Podcast – Bản tin tài sản đầu tư ngày 20.04.2020

Mục lục

Cùng điểm qua những thông tin chính về tình hình diễn biến tài chính kinh tế trước giờ giao dịch hôm nay: “Rủi ro là trò dối trá!”

1. Tình hình thế giới

Ngành dầu mỏ Mỹ đang đứng trước nguy cơ phá sản hàng loạt

Các biện pháp giải quyết cơn khát tiền mặt của ngành dầu mỏ Mỹ được đưa ra trong bối cảnh các công ty khai thác ở các mỏ đá phiến từ bang Texas đến Utah đang đứng trước nguy cơ phá sản do giá dầu giảm sâu và nhu cầu dầu mỏ toàn cầu bị ngưng trệ vì dịch Covid-19. Chốt phiên ngày thứ 6, 17/4/2020, giá dầu chỉ còn mức 18 usd/thùng, mức giá thấp nhất 20 năm, kể từ năm 2000.

Trung Quốc trước đó đã chấp thuận chi hơn 50 tỷ USD nhập khẩu dầu mỏ, khí thiên nhiên hóa lỏng và các sản phẩm khác theo thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung. Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ, Brouillette cho rằng nhu cầu dầu mỏ từ Trung Quốc sụt giảm mạnh vì dịch Covid-19 cũng đang tác động xấu tới các doanh nghiệp dầu mỏ Mỹ. Khả năng để Trung Quốc tuân thủ các cam kết theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, ở 1 góc độ nào đó, đang bị cản trở bởi dịch Covid-19.

Ông Brouillette cho biết ông đang phối hợp với Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin để tăng gấp đôi trần khoản vay dành cho các công ty năng lượng hạng trung theo gói kích thích kinh tế lên tới 200 – 250 triệu USD nhằm giúp các doanh nghiệp này vượt qua đại dịch.

Brouillette cho hay, ông và Mnuchin đã lên kế hoạch hợp tác với ngành ngân hàng và các cơ quan khác của Mỹ để yêu cầu các tổ chức tín dụng không phân biệt cho vay đối với doanh nghiệp khai thác dầu đá phiến.

Ngành ngân hàng thế giới vốn dĩ đã chịu sức ép lớn khi các nhà vận động chống biến đối khí hậu kêu gọi hạn chế cho vay đối với lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch và thay vào đó ủng hộ năng lượng tái tạo. Hiện ngành công nghiệp dầu khí của Mỹ gánh trên vai khoản nợ ước tính hơn 200 tỷ USD được thế chấp bằng nguồn dự trữ dầu khí. Khi doanh thu giảm mạnh và tài sản mất giá trị, một số công ty dầu khí Mỹ cho biết họ không còn khả năng trả nợ.

Whiting Chemicals trở thành nhà sản xuất dầu mỏ đầu tiên nộp đơn phá sản vào ngày 1/4, còn các doanh nghiệp khác như Chesapeake Energy, Denbury Resources và Callon Chemicals cũng đang cầu cạnh bên tư vấn nợ.

Trong khi đó, một số tổ chức cho vay lớn ở Mỹ đang đẩy nhanh quá trình tịch thu tài sản của các công ty dầu mỏ để tránh thua lỗ và nợ xấu. Trước đó, Reuters đưa tin tập đoàn JPMorgan, Wells Fargo, Bank of America và Citigroup đang gấp rút thành lập các công ty độc lập để thâu tóm các tài sản dầu khí.

Thông thường giá dầu sẽ phục hồi khi quá trình các công ty nhỏ với tiềm lực tài chính yếu bị phá sản, và những vụ sáp nhập sẽ được diễn ra ngay sau đó. Các công ty nhỏ này sẽ bị các công ty lớn mua lại, quá trình tiết cung diễn ra khiến giá dầu có thể hổi phục. Câu chuyện này đã diễn ra rất mạnh mẽ nào năm 2014, và lặp lại trong năm nay 2020.

2. Tình hình Việt Nam

Nền tảng khám chữa bệnh từ xa Make in Vietnam chính thức vận hành

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh y tế và công nghệ số là hai lĩnh vực đang được thúc đẩy nhanh chóng, có bước tiến lớn trong dịch Covid-19.

ông Hùng nói “Cú huých đặc biệt của Covid-19 chính là sự chuyển đổi số trong ngành y tế”. Cụ thể, Việt Nam từ nhiều năm nay đã nói đến khái niệm bệnh viện online, tư vấn khám chữa bệnh từ xa, bệnh án điện tử… nhưng sự chuyển biến chưa nhiều. Nhưng, những điều đó đã có sự “nhảy vọt” chỉ trong thời gian ngắn ngủi vừa qua, khi đại dịch bùng phát, thúc đẩy sự thay đổi của cả ngành nhanh nhất có thể.

Khám chữa bệnh từ xa một mặt giảm tải được cho các bệnh viện tuyến trên, dành nguồn lực y tế để cứu chữa cho những bệnh nhân mắc bệnh, một mặt hạn chế tập trung đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm.

Nền tảng này đáp ứng đầy đủ 6 lĩnh vực khám chữa bệnh từ xa theo quy định của Bộ Y tế ban hành gồm: Tư vấn y tế từ xa; Hội chẩn tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; Hội chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa; Hội chẩn tư vấn giải phẫu bệnh từ xa; Hội chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa; Đào tạo chuyển giao kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh từ xa.

Nhờ vậy, các cơ sở y tế có thể lập phác đồ theo dõi cho từng bệnh nhân, quản lý tình trạng sức khỏe hàng ngày, cảnh báo, nhắc nhở điều trị, tương tác trực tiếp với bệnh nhân qua thiết bị theo dõi sức khoẻ cá nhân có kết nối Internet và chỉ định điều trị, phục hồi chức năng, tư vấn dinh dưỡng, khám lại.

Sự ra đời của nền tảng sẽ giúp các bệnh viện nhanh chóng thiết lập kênh hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh cho người dân, giảm chi phí đầu tư hệ thống ban đầu, bệnh viện không cần có sẵn đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin tại chỗ để vận hành, duy trì.

Như các bản tin trước chúng tôi từng nói đến, dịch Covid-19 sẽ thay đổi rất nhiều thói quen của người dân, và một loạt các lĩnh vực ngành nghề mới sẽ lên ngôi. Chúng ta đang sống trong một môi trường kinh doanh và sự thay đổi diễn ra ngày càng nhanh chóng, mà nền tảng chính là Internet.

3. Tài sản đầu tư

Giá gạo xuất khẩu tại châu Á lên cao nhất 7 năm

Thị trường gạo châu Á tuần vừa rồi ghi nhận rất ít giao dịch do các quốc gia xuất khẩu chính bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong đó Ấn Độ bị phong tỏa, Việt Nam tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu mới từ ngày 25/3, Campuchia cấm xuất khẩu gạo trong khi giá gạo Thái Lan lên cao nhất 7 năm.

Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm tăng lên 555-580 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 4/2013, vì lo ngại thiếu hụt nguồn cung trong bối cảnh nước này đang chịu hạn hán.

Giá gạo chịu tác động bởi hoạt động tại ba nước xuất khẩu chính như Việt Nam, Ấn Độ và Thái Lan. Nguồn cung xuất khẩu bị thiếu hụt do Ấn Độ, Việt Nam tạm ngừng ký hợp đồng mới trong những tuần trước, Campuchia, Bangladesh cấm xuất khẩu một số loại gạo; do vậy giá gạo Thái có thể tiếp tục lên cao hơn.

Tại Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, thương nhân ngừng ký hợp đồng mới do thiếu lao động và hoạt động logistics bị gián đoạn do chính phủ ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc trong 21 ngày từ ngày 25/3. Thậm chí, việc vận chuyển hàng cho các hợp đồng hiện có cũng bị ảnh hưởng. Không thể vận chuyển lúa từ cánh đồng về nhà máy và gạo cũng không thể chuyển từ nhà máy đến cảng.

Việt Nam cũng tương tự. Các nhà xuất khẩu phải tạm ngừng ký hợp đồng mới kể từ ngày 25/3 để đảm bảo nguồn cung trong nước có đủ trong đợt dịch Covid-19. Phải đến ngày 10/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới chấp thuận nối lại xuất khẩu gạo trong tháng này với hạn ngạch là 400.000 tấn từ 0h ngày 11/4. Phương án xuất khẩu gạo cho tháng 5 sẽ được quyết định dựa trên báo cáo tình hình xuất khẩu tháng 4.

Giá gạo châu Á tăng dù giới chuyên gia trước đó dự báo sản lượng lúa gạo năm nay sẽ tăng mạnh và tồn kho gạo và lúa mì đang ở mức cao chưa từng thấy, theo ông Mohanty, giám đốc thị trường châu Á tại tổ chức phi lợi nhuận International Potato Center. Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái cũng cho biết tồn kho gạo vẫn lớn nhưng xuất khẩu vẫn gặp khó vì lao động Campuchia về nước do lệnh phong tỏa toàn quốc. Theo ông Mohanty, tình trạng này sẽ gây khó cho hoạt động trồng trọt và ảnh hưởng tới các vụ mùa sắp tới.

“Không giống như các lĩnh vực khác, nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thời gian phong tỏa vì phải tuân theo lịch trồng trọt và thu hoạch nghiêm ngặt. Nếu chúng ta bỏ lỡ lịch trồng thì sẽ không có vụ thu hoạch nào hết cho cả năm”, Mohanty cho hay.

Ở Ấn Độ và các nước Nam Á, đây là thời điểm thu hoạch vụ đông của lúa mì, khoai lang, bông và một số loại rau củ quả. Các trang trại cần lao động nhập cư để vận hành máy móc và làm các công việc tay chân khác như bốc và dỡ hàng.

Không chỉ châu Á, Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động và gián đoạn nguồn cung cho kỳ trồng trọt mùa xuân.

4. Câu chuyện đầu tư

Howard Marks: Rủi ro là trò dối trá!

“Đã có nhiều nỗ lực dù muộn màng để đánh giá rủi ro một cách khoa học hơn. Các tổ chức tài chính thường xuyên sử dụng “các nhà quản lý rủi ro” định lượng tách biệt khỏi các nhóm quản lý tài sản của họ và đã áp dụng các mô hình máy tính như “giá trị rủi ro” để đo lường rủi ro trong danh mục đầu tư. Nhưng kết quả được tạo ra bởi những người này và các công cụ của họ sẽ không tốt hơn dữ liệu đầu vào mà họ dựa vào đó để phán đoán và làm thế nào để xử lý dữ liệu đầu vào đó. Theo quan điểm của tôi, họ sẽ không bao giờ tốt như các nhà đầu tư giỏi nhất mà phán đoán chủ quan.” – NĐT Howard Marks.

Tôi chắc chắn rằng chúng ta cũng đồng ý rằng các nhà đầu tư nên và đòi hỏi lợi nhuận tiềm năng cao  hơn cho các khoản đầu tư mà họ cho là rủi ro hơn. Cũng như hy vọng chúng ta có thể đồng ý rằng mất tiền là rủi ro mà mọi người quan tâm nhất trong việc đòi hỏi lợi nhuận tiềm năng và do đó mới thiết lập giá cho các khoản đầu tư. Một câu hỏi quan trọng vẫn là: làm thế nào để họ đo lường được rủi ro đó?

Đầu tiên, rõ ràng là không có gì ngoài vấn đề quan điểm: hy vọng là một ước tính có học thức, khéo léo ước tính về tương lai, nhưng vẫn chỉ là ước tính. Thứ hai, tiêu chuẩn để định lượng là không tồn tại. Với bất kỳ khoản đầu tư nào, một số người sẽ nghĩ rằng rủi ro là cao và những người khác sẽ nghĩ rằng rủi ro thấp. Một số người sẽ xác định đó là xác suất không kiếm được tiền, và một số người là xác suất mất một phần tiền nhất định v.v…

Một số người sẽ nghĩ về nó như rủi ro mất tiền trong một năm và một số là rủi ro mất tiền trong toàn bộ thời gian nắm giữ. Rõ ràng, ngay cả khi tất cả các nhà đầu tư tham gia gặp nhau trong một căn phòng và cho thấy lá bài của họ, họ vẫn không bao giờ đồng ý về một con số duy nhất đại diện cho rủi ro đầu tư của mỗi người. Và ngay cả khi họ có thể, con số đó sẽ không có khả năng được so sánh với một số khác được đặt bởi một nhóm các nhà đầu tư khác cho một khoản đầu tư khác.

Đó là một trong những lý do tại sao tôi nói rủi ro và rủi ro/lợi nhuận không thể giải quyết bằng cách số hóa hoặc đưa vào máy tính để tính toán. Ben Graham và David Dodd đề cập vấn đề này cách đây hơn 60 năm trong phiên bản thứ hai của cuốn sách Phân tích chứng khoán, kinh thánh của nhà đầu tư giá trị: “Mối quan hệ khác nhau giữa hai loại đầu tư và rủi ro thua lỗ là quá bất định và quá khác biệt với điều kiện luôn luôn thay đổi đến nỗi không thể áp dụng bất cứ công thức toán học nào với chúng”.

Ben Graham và David Dodd

Thứ ba, rủi ro là trò dối trá. Suy nghĩ thông thường rất dễ đi vào lối mòn, giống như khả năng các sự kiện diễn ra thường kỳ. Nhưng đáng tiếc là các sự kiện một lần trong đời rất khó để định lượng. Thực tế là một khoản đầu tư dễ bị rủi ro đặc biệt nghiêm trọng sẽ xảy ra không thường xuyên nếu như tất cả những gì tôi gọi là thảm họa không thể xảy ra, có nghĩa là nó có vẻ an toàn hơn thực tế.

Điểm mấu chốt là nhìn về triển vọng, phần lớn rủi ro mang tính chủ quan, mang yếu tố ẩn và không thể định lượng được. Bài học chúng ta rút ra được là gì? Nếu rủi ro thua lỗ không thể đo lường, không thể định lượng hoặc thậm chí không thể quan sát và nếu rủi ro mang tính chủ quan, chúng ta có thể xử lý bằng cách nào? Các nhà đầu tư tài giỏi có thể hiểu được rủi ro hiện tại hiện hữu trong một tình huống nhất định. Họ đưa ra phán đoán chủ yếu dựa trên:

(a) sự ổn định và tin cậy của giá trị
(b) mối quan hệ giữa giá cả và giá trị.

Họ cũng cân nhắc những vấn đề khác, nhưng chủ yếu vẫn gói gọn trong hai điều trên.

Đã có nhiều nỗ lực dù muộn màng để đánh giá rủi ro một cách khoa học hơn. Các tổ chức tài chính thường xuyên sử dụng “các nhà quản lý rủi ro” định lượng tách biệt khỏi các nhóm quản lý tài sản của họ và đã áp dụng các mô hình máy tính như “giá trị rủi ro” để đo lường rủi ro trong danh mục đầu tư. Nhưng kết quả được tạo ra bởi những người này và các công cụ của họ sẽ không tốt hơn dữ liệu đầu vào mà họ dựa vào đó để phán đoán và làm thế nào để xử lý dữ liệu đầu vào đó. Theo quan điểm của tôi, họ sẽ không bao giờ tốt như các nhà đầu tư giỏi nhất mà phán đoán chủ quan.

Do có khó khăn trong việc định lượng xác suất thua lỗ, các nhà đầu tư muốn có một số thước đo khách quan về lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro và nhiều người chỉ có thể dựa vào cái gọi là tỷ lệ Sharpe (tỷ lệ Sharpe do nhà kinh tế học đoạt giải Nobel là William F. Sharpe phát triển nên và được sử dụng để đo lường tỷ suất sinh lợi đã điều chỉnh rủi ro của một khoản đầu tư – người dịch). Tỷ số này được tính bằng cách lấy tổng tỷ suất sinh lợi của khoản đầu tư trừ đi tỷ suất sinh lợi phi rủi ro (hay trái phiếu kho bạc ngắn hạn), sau đó đem chia cho độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi của danh mục. Công thức này có vẻ hữu ích cho các thị trường chứng khoán đại chúng với tần suất giao dịch và giá cả thay đổi thường xuyên. Công thức mang tính logic nhất định và thực sự là công thức tốt nhất chúng ta có.

Mặc dù không nói gì rõ ràng về khả năng thua lỗ, nhưng có thể có lý do để tin rằng giá của chứng khoán rủi ro cơ bản dao động nhiều hơn so với thứ khác an toàn hơn, và do đó tỷ lệ Sharpe có liên quan. Đối với tài sản tư nhân thiếu giá thị trường tham chiếu như bất động sản và toàn bộ doanh nghiệp, ở đó, không có sự thay thế nào khác cho việc điều chỉnh rủi ro một cách chủ quan.

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest