DCall Podcast ngày 14/09/2022 – Mỹ: Lạm phát tháng 8 tăng vượt dự báo dù giá xăng giảm mạnh

Mục lục

1. THÔNG TIN THẾ GIỚI  

• Mỹ: Lạm phát tháng 8 tăng vượt dự báo dù giá xăng giảm mạnh 

– Cục Thống kê Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 đã tăng 0,1% so với tháng trước và 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả rất bất ngờ vì các chuyên gia kinh tế đều đang kỳ vọng lạm phát tổng thể giảm 0.1% so với tháng trước và chỉ tăng 8% so với cùng kỳ. 

– Nếu loại trừ chi phí lương thực và năng lượng với nhiều biến động, CPI lõi tháng 8 tăng 0,6% so với tháng 7 và 6,3% so với cùng tháng năm 2021. Trong khi các chuyên gia đã kỳ vọng CPI lõi chỉ tăng 0,3% so với tháng liền trước và 6% so với cùng kỳ năm ngoái. 

– Giá năng lượng giảm 5% trong tháng trước, kéo theo chỉ số xăng dầu giảm 10,6%. Tuy nhiên, những sự sụt giảm đó đã được bù đắp bởi sự gia tăng ở những mặt hàng khác trong rổ. 

– Chỉ số lương thực tăng 0,8% trong tháng 8 và chi phí ăn ở (chiếm khoảng 1/3 tỷ trọng CPI) tăng 0,7% so với tháng liền trước và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2021. Dịch vụ chăm sóc y tế cũng tăng 0,8% trong tháng và cao hơn 5,6% so với tháng 8 năm 2021. 

– Trước đó, thị trường phần lớn đều kỳ vọng Fed nâng lãi suất 75 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 9/2022. Sau báo cáo CPI, khả năng nâng 50 điểm cơ bản đã bị gạt bỏ và thậm chí có khả năng Fed nâng 100 điểm cơ bản, theo dữ liệu từ CME Group. 

– Thị trường chứng khoán Mỹ lập tức lao dốc sau thông tin về lạm phát. Kết phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones giảm 1.276 điểm, tương đương 3,94%, còn 31.104,98 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 4,32% trong khi chỉ số Nasdaq giảm 5,16%.  

• Đức: S doanh nghip v n tăng trong tháng 8/2022  

– Số liệu sơ bộ do Văn phòng Thống kê liên bang Đức (Destatis) công bố ngày 12/9, cho thấy trong tháng 8 vừa qua, số vụ doanh nghiệp bị vỡ nợ ở nước này đã tăng 6,6% so với tháng trước đó. 

– Theo ông Steffen Mueller thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế Leibniz ở thành phố Halle của Đức (IWH), sau một thời gian dài có số doanh nghiệp bị vỡ nợ thấp, con số này ở Đức đã bắt đầu tăng lên. 

– Ông Mueller nêu rõ giá nhiên liệu cao đang tạo ra gánh nặng đáng kể cho các doanh nghiệp Đức. So với năm ngoái, số doanh nghiệp bị vỡ nợ đã tăng 26% trong tháng 8. 

– Các vấn đề về chuỗi cung ứng, sự gia tăng chi phí về lao động và việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất đã khiến cho nền kinh tế nước này gặp nhiều khó khăn hơn. 

– Cũng về vấn đề trên, ông Marcel Fratzscher, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức (DIW), cho hay: “Chúng ta nói rất nhiều về các vụ doanh nghiệp bị vỡ nợ, nhưng mối quan tâm lớn nhất của tôi là các vụ vỡ nợ của doanh nghiệp tư nhân. Hiện có nhiều doanh nghiệp tư nhân nộp đơn xin phá sản do chi phí mua khí đốt và điện tăng vọt”. 

– Theo số liệu của Destatis, sau khi giảm trong hai tháng, tỷ lệ lạm phát ở Đức đã đạt mức kỷ lục 7,9% trong tháng 8/2022.  

– Giá lương thực ở nước này đã tăng hơn gấp đôi so với tỷ lệ lạm phát chung, trong khi giá nhiên liệu thậm chí còn tăng 35,6% so với cùng kỳ năm ngoái. 

2. THÔNG TIN VĨ MÔ VIỆT NAM  

• Giao dch M&A  Vit Nam có th ‘gim nhit’ dn v cui năm 

– Theo báo cáo của Tập đoàn EY cho thấy trong bối cảnh hoạt động M&A toàn cầu trong nửa đầu năm 2022 ghi nhận 2.274 thương vụ M&A, với tổng giá trị 2,02 nghìn tỷ đô la Mỹ, giảm 18% về thương vụ và 27% về giá trị và so với cùng kỳ năm ngoái thì giao dịch này của Việt Nam trong cùng thời gian trên vẫn tăng mạnh với tổng giá trị thương vụ gần bằng cả năm ngoái. 

– Ông Trần Vinh Dự, lãnh đạo Bộ phận Chiến lược và Giao dịch tài chính, EY Đông Dương kiêm Phó tổng giám đốc EY Việt Nam, cho biết qua ghi nhận hoạt động đầu tư từ quỹ đầu tư tư nhân (PE) và quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) tại Việt Nam, có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa đầu năm, bất chấp những bất ổn trên thị trường vốn và thị trường nợ. Cụ thể, tổng giá trị thương vụ giao dịch M&A nửa đầu năm 2022 ở Việt Nam gần bằng cả năm 2021 (4,97 tỷ đô la Mỹ). 

– Tuy nhiên, trong xu hướng toàn cầu về lãi suất tăng cao, lạm phát, chuỗi cung ứng gián đoạn, bất ổn địa chính trị, giá dầu tăng và một số lĩnh vực thiếu nguồn nhân lực…  có thể sẽ tạo ra những tác động khiến hoạt động M&A tại Việt Nam “giảm nhiệt”. 

– Dù có nhiều lợi thế, Việt Nam khó tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực khi vốn đầu tư từ các nước phát triển vào các thị trường mới nổi suy giảm, căng thẳng địa chính trị và lạm phát cao. Đây là những yếu tố làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư vào nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam, ông Dự chia sẻ. 

3. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM  

• VJC: Dự định phát hành riêng l 34,8 triu c phiếu 

– HĐQT CTCP Hàng không Vietjet (VJC) đã công bố Nghị quyết thông qua phương án phát hành cổ phiếu theo chủ trương đã được Đại hội cổ đông thường niên. 

– Cụ thể, Vietjet dự định phát hành riêng lẻ 34,8 triệu cổ phiếu VJC, tương đương với 6,43% tổng số cổ phần đang lưu hành. Giá phát hành dự kiến là 135.000 đồng/cp, trong khi giá kết phiên gần nhất là 118.00 đồng/cp. 

– Nếu phát hành thành công như kế hoạch, Vietjet sẽ thu về 4.698 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng từ mức 5.416 tỷ đồng hiện nay lên 5.764 tỷ đồng. 

– Cổ phiếu được chào bán thành công trong đợt này sẽ hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm. Thời gian phát hành dự kiến là trong năm 2022 và 2023 sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. 

– Số tiền thu được từ đợt phát hành sẽ được dùng để bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu nhằm “nâng cao năng lực tài chính, quy mô hoạt động và năng lực cạnh tranh”. 

– Đối tượng phát hành là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, số lượng dưới 100 nhà đầu tư. Vietjet ưu tiên lựa chọn các tập đoàn kinh tế hoặc quỹ đầu tư, nhà đầu tư tài chính trong và ngoài nước, hoặc các tổ chức có hoạt động kinh doanh về công nghệ, logistics, dịch vụ, hàng không, công nghệ tài chính và/hoặc có khả năng hỗ trợ tài chính cho Vietjet. 

• POW: Phn đu đt sn lưng 832 triu kWh trong tháng 9/2022 

– Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (PV Power, HoSE: POW) vừa công bố kết quả sản xuất kinh doanh tháng 8 và dự kiến kế hoạch tháng 9/2022. 

– Cụ thể, sản lượng điện tháng 8 của PV Power ước đạt 967,6 triệu kWh, lũy kế 8 tháng ước đạt 9.155 triệu kWh. Doanh thu tháng 8 ước đạt hơn 1.868 tỷ đồng, lũy kế 8 tháng ước đạt 18.540 tỷ đồng. 

– Bước sang tháng 9, PV Power tiếp tục vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả các nhà máy điện. Đồng thời, dự kiến phấn đấu đạt sản lượng điện trong tháng là 832 triệu kWh và doanh thu dự kiến ước đạt 1.360 tỷ đồng. Đặc biệt, tổ chức thực hiện Đại tu nhà máy điện Cà Mau 1 đảm bảo yêu cầu tiến độ, chất lượng; đảm bảo đủ nhiên liệu để vận hành an toàn và ổn định các nhà máy điện, phối hợp với PV GAS, TKV và các đơn vị cung cấp dầu để đảm bảo cung ứng đủ nhiên liệu (khí, than, dầu) cho các Nhà máy điện; tiếp tục nghiên cứu triển khai phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo. 

• HBC: Ký tha thun hp tác thc hin dự án 30 triệu euro ti Hungary 

– Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) vừa ký thỏa thuận hợp tác với Công ty Europa Dream Holding, mục tiêu trở thành đối tác lâu năm của nhau. Ban đầu, 2 bên sẽ cùng hợp tác tại dự án Khách sạn tọa lạc trên phố Íves, Quận 4, Budapest, Hungary.  

– Trong đó, Hòa Bình làm tổng thầu thi công dự án này. Dự án có tổng vốn đầu tư 30 triệu euro, tương đương khoảng 715 tỷ đồng, diện tích gần 10.000 m2 với quy mô 150 phòng.  

– Thỏa thuận hợp tác này nằm trong chiến lược phát triển thị trường nước ngoài của Hòa Bình. Công ty đang từng bước hiện thực hóa kế hoạch với nhiều giải pháp tham gia thị trường, như (1) không đầu tư vào dự án, (2) tham gia với tư cách nhà đồng phát triển dự án, (3) mua lại công ty xây dựng đang hoạt động ở địa phương. Trong đó, công ty ưu tiên giải pháp 2 và 3.  

– Về giải pháp tham gia phát triển dự án với tư cách nhà đồng phát triển, Hòa Bình sẽ góp không quá 20%. Công ty đã xác định hơn 20 dự án khả thi, trong đó 10 dự án có tiềm năng trung bình hoặc cao với doanh thu khoảng 350 triệu USD.                        

4. NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM  

– Phiên giao dịch ngày 13/9/2022, chỉ số VNINDEX dao động quanh tham chiếu với biên độ hẹp, đã có lúc diễn biến khá tiêu cực khi giảm gần 6 điểm nhưng nhờ lực đỡ từ cổ phiếu trụ VNINDEX đã nhanh chóng tăng điểm trở lại, đóng cửa ở mốc 1.248,4 điểm, giảm nhẹ 1,22 điểm (-0,1%). 

– Về độ rộng thị trường, số lượng mã giảm tiếp tục gia tăng so với phiên giao dịch trước với 262 mã giảm so với 184 mã tăng. Thanh khoản gia tăng nhẹ, đạt hơn 12.748 tỷ đồng. 

– Ảnh hưởng tiêu cực tới chỉ số VNINDEX chủ yếu là cổ phiếu VHM (-0,77 điểm), SAB (-0,649 điểm) và VCB (-0,599 điểm). Chiều nâng đỡ chỉ số có CTG (+0,547 điểm), GAS và BCM với tổng điểm đóng góp hơn 0,4 điểm.   

– Phiên hôm qua chỉ ghi nhận 3 trên 10 nhóm giảm điểm nhẹ dưới 0,6% gồm Bất động sản, Công nghệ thông tin và Nguyên vật liệu. Trong khi đó hồi phục tốt nhất là nhóm ngành Năng lượng (+1,49%). Các nhóm ngành còn lại chỉ tăng nhẹ dưới 0,3%. Top các nhóm ngành có giá trị giao dịch lớn, đứng đầu là Tài chính (2.211 tỷ đồng), Nguyên vật liệu và Bất động sản (quanh 1.6100 tỷ đồng). 

– Sau chuỗi ba phiên mua ròng, phiên hôm qua khối ngoại đã quay trở lại bán ròng hơn 265 tỷ đồng, lực bán nhiều nhất đến từ SSI (-105,76 tỷ đồng), FUEVFVND (-58,71 tỷ đồng) và VCI (-48,96 tỷ đồng). Chiều mua ròng mạnh tập trung vào nhóm hóa chất, dầu khí, gồm có DGC (76,48) tỷ đồng, PVD (72,29 tỷ đồng) và PVS (48,1 tỷ đồng). 

– Hai phiên liên tiếp VNINDEX đều mở gap tăng ngay đầu phiên sáng và kết phiên đều đóng cửa quanh mốc 1.248 điểm. Thanh khoản vẫn được duy trì ở mức thấp hơn trung bình 20 phiên cùng với việc số lượng mã giảm gia tăng cho thấy lực mua đang có dấu hiệu suy yếu. 

– Nếu những phiên tới lực mua không có sự gia tăng thì khả năng VNINDEX sẽ kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.200 – 1.220 điểm. Nhà đầu tư tiếp tục theo dõi diễn biến của thị trường, cân nhắc hạ tỷ trọng với những mã cổ phiếu đã đạt kỳ vọng, hạn chế mua đuổi với những mã cổ phiếu đã tăng mạnh để tránh rủi ro điều chỉnh từ thị trường. 

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest