Podcast ngày 30.06.2020 – Tốc độ tăng trưởng huy động vốn nửa đầu năm cao gần gấp đôi tín dụng

Mục lục

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay: “Tốc độ tăng trưởng huy động vốn nửa đầu năm cao gần gấp đôi tín dụng”

1. Tin vĩ mô quốc tế

Kinh tế Trung Quốc đang hồi phục

Báo cáo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế vĩ mô Trung Quốc (CMF), kinh tế Trung Quốc đang cho thấy những dấu hiệu về một sự hồi phục tương đối mạnh mẽ và vững vàng sẽ có mức tăng trưởng dương từ quý 2/2020 trở đi.

Sau khi trải qua giai đoạn đầu tiên của quá trình hồi phục kinh tế thông qua khôi phục sản xuất và nguồn cung, Trung Quốc đang bước giai đoạn hồi phục tiếp theo với việc thúc đẩy nhu cầu và vòng chu chuyển của nền kinh tế.

Với vai trò là một trong những nền kinh tế đầu tiên trên thế giới kiểm soát được dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và tái khởi động nền kinh tế, sự hồi phục và tái củng cố các nền tảng kinh tế của Trung Quốc mang lại một định hướng quan trọng đối với kinh tế thế giới.

Tuy vậy, báo cáo của CMF cũng khuyến cáo rằng thay vì sự gián đoạn chuỗi cung cấp, nhu cầu yếu kém đang trở thành rào cản lớn nhất đối với sự hồi phục kinh tế của Trung Quốc.

CMF hối thúc Trung Quốc cần thực hiện những nỗ lực để thúc đẩy nhu cầu nội địa và khôi phục chu kỳ thị trường định kỳ.

Doanh số bán lẻ của Nhật Bản tiếp tục giảm ở mức hai chữ số

Bộ Thương mại Nhật Bản ngày 29/6 thông báo doanh số bán lẻ ở nước này trong tháng Năm vừa qua giảm 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái và là tháng thứ hai liên tiếp có tỷ lệ giảm ở mức hai con số, giữa lúc đại dịch COVID-19 và các biện pháp phong tỏa ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, khiến niềm tin người tiêu dùng sụt giảm mạnh.

Tình trạng sụt giảm nhu cầu kéo dài tại nền kinh tế Xứ sở hoa anh đào có thể còn lâu hơn so với dự báo và rất khó khăn để phục hồi.

Theo bộ trên, doanh số bán lẻ ở Nhật Bản tháng Năm vừa qua giảm do sự sụt giảm chi tiêu cho những mặt hàng như ôtô, quần áo và hàng hóa nói chung.

COVID-19 tác động đến cách thức mua sắm của người tiêu dùng, đồng thời có thể dẫn tới những thay đổi vĩnh viễn trong nền kinh tế và thương mại toàn cầu

Một báo cáo của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) ngày 29/6 nhận định đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ gây một tác động lâu dài đến nhiều mặt đời sống, như cách thức mua sắm của người tiêu dùng, đồng thời có thể dẫn tới những thay đổi vĩnh viễn trong nền kinh tế và thương mại toàn cầu.

Ví dụ, các hộ gia đình sẽ ngày càng không thích rủi ro khi phải đối mặt với các mối đe dọa nhãn tiền đến an toàn và kế sinh nhai của họ, trong khi các doanh nghiệp dự báo sẽ ngày càng trú trọng hơn đến sự ổn định và tính mềm dẻo do phải đối mặt với quá nhiều những gián đoạn không thể lường trước trong quá trình sản xuất.

Báo cáo nêu rõ: “Trong khi các hộ gia đình và doanh nghiệp ngày càng cần tăng cường các hoạt động không qua tiếp xúc trực tiếp, quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế kỹ thuật số sẽ được đẩy nhanh, trong khi động thái hướng tới phi toàn cầu hóa cũng có thể gia tăng cùng với các biện pháp bảo hộ thương mại.”

Công ty tiên phong cách mạng dầu đá phiến Mỹ xin bảo hộ phá sản

Chesapeake Energy, công ty tiên phong trong cách mạng dầu đá phiến Mỹ, đệ đơn xin bảo hộ phá sản hôm 28/6. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh toàn ngành chịu ảnh hưởng bởi giá dầu, khí giảm sâu vì Covid-19. Chesapeake Energy gần đây rơi vào khó khăn và hồi tháng 5 bày tỏ quan ngại về nghĩa vụ trả nợ trong dài hạn.

Khoản nợ 7 tỷ USD của Chesapeake Energy sẽ được xóa bỏ trong quá trình tái cấu trúc. Công ty được cho vay 925 triệu USD để tiếp tục hoạt động trong quy trình phá sản. Franklin Resources và Fidelity nằm trong nhóm các chủ nợ lớn nhất, sẽ nắm phần lớn cổ phần sau khi Chesapeake Energy tái cấu trúc. Công ty tiếp tục hoạt động với công suất thấp, sử dụng số ít giàn khoan khí và không giàn khoan dầu.

2. Vĩ mô trong nước

Kinh tế 6 tháng: Tăng trưởng dương

Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II ước tính tăng 0,36% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý 2 các năm trong giai đoạn 2011 – 2020.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,72%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,38%; khu vực dịch vụ giảm 1,76%.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân là do kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19, Chính phủ chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ các giải pháp nhằm giãn cách xã hội. Đặc biệt, tính chung, GDP 6 tháng đầu năm tăng 1,81%, cũng là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2011 – 2020.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 6 ước tính đạt 41,5 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 6/2020 ước tính đạt 21 tỷ USD, tăng 9,5% so với tháng trước và kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 6/2020 ước tính đạt 20,5 tỷ USD, tăng 12,8% so với tháng trước.

Giá xăng dầu, giá thịt lợn đẩy CPI lên cao

CPI 6 tháng đầu năm tăng 4,19%, cao nhất trong giai đoạn 2016-2020 và tháng 6 cũng tăng gần 1%.Nguyên nhân là giá một số mặt hàng thiết yếu tăng mạnh, trong đó giá xăng dầu ghi nhận mức tăng hơn 14% sau nhiều tháng giảm sâu.Trong khi đó, giá mặt hàng điện được điều chỉnh giảm theo chính sách hỗ trợ hậu dịch Covid-19 là yếu tố giúp kiềm chế CPI.

3. Thị trường tài chính và các kênh đầu tư

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn nửa đầu năm cao gần gấp đôi tín dụng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 19/6/2020, tổng phương tiện thanh toán tăng 4,59% so với cuối năm 2019, thấp hơn mức tăng trưởng cùng thời điểm năm 2019 (6,05%). Huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 4,35% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 6,09%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 2,45% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 6,22%). Tốc độ tăng trưởng huy động vốn vượt khá xa mức tăng của tín dụng.

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest