VPB – KÍCH HOẠT ĐIỂM NỔ | Cổ phiếu 360 độ

Mục lục

Sau một thời gian tích lũy khá dài trong khoảng 6 tháng, nhóm cổ phiếu vua của thị trường nhóm ngân hàng đang cho thấy dấu hiệu dòng tiền quay trở lại. Những câu chuyện trong tương lai với sự đồng hành cùng nền kinh tế và những rào cản về biên lợi nhuận được phá bỏ, các cổ phiếu ngân hàng đang thu hút được nhiều sự quan tâm. Như mọi lần cái tên được chú ý sẽ là VPB. Với cơ bản tốt cùng khả năng mở rộng đáng kinh ngạc, cổ phiếu này hứa hẹn mang tới bước đột phá lớn trong giai đoạn tới.

Giới thiệu về VPB

  • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
  • (HSX: VPB)
  • Năm thành lập: 1993
  • Vốn điều lệ (2021): 45,056 tỷ VND
  • Ngành nghề hoạt động: Ngân hàng

3 điểm tích cực để đầu tư cổ phiếu VPB

  • Tăng trưởng tín dụng là điểm sáng 2022
  • Triển vọng phát hành riêng lẻ
  • Định giá hấp dẫn

3 điểm tiêu cực không nên đầu tư cổ phiếu VPB

  • Chất lượng tài sản chưa tốt và rủi ro gia tăng nợ xấu trong năm 2022
  • FE-Credit tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực khi dịch bệnh kéo dài
  • VPB bán đi 49% mảng tín dụng tiêu dùng vốn là mũi nhọn và lợi thế cạnh tranh của ngân hàng
VPB – Kích hoạt điểm nổ | Cổ phiếu 360 độ

Mô hình 4M – VPB

Meaning and marcoMoats
Tích cựcTiêu cựcTích cựcTiêu cực
Tăng trưởng tín dụng là điểm sáng trong 2022
Ngân hàng là ngành xương sống của nền kinh tế Việt Nam do các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang phụ thuộc phần với vào vốn vay ngân hàng.
COVID-19 đã thay đổi cấu trúc ngành. Theo hướng ưu tiên ngân hàng số có nền tảng công nghệ mạnh, tính năng chuyển tiền và thanh toán nhanh chóng. 
FE – Credit chịu ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh Covid. Dịch bệnh Covid kéo dài ảnh hưởng tiêu cực với FEC do KH chậm trả nợ vì không thể đến các điểm bán hàng, việc thu hồi nợ bị chậm vì không thể gặp mặt trực tiếp, ngoài ra giãn cách kéo dài làm giảm chất lượng các khoản vay vì người dân với phân khúc trung bình – phân khúc chính của FEC bị mất/giảm thu nhậpNIM cao nhất toàn ngành và liên tiếp thuộc top các ngân hàng có lợi nhuận cao nhất toàn ngành
VPB là Ngân hàng bán lẻ hàng đầu với FEC số 1 VN, tập trung phục vụ khách hàng cá nhân.
Mô hình kinh doanh rủi ro cao dẫn đến chất lượng tài sản chưa tốt: Mô hình kinh doanh rủi ro cao dẫn đến chất lượng tài sản VPB chưa tốt so với nhiều ngân hàng khác:
-Tỷ nệ nợ xấu đứng đầu trong các ngân hàng thống kê đạt 4% vào cuối Q3/2021
-Tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp đạt 48.9%
-Tỷ lệ nợ quá hạn/VCSH cao đạt 20.4%
VPB mới bán đi 49% mảng tín dụng tiêu dùng là mũi nhọn và lợi thế cạnh tranh chính của NH
ManagementMargin of safety and Catalyst
Tích cựcTiêu cựcTích cựcTiêu cực
Ban lãnh đạo dày dặn kinh nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Lãnh đạo quyết liệt, sẵn sàng tham gia mảng kinh doanh mới
Triển vọng phát hành riêng lẻ trong nửa đầu năm 2022. Kế hoạch bán 15% vốn cho đối tác nước ngoài với giá 45.000 – 50.000đ/cp dự kiến thu về hơn 30k tỷ
Chuyển dịch bớt mảng tín dụng tiêu dùng sang pho vay khách hàng cá nhân, đặc biệt là cho vay mua nhà
Định giá: Dự phóng LNST Q4/2021 đạt 3.500 tỷ đồng à P/B 2021F là 1.7 lần. Dự phóng LNST 2022 đạt hơn 15,000 tỷ đồng (+16% svck). Với kế hoạch phát hành 15% cổ phiếu cho cổ đông nước ngoài vào năm 2022, giá phát hành dự kiến 45.000đ/cp à P/B 2022F là 1.3 lần. Là tương đối hấp dẫn

Tham khảo thêm đánh giá về cổ phiếu ngân hàng Sacombank STB tại đây

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest