DCall Podcast ngày 02.08.2022 – PMI tháng 7 của Việt Nam đạt trên 51 điểm, sản xuất tiếp tục mở rộng

Mục lục

1. Thông tin vĩ mô thế giới 

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc sụt giảm bất ngờ trong tháng 7 

Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc ngày 31/7 công bố báo cáo cho biết Chỉ số quản lý thu mua (PMI), thước đo chính về hoạt động sản xuất ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, trong tháng 7 này ở mức 49,0 – giảm so với mức 50,2 của tháng trước đó và dưới mốc 50 điểm – ngưỡng phân định tăng trưởng hay giảm. 

Trong khi đó, chỉ số PMI của khu vực phi sản xuất trong tháng 7 ở mức 53,8 – giảm so với mức 54,7 trong tháng 6, tuy nhiên vẫn trên ngưỡng 50. Theo chuyên gia Zhao Qinghe của NBS cho biết khu vực dịch vụ tiếp tục phục hồi nhờ chính sách kích thích tăng trưởng. Chỉ số phụ cho các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này là 52,8 – vẫn nằm trong phạm vi tăng trưởng. 

Hiện một số thành phố lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh đã dần nới lỏng các biện pháp hạn chế được áp dụng để phòng dịch. Tuy nhiên, nhiều địa phương của Trung Quốc vẫn phong tỏa nghiêm ngặt để phòng chống dịch Covid-19, cùng với sự biến động mạnh về giá cả nguyên liệu đầu vào đã khiến doanh nghiệp và người tiêu dùng lo ngại và khiến sức mua yếu đi. 

2. Thông tin vĩ mô Việt Nam 

  • PMI tháng 7 đạt trên 51 điểm, sản xuất được mở rộng tháng thứ 10 liên tiếp 

IHS Markit vừa công bố báo cáo cho thấy Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 7 tại Việt Nam đạt 51,2 điểm, thấp hơn mức 54 điểm của tháng 6. Đây là tháng thứ 10 liên tiếp chỉ số PMI của Việt Nam ghi nhận ở ngưỡng trên 50 điểm, cho thấy sức khoẻ của ngành sản xuất đang trong xu hướng phục hồi. 

Đơn đặt hàng mới cũng ghi nhận tăng tháng thứ 10 liên tiếp, khiến các nhà sản xuất tiếp tục tăng sản lượng trong tháng 7 với đà tăng tháng thứ 4 liên tiếp. Nhờ đơn hàng tăng mạnh, các nhà sản xuất tiếp tục tuyển dụng thêm nhiều lao động với mức tăng ghi nhận tháng thứ 4 liên tiếp. Cùng với đó, các nhà sản xuất cũng tăng cường việc mua nguyên liệu đầu vào, phục vụ cho hoạt động sản xuất. Ngoài ra, tồn kho thành phẩm đã giảm trong tháng vừa qua. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp ghi nhận tồn kho thành phẩm giảm. 

Tuy nhiên, báo cáo của IHS Markit cũng chỉ ra những thách thức mà các nhà sản xuất phải đối mặt trong tháng vừa qua là tình trạng sức cầu giảm, khó khăn trong khâu vận chuyển và áp lực giá cả. Đơn cử như tốc độ tăng của chi phí đầu vào vẫn cao hơn mức trung bình kể từ khi PMI được thực hiện ở Việt Nam. Điều này khiến giá thành phẩm tiếp tục tăng dù không đáng kể so với những tháng trước đó. Nhìn chung, các nhà sản xuất vẫn lạc quan cho rằng sản lượng sẽ tăng trong 12 tháng tới nhờ sức cầu tiếp tục cải thiện, điều kiện thị trường ổn định cũng như hoạt động đầu tư, kinh doanh có sự phát triển. 

‘Mở lối’ xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Đan Mạch 

Ngay sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực, Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy, Iceland và Latvia) đã xuất bản cuốn sách Những điều cần biết về thị trường Đan Mạch vào năm 2020 và được Thương vụ cập nhật đến hết tháng 6/2022. 

Đan Mạch là một nước công nghiệp phát triển, có nền kinh tế hiện đại, với mức sống và dịch vụ Chính phủ cao. Xuất nhập khẩu chiếm gần 60% tổng ngân sách quốc nội (GDP) của Đan Mạch. 

Hiện nay, Đan Mạch không những là quốc gia duy nhất ở Bắc Âu thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam mà còn là một trong những đối tác thương mại tiềm năng của Việt Nam tại khu vực châu Âu bởi đây là khu vực cửa ngõ nối liền phía Bắc với phần còn lại của châu Âu.  

Các chuyên gia thương mại cho rằng, Hiệp định EVFTA; trong đó, có Đan Mạch, chính thức đi vào thực thi từ tháng 8/2021 đã và đang mang lại tác động tích cực cho cả hai nước, tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Đan Mạch, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu Việt Nam. 

  • Thủy sản nhập khẩu để gia công xuất khẩu được miễn kiểm dịch 

Bộ NN&PTNT vừa ban hành Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản. Theo đó, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để gia công xuất khẩu, sản xuất xuất khẩu được miễn kiểm dịch. 

Thông tư 06 sửa đổi, bổ sung danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản miễn kiểm dịch, cụ thể, danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản miễn kiểm dịch gồm: động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu thuộc diện ngoại giao; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để gia công xuất khẩu, sản xuất xuất khẩu; sản phẩm động vật thủy sản làm hàng mẫu thử nghiệm; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để trưng bày hội chợ, triển lãm; sản phẩm động vật thủy sản làm thực phẩm xuất khẩu bị triệu hồi hoặc trả về. 

Thông tư 06/2022 của Bộ NN&PTNT thực sự tháo gỡ một gánh nặng về thủ tục cho doanh nghiệp thuỷ sản, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu của trong bối cảnh nguồn nguyên liệu trong nước không ổn định và thiếu hụt theo mùa vụ, trong khi nhu cầu nhập khẩu của thị trường thế giới gia tăng. 

3. Thông tin doanh nghiệp niêm yết 

  • FRT báo lãi ròng quý 2 tăng 55% nhờ “lá bài” Long Châu 

Theo báo cáo tài chính quý 2, CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HOSE : FRT) đạt doanh thu thuần 6.2 ngàn tỷ đồng, giá vốn hàng bán 5.27 ngàn tỷ đồng, tương ứng tăng 43% và 40% so cùng kỳ. Sau khi khấu trừ, doanh nghiệp có lợi nhuận gộp hơn 943 tỷ đồng, tăng 56%. Doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ giảm nhẹ 10%, còn hơn 44 tỷ đồng. Các chi phí bật tăng mạnh, như chi phí tài chính (tăng 76%), chi phí bán hàng (tăng 69%). Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 23%, còn 95.86 tỷ đồng. Kết quả, Công ty báo lãi ròng gần 47 tỷ đồng, tăng 55% so cùng kỳ. 

Lũy kế 6 tháng đầu năm, FRT báo doanh thu gần 14 ngàn tỷ đồng, tăng 55% so cùng kỳ. Lãi trước thuế và lãi ròng đạt lần lượt 263 tỷ đồng và 211 tỷ đồng, gấp 3.5 lần cùng kỳ. Sau 6 tháng, Công ty thực hiện được 51% kế hoạch doanh thu và 36.5% mục tiêu lợi nhuận cả năm đặt ra tại ĐHĐCĐ 2022. 

Giải trình về mức tăng trưởng trong kỳ, FRT cho biết quý 2/2021 là giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến hàng loạt cửa hàng của FRT trên cả nước phải đóng cửa, dẫn đến doanh thu thấp. Quý 2 năm nay, “lá bài” chuỗi nhà thuốc Long Châu – công ty con của FRT – ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh, gấp 2.5 lần cùng kỳ, sau khi mở thêm 410 cửa hàng. 

  • VietinBank: Lợi nhuận và nợ có khả năng mất vốn gấp đôi cùng kỳ 

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) báo lãi trước thuế quý 2/2022 gấp 2.1 lần cùng kỳ năm trước, đạt hơn 5,785 tỷ đồng. Song song đó, nợ có khả năng mất vốn gấp 2.3 lần đầu năm, lên mức hơn 11,858 tỷ đồng. 

Các yếu tố giúp lợi nhuận ròng quý 2/2022 của VietinBank gấp đôi cùng kỳ chủ yếu đến từ nguồn thu ngoài lãi tăng mạnh như lãi từ dịch vụ (tăng 15%), lãi từ kinh doanh ngoại hối (tăng 58%), lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư (gấp 10.9 lần) và thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần (gấp 2.4 lần). 

Thêm vào đó, VietinBank cũng giảm 17% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, xuống còn hơn 5,883 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5,785 tỷ đồng, gấp 2.1 lần cùng kỳ. 

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của CTG chỉ tăng 7% so cùng kỳ, đạt gần 11,608 tỷ đồng. Nguyên nhân chính do thu nhập lãi thuần của Ngân hàng chỉ tăng 3%, đạt hơn 22,118 tỷ đồng, cộng thêm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng 22%, lên gần 10,310 tỷ đồng. 

Năm 2022, VietinBank đặt kế hoạch tăng 15% lợi nhuận trước thuế riêng lẻ, lên hơn 19,389 tỷ đồng, và được điều chỉnh theo phê duyệt của cơ quan Nhà nước. So với kế hoạch này, Ngân hàng đã thực hiện được 57% mục tiêu lợi nhuận sau 6 tháng. 

Thời điểm cuối quý 2/2022, chuỗi nhà thuốc này có 678 cửa hàng, đạt doanh thu hơn 4 ngàn tỷ đồng sau 6 tháng, chiếm tỷ trọng 29% doanh thu của Công ty và gấp 3 lần cùng kỳ. Chuỗi FPT Shop mang về doanh thu hơn 10 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 31% so cùng kỳ, chiếm 72% doanh thu của FRT. 

  • GVR: Bão lãi ròng tăng 26% trong quý II nhờ thanh lý vườn cây cao su  

Tập đoàn cao su Việt Nam (HoSE: GVR) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II với tổng doanh thu 5.573 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu sản xuất kinh doanh mủ cao su đạt 3.245 tỷ đồng, giảm 1,5%; doanh thu chế biến gỗ là 1.179 tỷ đồng, tăng 8,8%. Giá vốn hàng bán đi ngang so với quý II/2021 khiến biên lãi gộp của tập đoàn giảm từ 28,6% còn 26,8%.   

Doanh thu tài chính đạt 240,6 tỷ đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ nhờ lãi chênh lệch tỷ giá tăng. Chi phí tài chính, chi phí bán hàng tăng lần lượt 18% và 23,6% trong chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 31% còn 397,5 tỷ đồng. Khoản lợi nhuận khác của công ty tăng 15,3% lên 307,6 tỷ đồng nhờ lãi thanh lý vườn cây cao su và thanh lý tài sản cố định. Kết quả, GVR thu về 1.199 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.068 tỷ đồng, tăng 26,3%; EPS được cải thiện từ 211 đồng lên 267 đồng.  

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của 10.478 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 2.213 tỷ đồng, tăng 40,2%. Như vậy, sau 2 quý, đơn vị này đã hoàn thành 35,3% kế hoạch doanh thu và 47% chỉ tiêu lợi nhuận năm. 

4. Nhịp đập thị trường chứng khoán 

– Phiên giao dịch ngày 1/8/2022, chỉ số VNINDEX phiên sáng tăng nhẹ, phiên chiều thị trường hương phấn giúp đà tăng được củng cố và VNINDEX đóng cửa cao nhất phiên, đạt 1.231,65 điểm, tăng 25 điểm (2,07%). 

– Về độ rộng thị trường, lực cầu lan tỏa toàn thị trường khi có 359 mã tăng/105 mã giảm. Số mã tăng chiếm 69% số mã trên sàn HOSE. Thanh khoản bùng nổ, đạt 16.195,619 tỷ đồng.  

– Đà nâng đỡ thị trường chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng: VCB (2,765 điểm), BID (+2,177 điểm), CTG (+1,825 điểm), Vật liệu xây dựng: HPG (+1,914 điểm). Chiều giảm điểm có HNG, VSH, SVC với mức giảm dưới 0,1 điểm.    

– Phiên hôm qua các nhóm ngành có sự hồi phục tốt, tiêu biểu nhóm Nguyên vật liệu (+4,52%), Năng lượng, Tài chính và Công nghiệp có mức tăng quanh 2,5%. Duy chỉ có nhóm Chăm sóc sức khỏe giảm nhẹ 0,17%. Các ngành còn lại có mức tăng từ 0,3 – 1,6%. Top các nhóm ngành có giá trị giao dịch lớn là Tài chính (5,265 tỷ đổng), Công nghiệp (2,546 tỷ đồng), Nguyên vật liệu (1,971 tỷ đồng).  

– Về diễn biến khối ngoại, khối này mua mạnh 655,4 tỷ đồng, giải ngân nhiều vào cổ phiếu SSI (113,75 tỷ đồng), STB (104,58 tỷ đồng) và HPG (75,92 tỷ đồng). Ngược lại, chiều bán ròng có DGC, TLG, FUEVFVND,…  

– Phiên hôm qua VNINDEX đã chinh phục ngưỡng 1.220 điểm với thanh khoản cải thiện tốt cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang lạc quan hơn và khả năng đà tăng sẽ tiếp diễn trong những phiên tới. Mục tiêu tiếp theo của VNINDEX là vùng gap 1.260 – 1.280 điểm và khả năng sẽ có những rung lắc nhất định trước khi có thể đạt được đến vùng gap này. Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi với những mã cổ phiếu đã bước vào đà hồi phục, nên chờ những nhịp điều chỉnh của thị trường để xem xét tham gia và giảm thiểu rủi ro cho tài khoản. Ưu tiên quan sát diễn biến giá của những mã cổ phiếu đang tiến gần tới vùng kháng cự để có thể kịp thời hạ tỷ trọng khi có dấu hiệu chốt lời của dòng tiền. 

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest