1. THÔNG TIN VĨ MÔ
- OPEC cân nhắc loại Nga khỏi các thoả thuận dầu mỏ
- Các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang cân nhắc về việc loại Nga – đối tác trọng yếu của tổ chức, ra khỏi các thoả thuận dầu mỏ, sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU hạn chế khả năng xuất khẩu dầu của Moscow.
- Việc loại trừ Nga khỏi các mục tiêu sản xuất dầu có khả năng mở đường cho Arab Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và các nhà sản xuất khác trong OPEC bơm thêm lượng dầu thô nhiều đáng kể.
- Những biện pháp trừng phạt từ Mỹ và EU nhằm mục đích cắt đứt một nguồn viện trợ lớn cho chiến tranh, gây tổn thương sâu sắc cho nền kinh tế Nga vốn phụ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu nhiên liệu.
- Hiện OPEC chưa đưa ra công bố chính thức nhưng nếu chính sách này được quyết định thì việc loại bỏ Nga ra khỏi các thỏa thuận dầu mỏ sẽ dẫn tới nguy cơ suy thoái toàn cầu và giá năng lượng sẽ còn leo thang trong thời gian dài.
- Tác động lớn của lệnh cấm nhập dầu bằng đường biển tới kinh tế Nga và EU
- Ngày 30/5, EU nhất trí ủng hộ lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga bằng đường biển vào cuối năm nay trong khi 2/3 lượng dầu xuất khẩu của Nga tới EU được chở bằng tàu biển. Tỷ lệ dầu Moscow bị cấm nhập vào EU sẽ tăng lên 90%.
- Lệnh cấm vận của EU trong ngắn hạn sẽ không ảnh hưởng gì tới hoạt động sản xuất dầu thô của Nga bởi Ấn Độ và Trung Quốc đang mua dầu thô của Nga với giá hời và dầu sẽ tiếp tục “chảy” sang các quốc gia này.
- Tuy nhiên, theo ước tính của Bloomberg, về lâu dài, lệnh cấm vận sẽ khiến Nga thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm bởi mất đi khách hàng EU – khách hàng mua dầu hiệu quả nhất và khiến giá dầu vốn đã cao có thể còn cao hơn nữa.
- Bên cạnh đó, lệnh cấm này sẽ gây thêm căng thẳng cho kho dự trữ năng lượng đang ở mức thấp. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng điều hòa của người tiêu dùng đang tăng lên trong mùa Hè.
- Hiện tại, EU đang trả cho Nga khoảng 1 tỷ Euro (tương đương 850 triệu Bảng Anh) mỗi ngày cho dầu và khí đốt, một nguồn ngoại tệ vô giá cho Điện Kremlin. Việc cắt giảm mạnh các dòng tài chính đó sẽ làm sâu sắc thêm các vấn đề kinh tế của Nga trong dài hạn. Đồng thời các nhà sản xuất ô tô và doanh nghiệp châu Âu sẽ phải mua xăng với giá cao hơn, chi phí sinh hoạt tăng vọt.
2. THÔNG TIN VĨ MÔ VIỆT NAM
- Thủy sản Việt Nam vững vàng bước vào các thị trường RCEP
- Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt khoảng 4,5 tỷ USD, tăng hơn 44,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng cá tra và tôm đạt khoảng 2,8 tỷ USD.
- Những thành tựu trên khẳng định ngành thủy sản đủ sức cạnh tranh và có thể thâm nhập mạnh hơn vào thị trường các quốc gia thành viên RCEP khi đây là thị trường chiếm 63% thị phần xuất khẩu.
- Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 với những quy tắc xuất xứ được nới lỏng. Cụ thể ngành thủy sản cho phép con giống, nuôi trồng tại Việt Nam và xuất khẩu mà vẫn được hưởng ưu đãi.
- Đánh giá: Bên cạnh những thuận lợi, RCEP cũng mang tới những sức ép cạnh tranh đối với mặt hàng thủy sản. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp thủy sản phải chủ động để thích ứng, nỗ lực chinh phục, biến thách thức thành cơ hội.
- PMI tháng 5 đạt gần 55 điểm, sản lượng tăng cao nhất 13 tháng
- IHS Markit vừa công bố báo cáo cho thấy Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 5 của Việt Nam đạt 54,7 điểm, cao hơn mức 51,7 điểm của tháng trước. Điều cho thấy các điều kiện sản xuất, kinh doanh của ngành đã cải thiện ở mức tốt nhất trong hơn một năm trở lại đây. Trong đó, sản lượng tăng mạnh và nhanh nhất kể từ tháng 4/2021, số lượng đơn đặt hàng mới cũng tăng mạnh khiến các nhà sản xuất tăng hoạt động nguyên liệu sản xuất và tuyển dụng lao động.
- Các nhà sản xuất cho biết sản lượng tháng vừa rồi tăng mạnh và nhanh nhất trong 13 tháng trở lại đây là nhờ số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng với tốc độ đáng kể khi sức cầu được cải thiện. Tháng 5 vừa qua ghi nhận hoạt động mua nguyên liệu sản xuất tăng cao nhất 3 tháng gần đây. Nhờ sản lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh và nhanh nên tồn kho hàng hóa đầu vào của hoạt động sản xuất tiếp tục giảm tháng thứ 2 liên tiếp. Tồn kho thành phẩm cũng ghi nhận giảm và đây là lần giảm mạnh thứ 2 trong 10 tháng gần đây để trả đơn hàng mới của đối tác.
- Đơn hàng xuất khẩu mới chịu ảnh hưởng từ phía Trung Quốc do tình hình dịch bệnh nhưng vẫn ghi nhận mức tăng trưởng, tuy nhiên tình hình giao đơn hàng chậm trễ vẫn cần cải thiện trong thời gian tới để giảm tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng. Đây là tin đáng mừng trong 2 tháng vừa qua của ngành và kỳ vọng con số này sẽ tăng vượt bậc hơn nữa khi tình hình thế giới ổn định trở lại.
3. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
- Đất Xanh đã chốt xong đối tác mua 300 triệu USD trái phiếu quốc tế
- Sáng ngày 28/5, Tập đoàn Đất Xanh (Mã cổ phiếu: DXG) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần hợp nhất 11.000 tỷ đồng, tăng 9% so với năm trước. Mục tiêu lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 1.400 tỷ đồng, tăng gần 21% so với thực hiện năm 2021. Cổ tức năm 2022 dự kiến 20%.
- Hội đồng quản trị bổ sung kế hoạch phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng giá trị dự kiến 300 triệu USD, thực hiện trong năm 2022. Đối tượng phát hành là đối tác chiến lược tổ chức nước ngoài, kỳ hạn trái phiếu dự kiến 5 năm, không có tài sản đảm bảo.
- Bên cạnh đó, DXG thống nhất dừng phương án chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế sau ảnh hưởng từ sự kiện Tân Hoàng Minh vừa qua.
- Về kinh doanh, ban lãnh đạo cho biết năm 2022 sẽ đến từ 4 dự án chủ chốt. Cụ thể, Công ty đang bàn giao 2 dự án trên đường Phạm Văn Đồng mà ST Moritz và Opal Boulevard. Đến cuối năm nay sẽ bàn giao thêm Opal Skyline Bình Dương, hiện dự án đã xây đến tầng 25. Song song với dự án trọng điểm là Gem Sky World đã bàn giao đợt 3.
- Nhìn chung trong giai đoạn khó khăn này, DXG tập trung đẩy mạnh các dự án và được dự báo sẽ tăng trưởng, mở ra cơ hội vàng giai đoạn 2022 – 2030.
- ANV: Hoàn thành 45% mục tiêu lợi nhuận cả năm sau 4 tháng
- Theo báo cáo của ANV, luỹ kế 4 tháng đầu năm, doanh thu của công ty đạt 1.644 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 323 tỷ đồng, hoàn thành 45% mục tiêu lợi nhuận cả năm. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ mức 19% lên 32% sau 4 tháng kinh doanh. Trong đó, cơ cấu doanh thu tháng 4 của Navico đến từ ba mảng chính, trong đó sản phẩm cá chiếm 78%, dầu cá chiếm 10% và chả cá chiếm 8% tổng doanh thu.
- Theo tỷ trọng thị trường, doanh thu tháng 4 của Navico đến chủ yếu từ thị trường nội địa, chiếm khoảng 32,6%, lớn thứ 2 là thị trường Thái Lan, chiếm khoảng 16,4%. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc, chiếm 7,3%, thị trường Mexico chiếm 6,4% và thị trường Brazil khoảng 3,8%. Đây là 5 thị trường lớn nhất của Navico.
- Trong bối cảnh ngành cá tra khởi sắc, năm 2022, Nam Việt đặt kế hoạch doanh thu 4.900 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 720 tỷ đồng; tăng lần lượt 40% và 377% so với năm 2021.
- Kế hoạch tham vọng của Nam Việt tương đối khả thi nhờ vào loạt yếu tố có lợi như nhu cầu cá tra tăng mà nguồn cung tại các thị trường không đủ đáp ứng, lạm phát giá gia tăng. Cùng với sự phục hồi của thị trường Trung Quốc, khả năng xuất khẩu trở lại sang Mỹ cùng với giá bán cao.
4. NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
- Phiên giao dịch 01/06/2022, chỉ số VNINDEX tiếp tục dao động quanh tham chiếu trong phiên sáng. Nhưng đến phiên chiều, VNINDEX đã hồi phục và kết phiên đạt mốc 1.299,52 điểm, tăng 6,84 điểm (+0,53%).
- Độ rộng thị trường phe bán chiếm ưu thế với 275 mã giảm, chiếm hơn 50% số mã trên sàn HOSE. Cho dù là 1 phiên tăng điểm nhẹ nhưng số mã giảm lại nhiều hơn mã tăng cho thấy sự lan tỏa của dòng tiền không đồng đều trên thị trường. Thanh khoản trong phiên hôm nay sụt giảm nhẹ khi chỉ đạt 16,049.217 tỷ đồng.
- Đóng góp cho chiều tăng điểm VNIDEX có thể kể đến các mã VCB (+1,92 điểm), GAS (+1,602 điểm) và MSN (+0,934 điểm). Ở chiều ngược lại, các mã đều có mức giảm dưới 1 điểm như HPG (-0,397 điểm), ACB (-0,308 điểm) và TCB (-0,267 điểm).
- 7/10 nhóm ngành ghi nhận tăng điểm trong phiên ngày hôm nay, trong đó nhóm ngành Năng lượng tăng 2,5%, Dịch vụ tiện tích tăng 2,34% và Tiêu dùng thiết yếu tăng 1,56%. 3 nhóm ngành Chăm sóc sức khỏe, Tài chính và Nguyên vật liệu có mức giảm dưới 1%. Top 4 nhóm ngành có giá trị giao dịch lớn nhất trên thị trường gồm có Công nghiệp (2.823,68 tỷ đồng), Tài chính (2.708,34 tỷ đồng), Nguyên vật liệu (2.241,57 tỷ đồng) và Bất động sản (1.902,82 tỷ đồng).
- Phiên hôm nay giá trị mua ròng của khối ngoại có sự cải thiện khi đạt gần 600 tỷ đồng, tập trung vào các mã DGC (148,62 tỷ đồng), VHM (85,86 tỷ đồng) VÀ DPM (79,99 tỷ đồng). Chiều bán ròng là các mã PNJ (-27,67 tỷ đồng), VRE (-24,73 tỷ đồng) và GMD (-23,92 tỷ đồng).
- Chỉ số VNINDEX hiện đang duy trì ổn định ở gần mốc 1.300 điểm, tuy số lượng mã giảm chiếm tỷ lệ nhiều hơn trong khi thị trường tăng điểm nhưng chúng ta vẫn có thể thấy điểm sáng từ các nhóm cổ phiếu Dầu khí, Thủy sản, Phân đạm và Cảng biển có đà tăng khá tốt. Nếu áp lực bán tại vùng 1.300 điểm được lực cầu hấp thụ tốt thì có thể kỳ vọng VNINDEX có thể hướng tới vùng gap 1.320 điểm. Nhà đầu tư cũng cần quản trị rủi ro tốt tài khoản trong thời điểm này, khả năng thị trường điều chỉnh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào sau đà bật tăng mạnh từ vùng 1.200 điểm.
———–
Cập nhật Bản tin nhận định thị trường DCALL vào 8hh00 sáng hàng ngày trên các kênh: Website VNDIRECT và Soundcloud https://soundcloud.com/vndirect-dcall
Tham khảo thêm Youtube VNDIRECT | DINSIGHTS để cập nhật thông tin qua góc nhìn chuyên gia về các vấn đề tâm điểm trên thị trường tài chính chứng khoán, theo dõi phân tích và nhận định cổ phiếu hàng tuần: https://www.youtube.com/c/vndirectdinsightsbantronchuyengia
———–
- DGO Con đường Tích sản Tài chính và An tâm Đầu tư. Tham khảo thêm tại: dgo.vndirect.com.vn
- Tư vấn đầu tư hàng tuần: 9h30/14h30 – Thứ 3, Thứ 4 và Thứ 5. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5Ch0
- Khóa học DGO và Tháp tài sản: sáng Thứ 7 hàng tuần. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5pL0