Podcast ngày 19.05.2022 – Viglacera thực hiện 71% kế hoạch lợi nhuận sau 4 tháng

Mục lục

1. THÔNG TIN VĨ MÔ

  • Châu Âu và sự chấm dứt phụ thuộc năng lượng Nga
  • Trong ngày 18/05, Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch trị giá 210 tỉ Euro giúp chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga đến năm 2027 và nhanh chóng chuyển sang năng lượng xanh.
  • Để cắt giảm các loại nhiên liệu từ Nga, Brussels sẽ đề xuất một kế hoạch gồm 3 mũi nhọn: chuyển sang nhập khẩu nhiều khí đốt từ Ai Cập, Israel và Nigeria; triển khai nhanh về năng lượng tái tạo và nỗ lực tiết kiệm năng lượng.
  • EU dự kiến ​​sẽ yêu cầu đầu tư bổ sung 210 tỉ Euro bằng cách tài trợ kinh phí cho tiến trình chuyển đổi năng lượng từ quỹ phục hồi Covid-19 và giảm hàng tỉ Euro mà châu Âu chi cho nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch mỗi năm.
  • Các kế hoạch mới của EU nhằm bắt đầu triển khai quy mô lớn năng lượng mặt trời, đồng thời giảm nhu cầu khí đốt và sử dụng năng lượng hiệu quả. Trong tương lai, rất có thể Châu Âu sẽ hoàn toàn không cần phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga nữa.

2. THÔNG TIN VĨ MÔ VIỆT NAM

  • Tiềm năng lớn xuất khẩu gạo Việt Nam sang ASEAN
  • ASEAN là thị trường lớn với gần 700 triệu dân và Việt Nam đứng trong top 3 nước xuất khẩu gạo cho Philippines với lượng xuất khẩu năm 2021 và 4 tháng đầu năm 2022 đạt 2,45 triệu tấn, giá trung bình 509,7 USD/tấn, tăng 10,7% về lượng, và tăng 7,1% về giá so với năm 2020.
  • Ngoài Philippines, gạo Việt Nam còn được xuất khẩu sang các thị trường quan trọng như Malaysia, Singapore, Indonesia và Brunei. Đặc biệt là thị trường Malaysia với lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam năm 2020 là 41,9%. Tuy nhiên sang 2021, gạo Việt Nam chỉ chiếm 23,1% do hợp đồng gạo với Việt Nam kết thúc và giá gạo Ấn Độ rẻ hơn.
  • Trong cơ cấu sản xuất lúa gạo, lúa chất lượng cao chỉ chiếm từ 35% đến 40%, đến năm 2020 con số này đã đạt từ 75% đến 80%. Việc này đã đưa giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng lên rất nhanh từ năm 2020 đến nay.
  • Mục tiêu xuất khẩu gạo của cả nước cũng đã được điều chỉnh, đến năm 2030, dự kiến chỉ còn khoảng 4 triệu tấn. Do đó, để nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo sang ASEAN, ngành gạo cần rà soát lại nhu cầu nhập khẩu của từng thị trường trong ASEAN, xác định những thị trường tiêu thụ gạo trắng với giá rẻ, thị trường tiêu thụ gạo cao cấp, gạo thơm, …
  • Hậu Giang ưu tiên thu hút đầu tư vào 4 lĩnh vực
  • Trong họp báo mới đây, Hậu Giang định hướng kêu gọi đầu tư trong 4 lĩnh vực, gồm công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch.
  • Trong giai đoạn 2021-2030, địa bàn tỉnh Hậu Giang sẽ có thêm 7 khu công nghiệp mới và nhiều cụm công nghiệp, tạo không gian cho hoạt động thu hút đầu tư. Địa phương ưu tiên thu hút công nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các dự án đầu tư sử dụng ít đất, bảo vệ môi trường.
  • Ngoài ra, Hậu Giang sẽ có 3 tuyến cao tốc là Cần Thơ – Cà Mau; Châu Đốc – Cần Thơ – Trần Đề; Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu.
  • Những năm qua, Hậu Giang đã chuyển mình và có nhiều phát triển trên các mặt kinh tế, văn hóa và xã hội. Các chỉ số phát triển luôn ở mức cao. Dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, Hậu Giang là tỉnh có mức tăng trưởng hơn 3% so với cùng kỳ 2020, đứng thứ 2 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

3. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

  • Vingroup huy động thành công 525 triệu USD trái phiếu trên thị trường quốc tế
  • Tập đoàn Vingroup (Mã cổ phiếu: VIC) công bố đã phát hành thành công 525 triệu USD trái phiếu ra thị trường quốc thế trên cơ sở quy định của đạo Luật Chứng khoán 1933 của Mỹ, kỳ hạn 5 năm. Trái phiếu sẽ không được chào bán và giao dịch tại Việt Nam. Số tiến thu được dùng để bổ sung vốn cho Vingroup thanh toán các khoản phí, chi phí cho việc phát hành trái phiếu; góp vốn trực tiếp vào VinFast để thực hiện dự án tổ hợp sản xuất ôtô VinFast.
  • Tại thời điểm cuối quý I, vay và nợ thuê tài chính 30.199 tỷ đồng, tăng thêm hơn 10.000 tỷ đồng so với đầu năm; vay và nợ thuê dài hạn 109.349 tỷ đồng, tăng thêm 7.300 tỷ đồng. Trong đó, trái phiếu đến hạn 10.916 tỷ đồng, trái phiếu dài hạn 52.688 tỷ đồng.
  • Theo báo cáo gần đây, năm 2021, tập đoàn ghi nhận doanh số đạt 35.700 xe ôtô và 42.000 xe máy điện. Ở thị trường quốc tế, VinFast đã đưa vào hoạt động các chi nhánh tại Mỹ, Canada, Phát, Đức, Hà Lan và sẽ giới thiệu các mẫu xe ô tô điện thông minh ra thị trường toàn cầu, nhận đặt hàng và bàn giao vào cuối năm.
  • Có thể thấy rằng, VIC đang ngày một vươn xa hơn tới thị trường Quốc tế và dần khẳng định thương hiệu xe điện hàng đầu Việt Nam.
  • Viglacera thực hiện 71% kế hoạch lợi nhuận sau 4 tháng
  • Theo báo cáo mới nhất, Tổng công ty Viglacera (Mã cổ phiếu: VGC) công bố lợi nhuận trước thuế hợp nhất tháng 4 đạt 344 tỷ đồng, tương đương kế hoạch tháng và riêng công ty mẹ đạt 285 tỷ đồng, vượt 10% kế hoạch tháng.
  • Lũy kế 4 tháng, lợi nhuận hợp nhất đạt 1.207 tỷ đồng, thực hiện 71% kế hoạch năm và gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận công ty mẹ đạt 996 tỷ đồng, thực hiện 83% kế hoạch năm.
  • Đóng góp lớn vào lợi nhuận chung đến từ việc kinh doanh bất động sản. Lĩnh vực vật liệu xây dựng có nhiều khởi sắc, đặc biệt là nhóm kính xây dựng, tuy nhiên tốc độ tiêu thụ sản phẩm trên thị trường vào các dự án có dấu hiệu chậm lại.
  • Năm nay, VGC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.700 tỷ đồng và công ty mẹ 1.200 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và 4% so với thực hiện 2021.
  • Với uy tín nhiều năm hoạt động trong ngành sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, VGC rất thận trọng trong việc triển khai kế hoạch năm 2022 cũng như dự phòng các rủi ro, biến động thị trường và đảm bảo nguồn vật liệu để đạt doanh thu, lợi nhuận như đã đề ra.
  • An Phát Holdings và Nhựa An Phát Xanh chi gần 365 tỷ đồng mua cổ phiếu NHH
  • Trong tuần vừa qua, Tập đoàn An Phát Holdings (Mã cổ phiếu: APH) và Nhựa An Phát Xanh (Mã cổ phiếu: AAA) đã hoàn tất mua vào tổng cộng 24,3 triệu cổ phiếu Nhựa Hà Nội (Mã cổ phiếu: NHH) trong đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 1:1 với giá bán 15.000 đồng/cổ phiếu. Cả hai giao dịch đều hoàn thành theo phương thức thực hiện quyền mua qua thành viên lưu ký.
  • Từ 13/5 đến 16/5, Nhựa Án Phát Xanh đã mua gần 16,3 triệu đơn vị để giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 44,69% vốn Nhựa Hà Nội. An Phát Holdings hoàn tất gom vào hơn 8 triệu đơn vị để giữ nguyên tỷ lệ nắm giữ 22,06% trong ngày 16/5. Như vậy, số tiền Nhựa Án Phát Xanh bỏ ra là gần 244,5 tỷ đồng, còn An Phát Holdings đã chi hơn 120 tỷ đồng để sở hữu lượng cổ phần trên.
  • Trước đó, Nhựa Hà Nội đã phát hành thêm 36,44 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1. Giá chào bán là 15.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ Nhựa Hà Nội gấp đôi lên 728,8 tỷ đồng. Tổng số tiền dự kiến thu về là 546,6 tỷ đồng. Mục đích phát hành thêm là để góp vốn vào công ty vật liệu xây dựng và cơ khí, đồng thời bổ sung vốn lưu động.

4. NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

– Phiên giao dịch 18/05/2022, chỉ số VNINDEX đạt mốc 1.240,76 điểm, tăng 12,39 điểm (+1,01%) so với phiên giao dịch trước đó. Độ rộng thị trường nghiêng về phe mua với 272 mã tăng điểm, chiếm khoảng 53% số mã trên sàn HOSE. Mức thanh khoản trong phiên ngày hôm nay có sự giảm nhẹ, chỉ đạt 13.840,503 tỷ đồng.

– Đóng góp cho sự tăng điểm của VNINDEX hôm nay có thể kể đến các mã cổ phiếu MSN (+2,416 điểm), GAS (+1,998 điểm) và BCM (+1,291 điểm). Chiều giảm điểm có sự góp mặt của VCB (-0,723 điểm), SAB (-0,653 điểm), FPT (-0,462 điểm).

– 9/10 nhóm ngành ghi nhận sắc xanh trong phiên hôm nay, duy chỉ có nhóm ngành Công nghệ thông tin có mức giảm 1,31%. Nhóm ngành có mức tăng tốt nhất là Tiêu dùng thiết yếu cùng mức tăng 3%, các nhóm ngành còn lại có mức tăng dưới 2%. Dẫn đầu về giá trị giao dịch là nhóm ngành Tài chính với mức hơn 4 nghìn tỷ đồng, vị trí tiếp theo là của 2 nhóm ngành Bất động sản và Công nghiệp khi đạt giá trị trên 2 nghìn tỷ đồng.

– Khối ngoại trong phiên hôm nay đã mua ròng hơn 171 tỷ đồng tập trung vào các mã GAS (56,72 tỷ đồng), VNM (43,12 tỷ đồng) và KBC (37,14 tỷ đồng). Chiều bán ròng của khối ngoại là các mã SSI (-129,12 tỷ đồng), NLG (-28,71 tỷ đồng) và VIC (-21,28 tỷ đồng).

– Chỉ số VNINDEX giằng co khá căng thẳng ở quanh mức mở cửa phiên 1.240 điểm. Tuy trong phiên đã có lúc thị trường giảm về 1.222,92 điểm nhưng đã nhanh chóng hồi trở lại khi có lực cầu tham gia. Mốc 1.240 điểm hiện là kháng cự ngắn hạn của chỉ số VNINDEX, nếu thị trường có thể tích lũy tại vùng này thì có thể kỳ vọng hồi về những vùng điểm cao hơn. Trường hợp khác, thị trường có thể sẽ test lại vùng hỗ trợ quanh 1.160 điểm nếu lực cầu tham gia là chưa đủ. Nhà đầu tư hạn chế mua đuổi những mã cổ phiếu đã tăng mạnh, ưu tiên cơ cấu lại danh mục ở những nhịp hồi và không nên sử dụng margin trong giai đoạn này.

———–

Cập nhật Bản tin nhận định thị trường DCALL vào 8hh00 sáng hàng ngày trên các kênh: Website VNDIRECT và Soundcloud https://soundcloud.com/vndirect-dcall

Tham khảo thêm Youtube VNDIRECT | DINSIGHTS để cập nhật thông tin qua góc nhìn chuyên gia về các vấn đề tâm điểm trên thị trường tài chính chứng khoán, theo dõi phân tích và nhận định cổ phiếu hàng tuần: https://www.youtube.com/c/vndirectdinsightsbantronchuyengia

———–

  • DGO Con đường Tích sản Tài chính và An tâm Đầu tư. Tham khảo thêm tại: dgo.vndirect.com.vn
  • Tư vấn đầu tư hàng tuần: 9h30/14h30 – Thứ 3, Thứ 4 và Thứ 5. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5Ch0 
  • Khóa học DGO và Tháp tài sản: sáng Thứ 7 hàng tuần. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5pL0 

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest