chính và An tâm Đầu tư. Tham khảo thêm tại: dgo.vndirect.com.vn
  • Tư vấn đầu tư hàng tuần: 9h30/14h30 – Thứ 3, Thứ 4 và Thứ 5. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5Ch0 
  • Khóa học DGO và Tháp tài sản: sáng Thứ 7 hàng tuần. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5pL0

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest