Podcast ngày 17.05.2022- Masan tăng trưởng vượt bậc trong quý I/2022 nhờ Winmart và Winmart+

Mục lục

1. THÔNG TIN VĨ MÔ

Giá khí đốt châu Âu có thể tăng gấp 3 – Một quốc gia quyết chống lại áp lực trừng phạt

  • Đài RT (Nga) dẫn lời các nhà phân tích tại Rystad Energy cho biết châu Âu có thể sắp chứng kiến một cơn bão mùa đông hoàn hảo khi châu lục này tìm cách hạn chế dòng khí đốt của Nga. Dự báo giá khí đốt châu Âu có thể tăng gấp 3.
  • Các nhà phân tích này cho biết rất có thể lượng LNG (Khí đốt tự nhiên hóa lỏng) thay thế sẽ không đủ để bù đắp lượng khí đốt thiếu hụt từ Nga khi châu Âu bước vào mùa đông năm tới. Theo đó, giá khí đốt tại EU được dự báo sẽ tăng lên 3.500 USD/1.000 mét khối.
  • Báo cáo của Rystad Energy cho biết trong năm 2021, Nga đã xuất khẩu 155 tỷ mét khối khí đốt tới châu Âu, tương đương hơn 31% nguồn cung cấp khí đốt cho Lục địa này.
  • Việc thay thế một phần đáng kể trong khối lượng khí đốt này sẽ cực kỳ khó khăn, và gây ra những hậu quả sâu rộng đối với người dân, nền kinh tế của Châu Âu và vai trò của khí đốt trong quá trình chuyển đổi năng lượng của khu vực.
  • Theo nghiên cứu của Rystad Energy, nếu các dòng khí đốt của Nga ngừng chảy vào thời điểm này thì lượng khí đốt hiện có trong các kho dự trữ của châu Âu (mới đầy khoảng 35%) sẽ có khả năng cạn kiệt trước cuối năm nay, khiến châu Âu phải trải qua một mùa đông tàn khốc.
  • Điều này có thể khiến giá khí đốt tăng sốc, buộc châu Âu phải cắt giảm sản xuất công nghiệp và chuyển đổi nhiên liệu rộng rãi trong ngành điện.
  • Thị trường năng lượng toàn cầu, vốn đã bất ổn có thể gặp phải nhiều khó khăn hơn nữa do các lệnh cấm vận của châu Âu đối với dầu Nga và nhu cầu phục hồi từ Trung Quốc sau khi quốc gia tỷ dân dỡ bỏ phong tỏa chống dịch.

Giá cước vận chuyển container khu vực châu Á giảm nhẹ do nhu cầu từ Trung Quốc vẫn ở mức yếu.

  • Dữ liệu của hãng nghiên cứu thị trường hàng hoá S&P Global Commodity Insights cho thấy mức giá cước vận chuyển container tuyến từ Indonesia đi Bờ Đông Hoa Kỳ đạt 13.600 USD/FEU, giảm 400 USD; và trên tuyến đến Bờ Tây Hoa Kỳ đạt 10.100 USD/FEU, giảm mạnh tới 3.200 USD/FEU so với cách đây 1 tuần.
  • Còn tại Nam Á, chuyển từ Bangladesh đến Bờ Đông Hoa Kỳ trong tuần vừa qua dao động từ 16.000 – 22.000 USD/FEU.
  • Việc Trung Quốc vẫn tiếp tục phong toả nhiều khu vực khiến hoạt động sản xuất bị hạn chế làm nhu cầu chuyên chở giảm xuống, gây tác động tiêu cực lên giá cước vận chuyển container tại khu vực Đông Nam Á. Tình trạng ảm đạm này còn kéo dài ít nhất đến tháng 6 khi Thượng Hải cho phép dần mở lại hoạt động sản xuất từ 16/5, hiện các hãng tàu đang còn dư chỗ để nhận các đơn hàng đi từ Đông Nam Á cho đến cuối tháng 5 này.
  • Giá cước hạ nhiệt giúp giảm bớt nỗi lo về chi phí cho các doanh nghiệp vận tải Việt Nam. Tuy nhiên vẫn sẽ cần thêm một thời gian nữa cho đến khi Trung Quốc mở cửa hoàn toàn thì ngành vận tải nói chung mới trở lại trạng thái cân bằng.

2. THÔNG TIN VĨ MÔ VIỆT NAM

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục gia tăng

  • Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến cuối quý 1, tăng trưởng tín dụng đạt 5.04%, nếu so với mức tăng 2.16% của quý 1/2021 là một tín hiệu khả quan.
  • Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 được tổ chức chiều 04/04, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng nhà nước Đào Minh Tú khẳng định, mục tiêu tăng tín dụng năm 2022 là 14% nhưng Ngân hàng nhà nước vẫn đang đánh giá các mục tiêu chính sách tiền tệ để có điều chỉnh vào cuối năm cho phù hợp với diễn biến thực của nền kinh tế vĩ mô.
  • Dữ liệu từ VietstockFinance cho thấy, tổng dư nợ cho vay khách hàng của 26 ngân hàng đã công bố BCTC đạt gần 7.7 triệu tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 1, tăng 4.2% so với đầu năm.
  • Đà tăng của nợ xấu lại cao hơn tăng trưởng tín dụng. Tổng nợ xấu của 26 ngân hàng tính đến 31/03/2022 chiếm 109,433 tỷ đồng trong tổng dư nợ, tăng đến 8.93% so với đầu năm.
  • Nợ xấu của các ngân hàng tăng bình quân 13.53%, một số ngân hàng tăng mạnh nợ xấu trên 20% như Vietcombank (VCB), Vietbank (VBB), NCB, Saigonbank (SGB)…
  • Trong cơ cấu nợ xấu, có sự dịch chuyển rõ ràng từ nợ dưới tiêu chuẩn (-12%) sang nợ nghi ngờ (+21%) và nợ có khả năng mất vốn (+16%).
  • Việc nợ xấu tiếp tục gia tăng khiến ngân hàng có xu hướng tăng trích lập dự phòng để có dư địa xử lý rủi ro, việc này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của một vài doanh nghiệp.

Thành phố Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch 3 giai đoạn để tiến tới hệ thống giao thông 100% xe điện

  • Kế hoạch phát triển giao thông vận tải bằng phương tiện giao thông điện tại Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức chiều nay 12/5/2022 tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ ra các hoạt động giao thông vận tải đóng góp tới 45% tổng lượng phát thải khí nhà kính. Nên hội đồng thống nhất dự kiến đến năm 2030, chỉ còn 41% số lượng phương tiện bán ra trên thế giới là phương tiện sử dụng động cơ đốt trong.
  • Căn cứ vào dữ liệu, nghiên cứu đánh giá thực trạng và tiềm năng, nhóm tư vấn kiến nghị lộ trình phát triển phương tiện giao thông điện cho Thành phố Hồ Chí Minh gồm 3 giai đoạn:
  • Giai đoạn 1 (từ 2022-2030) mục tiêu tỷ lệ xe bán ra bán xe điện năm đạt 20% với mô tô/xe máy/xe ô tô con; 10% với taxi; và 50% với xe buýt. Giai đoạn 2 (từ 2030-2040): Tỷ lệ xe bán xe điện năm 2040 đạt 50% với mô tô/xe máy; 60% với xe ô tô con; 20% với taxi; và 100% với xe buýt. Giai đoạn 3 (từ 2040-2050): Tỷ lệ xe bán ra là xe điện năm 2050 đạt 90% với mô tô/xe máy/xe ô tô con; 60% với taxi; và 100% với xe buýt.
  • Việc phát triển phương tiện giao thông điện là xu thế toàn cầu và Việt Nam cũng đang chạy đua trong xu thế này. Tuy hệ thống cơ sở vật chất vẫn còn sơ khai nhưng có động lực lớn nhờ sự tham gia của một số công ty lớn như VinFast, MBI và nhận thức người dân dần thay đổi sang dùng phương tiện thân thiện môi trường thì xe điện sẽ sớm phổ biến rộng rãi và phát triển đột phá.

3. THÔNG TIN DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

Tăng trưởng lợi nhuận của khối công ty chứng khoán chững lại trong quý 1/2022

  • Hoạt động kinh doanh của khối Công ty chứng khoán trong 3 tháng đầu năm 2022 có nhịp chững lại so với 3 tháng trước đó. Tuy vậy, so với cùng kỳ năm 2021, kết quả kinh doanh trong quý 1, tăng gần 37% so với cùng kỳ, giảm 15.6% so với quý trước. Lãi sau thuế đạt của khối này vẫn tăng trưởng đáng kể.
  • Theo dữ liệu của VietstockFinance, tổng doanh thu hoạt động của 75 Công ty chứng khoán đạt hơn 20.7 ngàn tỷ đồng hơn 6.9 ngàn tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ song giảm gần 20% so với quý trước.
  • Trong quý 1/2022 thị trường không còn thuận lợi như quý 4/2021. Chỉ số VN-Index quý 1 giảm 0.4% so với đầu năm.
  • Mảng môi giới vẫn ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ. Doanh thu môi giới đạt hơn 5.6 ngàn tỷ đồng (tăng 60%). Tuy nhiên, so với quý 4/2021 thì doanh thu mảng môi giới lại giảm 21%.
  • Thanh khoản sàn HOSE duy trì ở mức 26 ngàn tỷ đồng, giảm gần 4% so với quý trước. Thanh khoản cao so với các quý trước đã giúp môi giới ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ song lại kém sắc hơn quý trước đó.
  • Nhìn chung, thị trường hạ nhiệt đã khiến mảng tự doanh và môi giới của khối công ty chứng khoán đều chững lại trong quý 1/2022.

Masan tăng trưởng vượt bậc trong quý I/2022 nhờ Winmart và Winmart+

  • Theo báo cáo quý 1/2022, Masan đạt kết quả tăng trưởng tốt với lợi nhuận tăng trưởng phi mã lên gấp 8 lần so với cùng kỳ năm trước, doanh thu thuần hợp nhất đạt 18.189 tỷ đồng.
  • Trong đó doanh thu đến chủ yếu từ The CrownX (TCX đạt doanh thu thuần 13.450 tỷ đồng, tăng trưởng 7,3% so với cùng kỳ năm 2021 nhờ vào nỗ lực tăng trưởng của Masan Consumer Holdings và việc gia tăng số lượng cửa hàng tại WinCommerce.
  • Đặc biệt, Masan Consumer Holdings đã đạt mục tiêu kép, vừa mở mới 109 điểm bán vừa cải thiện biên lợi nhuận cho Masan, đem lại doanh thu 7.266 tỷ đồng, chiếm gần 40% tổng doanh thu quý 1 của Masan với 2 mô hình cửa hàng WinMart+ đem về doanh thu thuần 4.756 tỷ đồng tăng trưởng 4,2% và Winmart đạt doanh thu thuần đạt 2.510 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ và tăng 24,5% so với Quý 4/2021.
  • Masan cũng có tham vọng nhân rộng lên 10.000 điểm bán offline và 20.000 điểm bán nhượng quyền, phục vụ 30 – 50 triệu người tiêu dùng đến năm 2025.
  • Nhờ kết quả kinh doanh khả quan và tốc độ mở rộng quy mô các cửa hàng bán lẻ nhanh chóng thì kế hoạch năm 2022 với doanh thu thuần của WinCommerce dự kiến trong khoảng từ 38.000 tỷ đồng – 40.000 tỷ đồng, tăng 23% đến 29% so với năm 2021 sẽ sớm đạt được.

4. NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

– Phiên giao dịch 16/05/2022, VNINDEX sụt giảm 10,82 điểm (-0,91%) về mốc 1.171,95 điểm. Tuy mở đầu phiên sáng tăng điểm khá tốt nhưng vào phiên chiều, áp lực bán đã trở lại khiến chỉ số quay đầu giảm điểm.

– Về độ rộng thị trường đã có 232 mã tăng/ 224 mã giảm, trong đó ghi nhận 7 mã tăng trần và 41 mã giảm sàn. Thanh khoản trong phiên hôm nay vẫn ở mức thấp đạt 14.577,934 tỷ đồng.

– Áp lực bán mạnh kéo chỉ số VNINDEX giảm điểm đến từ các mã trụ tiêu biểu VHM (-2,437 điểm), GAS (-2.435 điểm) và MSN (-2,415 điểm). Chiều tăng điểm có các mã VCB (+1,445 điểm), CTG (+0,795 điểm) và PLX (+0,576 điểm).

– Phiên giao dịch ngày hôm nay chỉ ghi nhận 2 nhóm ngành tăng điểm là Năng lượng (+4,44%) và Tài chính (+0,14%). Các nhóm ngành còn lại ghi nhận mức giảm từ 0,5% – 3,27%, trong đó nhóm ngành Tiêu dùng thiết yếu giảm mạnh nhất ở mức 3,27% cùng than khoản hơn 1 nghìn tỷ đồng. Tài chính vẫn là nhóm ngành có giá trị giao dịch lớn nhất gần 3.800 tỷ đồng.

– Phiên giao dịch ngày hôm nay khối ngoại tiếp tục giải ngân mua ròng 256,57 tỷ đồng chủ yếu đến từ các mã CTG (45,7 tỷ đồng), HPG (45,35 tỷ đồng) và VCI (25,13 tỷ đồng). Chiều bán ròng của khối ngoại tập trung vào các mã SSI (-65,06 tỷ đồng), SHS (-38,78 tỷ đồng) và STB (-33,63 tỷ đồng).

– Phiên sáng, chỉ số VNINDEX mở gap tăng điểm đã khiến nhiều nhà đầu tư vội vã mở vị thế do lo sợ sẽ bỏ lỡ nhịp hồi lại của thị trường. Đến phiên chiều khi áp lực bán gia tăng đã khiến nhiều mã cổ phiếu quay đầu giảm điểm, có những mà đã giảm sàn khiến nhiều nhà đầu tư đã lỗ ngay trong phiên. Thời điểm này, nhà đầu tư nên chờ đợi tín hiệu tạo nền tích lũy của thị trường, hạn chế tham gia bắt đáy ở những phiên hồi khi chưa có gì xác nhận đà giảm của thị trường đã kết thúc. Nhà đầu tư nên tiếp tục đứng ngoài quan sát, ưu tiên hạ tỷ trọng cổ phiếu trong tài khoản về ngưỡng an toàn.

———–

Cập nhật Bản tin nhận định thị trường DCALL vào 8hh00 sáng hàng ngày trên các kênh: Website VNDIRECT và Soundcloud https://soundcloud.com/vndirect-dcall

Tham khảo thêm Youtube VNDIRECT | DINSIGHTS để cập nhật thông tin qua góc nhìn chuyên gia về các vấn đề tâm điểm trên thị trường tài chính chứng khoán, theo dõi phân tích và nhận định cổ phiếu hàng tuần: https://www.youtube.com/c/vndirectdinsightsbantronchuyengia

———–

  • DGO Con đường Tích sản Tài chính và An tâm Đầu tư. Tham khảo thêm tại: dgo.vndirect.com.vn
  • Tư vấn đầu tư hàng tuần: 9h30/14h30 – Thứ 3, Thứ 4 và Thứ 5. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5Ch0 
  • Khóa học DGO và Tháp tài sản: sáng Thứ 7 hàng tuần. Tìm hiểu thêm và đăng ký: https://hubs.li/H0QF5pL0

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest