DCall Podcast ngày 28/09/2022 – VCB, CTG, Agribank: Tăng lãi suất huy động thêm khoảng 1%/năm

Mục lục

1. THÔNG TIN THẾ GIỚI

  • Khủng hoảng dồn dập ở các nước nghèo đẩy số tiền cho vay giải cứu của IMF lên mức cao kỷ lục

Đại dịch Covid-19, cuộc xung đột Nga-Ukraine và làn sóng tăng lãi suất trên toàn cầu đã khiến hàng chục nước phải tìm kiếm sự trợ giúp của IMF. Một phân tích của Financial Times dựa vào dữ liệu của IMF cho thấy trong tám tháng đầu năm nay, giá trị các khoản vay giải cứu được IMF giải ngân đã lên tới 140 tỷ đô la Mỹ trong 44 chương trình riêng biệt.

Con số này, dự kiến sẽ tăng cao hơn nữa trong những tháng tới giữa lúc chi phí vay nợ của nhiều nước đang tăng cao, đã vượt mức dư nợ tín dụng của IMF vào cuối năm 2020 và 2021 khi giá trị các khoản cho vay đạt mức cao kỷ lục hàng năm.

Các chuyên gia dự báo các đợt tăng lãi suất tiếp theo của các ngân hàng trung ương ở các thị trường lớn sẽ đẩy chi phí vay nợ trên thế giới tăng cao hơn nữa và có nguy cơ gây ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Một số nhà phân tích nói rằng năng lực cho vay của IMF có thể sớm bị kéo căng đến mức giới hạn vì các nước nghèo buộc phải gõ cửa IMF khi họ bị cắt đứt khỏi sự tiếp cận thị trường nợ quốc tế.

Tổng cam kết cho vay của IMF, bao gồm cả các khoản vay đã phê duyệt nhưng chưa giải ngân, đang ở mức hơn 268 tỷ đô la Mỹ.

2. THÔNG TIN VĨ MÔ VIỆT NAM

  • Gần 20.000 tỷ đồng bổ sung cho các dự án đầu tư công trung hạn

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1126/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương năm 2022 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Thủ tướng Chính phủ bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương năm 2022 từ nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Cụ thể, bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương trong nước 18.584,907 tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ: hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, hỗ trợ lãi suất, cho vay, cấp bù lãi suất và phí quản lý để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.

Bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương trong nước 19.570,446 tỷ đồng cho 10 bộ, cơ quan trung ương và 36 địa phương để thực hiện nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

3. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

  • VCB, CTG, Agribank: Tăng lãi suất huy động thêm khoảng 1%/năm

Sáng 27/9, Vietcombank (HoSE: VCB) đã cập nhật biểu lãi suất huy động mới và tăng mạnh 0,8-1,3%/năm ở nhiều kỳ hạn.

Cụ thể, đối với hình thức gửi tại quầy, lãi suất kỳ hạn 1-3 tháng của Vietcombank tăng 1% lên 4,1-4,4%/năm, vẫn còn thấp hơn với với trần quy định (5%/năm). Đối với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tăng 0,8%/năm lên 6,4%/năm. Từ kỳ hạn 24 tháng, lãi suất tăng 1% lên 6,4%/năm.

Tương tự, VietinBank (HoSE: CTG) cũng vừa cập nhật biểu lãi suất huy động. Theo đó, lãi suất kỳ hạn 1 tháng – dưới 3 tháng của nhà băng này đã tăng thêm 1% lên 4,1%/năm, lãi suất từ 3 tháng – dưới 6 tháng tăng lên 4,4%/năm. Với kỳ từ 12 tháng trở lên, ngân hàng này áp dụng mức lãi suất mới 6,4%/năm, cao hơn 0,8%/năm so với trước.

Agribank cũng có bước điều chỉnh tương tự, lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng cao nhất là 4,4%/năm, lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6,4%/năm.

Động thái tăng mạnh lãi suất của nhóm Big 4 sẽ ảnh hưởng đáng kể tới mặt bằng lãi suất của thị trường bởi những ngân hàng này chiếm hơn 45% thị phần tiền gửi toàn hệ thống.

Trong khi các ngân hàng lớn tăng mạnh lãi suất ở cả kỳ hạn dài và kỳ hạn ngắn thì nhóm ngân hàng nhỏ lại khá dè dặt trong đợt điều chỉnh này, chủ yếu nâng lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng lên kịch trần và giữ nguyên hoặc tăng nhẹ lãi suất kỳ hạn dài.

  • MSN: Masan phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu nhằm cơ cấu nợ

Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) vừa công bố thông tin kết quả phát hành trái phiếu cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Theo đó, 2 lô trái phiếu có mã lần lượt là MSNH2227003 có giá trị 700 tỷ đồng, và MSNH2227004, giá trị 800 tỷ đồng.

2 lô trái phiếu đều được phát hành tại thị trường trong nước, có kỳ hạn là 60 tháng, dự kiến đáo hạn vào ngày 21/9/2027. Theo Quyết định của Tổng giám đốc Masan vừa công bố ngày 19/9, lãi suất của các lô trái phiếu có 2 kỳ đầu cố định 9,5%/năm, còn lại thả nổi bằng tổng của 3,975%/năm và lãi suất tham chiếu (trung bình cộng của lãi suất tiền gửi áp dụng đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng VND kỳ hạn 12 tháng do Vietinbank, Vietcombank, Agribank và BIDV vào ngày xác định lãi suất có liên quan).

Các lô trái phiếu này dự kiến được chào bán trong một đợt, vào khoảng quý III/2022. Mục đích của trái phiếu nhằm thanh toán gốc cho trái phiếu MSN11906, với tổng giá trị mệnh giá là 1.500 tỷ đồng, đã được Masan phát hành ngày 9/3/2020 và đáo hạn ngày 9/3/2023.

  • NT2: Dự chi hơn 187 tỷ đồng trả cổ tức đợt 2/2021

Công ty CP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HoSE: NT2) thông báo Nghị quyết HĐQT về việc chi trả cổ tức còn lại năm 2021.

Theo đó, NT2 công bố ngày 10/10 là ngày đăng ký cuối cùng để chi trả cổ tức còn lại của năm 2021. Tỷ lệ thực hiện 6,5%, tương đương 650 đồng/cổ phiếu. Với gần 288 triệu cổ phiếu đang lưu hành, NT2 dự chi hơn 187 tỷ đồng vào ngày 20/10.

Theo phương án phân phối lợi nhuận năm ngoái, NT2 chia cổ tức bằng tiền với tổng tỷ lệ 16,5%, cao hơn so với kế hoạch 15% đề ra ban đầu. Doanh nghiệp đã tạm ứng cổ tức 10%, tương ứng 1.000 đồng/cp vào ngày 18/4.

NT2 đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế cả năm lần lượt là 8,1 ngàn tỷ đồng và 468 tỷ đồng. Sau 6 tháng, Công ty đã thực hiện 33% mục tiêu doanh thu và 77% mục tiêu lợi nhuận sau thuế.

  • MWG: Doanh thu 8 tháng của Bách Hóa Xanh giảm 15% so với cùng kỳ

Trong thông báo kết quả kinh doanh tháng 8/2022, CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) cho biết Bách hóa Xanh (BHX) đóng góp 17.600 tỷ đồng trong 8 tháng đầu năm, tương đương 19% tổng doanh thu và giảm 15% so với cùng kỳ.

Theo chia sẻ của MWG, chuỗi BHX đã kết thúc quá trình thay đổi cách sắp xếp (layout) và đóng cửa các cửa hàng không hiệu quả.

Nhờ thay đổi cách sắp xếp, doanh thu bình quân mỗi cửa hàng BHX đã tăng lên 1,36 tỷ đồng trong tháng 8/2022, tăng 5% so với tháng trước. Sau đợt tái cơ cấu, hiện tại Bách Hoá Xanh đang có 1.726 cửa hàng – giảm gần 100 cửa hàng so với thời điểm 13/7 và giảm 414 cửa hàng so với cuối tháng 4/2022.

Trong thời gian tới, MWG sẽ đẩy mạnh tinh gọn vận hành, triển khai các giải pháp vận hành tối ưu cửa hàng, đồng thời kỳ vọng sẽ đạt doanh thu bình quân 1.5-1.6 tỷ đồng từ tháng 11/2022.

Trong tháng 8/2022, Thế giới di động đạt doanh thu hơn 10.400 tỷ đồng và lợi nhuận 295 tỷ đồng, lần lượt tăng 60% và 33% so với cùng kỳ.

4. NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

  • Phiên giao dịch ngày 27/9/2022, VNINDEX mở gap tăng 3 điểm ngay đầu phiên sáng nhưng nhanh chóng suy yếu và hầu hết thời gian trong phiên VNINDEX giao dịch dưới mốc tham chiếu. Cuối phiên chiều áp lực bán lại tiếp tục gia tăng khiến chỉ số đóng cửa ở mốc 1.166,54 điểm – gần mức điểm thấp nhất phiên, giảm 7,81 điểm (-0,67%).
  • Về độ rộng thị trường, số mã giảm đã thu hẹp khoảng một nửa so với phiên trước đó, còn 261 mã giảm so với 181 mã tăng. Thanh khoản sụt giảm, chỉ đạt hơn 10.617 tỷ đồng.
  • Tác động tiêu cực nhất tới VNINDEX là VHM (tác động giảm gần 2 điểm), VIC (-0,963 điểm), ngoài ra có GAS (-1.015 điểm). Chiều ngược lại, các mã đóng góp vào đà tăng có nhóm ngân hàng gồm BID, VIB, HDB,… với tổng điểm tăng là hơn 1 điểm.
  • Phiên hôm qua chỉ ghi nhận 3/10 nhóm ngành hồi phục gồm Tài chính (+0,53%), Chăm sóc sức khỏe và Dịch vụ tiện ích đều tăng quanh 0,4%. Chiều ngược lại, Năng lượng tiếp tục ghi nhận mức giảm mạnh nhất là 3%, các nhóm ngành Tiêu dùng thiết yếu, Công nghệ thông tin và Bất động sản có mức giảm 1,3% – 1,6%. Các nhóm ngành còn lại có mức giảm dưới 1%. Các nhóm ngành có giá trị giao dịch lớn nhất gồm có Tài chính (2.104 tỷ đồng), Bất động sản và Công nghiệp (quanh 1.700 tỷ đồng).
  • Khối ngoại phiên hôm qua tiếp tục duy trì vị thế bán ròng với giá trị đạt hơn 388 tỷ đồng, tập trung vào các mã VNM (-89,13 tỷ đồng), NLG (-61,75 tỷ đồng) và DXG (-52,06 tỷ đồng). Chiều mua ròng của khối ngoại có HPG (48,37 tỷ đồng), SSI (13,56 tỷ đồng) và MWG (11,28 tỷ đồng).
  • Với việc chỉ số VNINDEX đóng cửa ở mốc gần thấp nhất phiên cho thấy áp lực bán vẫn chiếm ưu thế lớn và khả năng đà giảm sẽ còn tiếp diễn nếu lực mua không có sự gia tăng trở lại để hỗ trợ chỉ số.
  • Nhà đầu tư chú ý quản trị rủi ro cho danh mục của mình khi thị trường vẫn chưa có dấu hiệu xác nhận đà giảm đã kết thúc. Tận dụng những nhịp hồi để cơ cấu lại danh mục về tỷ lệ an toàn, hạn chế tham gia mới với những mã cổ phiếu vẫn đang chịu áp lực bán mạnh.

—————————–

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest