5 nguyên nhân khiến bạn tiết kiệm không hiệu quả

Mục lục

Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng rõ ràng mình có ý thức tiết kiệm tiền mỗi tháng thế nhưng   mỗi khi kiểm tra thì tài khoản luôn bằng không hoặc thậm chí là âm không? Bạn thử mọi cách từ cắt giảm chi tiêu hay tăng thu nhập nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân vì sao tình hình tài chính cá nhân của mình không cải thiện? Cùng VNDIRECT điểm mặt 5 nguyên nhân phổ biến cản trở hành trình tiết kiệm bạn nhé:

Thiếu sự kiểm soát trong thu chi hằng ngày

Đây chính là một trong những lý do khiến bạn khó quản lý thu – chi để lên được kế hoạch tiết kiệm rõ ràng, dẫn đến dễ tiêu nhiều tiền hơn so với thu nhập, tích luỹ nợ nần trong tương lai. Chúng ta sẽ không nắm được các hạng mục ra vào trong tài khoản của mình, không kịp thời đưa ra phương án điều chỉnh.

Để khắc phục, bạn nên duy trì thói quen ghi lại thu chi hàng ngày bằng bảng tính, số ghi chép, ứng dụng phân loại và theo dõi chi tiêu hàng tháng. Một số ứng dụng quản lý chi tiêu phổ biến: Money Lover, Spendee, MISA Money Keeper…

Thiếu kiểm soát thu chi dẫn đến khó tiết kiệm thành công

Không Xác Định Mục Tiêu Tài Chính Cụ Thể

Thiếu một mục tiêu tài chính rõ ràng sẽ làm mất đi định hướng để thực hành tiết kiệm. Ví dụ như bạn chỉ đặt ra mục tiêu có 100 triệu trong tương lai, nhưng ko có thời gian cụ thể là bao lâu, bạn sẽ không biết mỗi tháng mình cần để ra bao nhiều tiền để đạt được mục tiêu như kế hoạch, hoặc có thể bị trì hoãn “Để tháng sau tiết kiệm cũng chưa muộn”, dẫn đến thời gian thực hiện mục tiêu mỗi ngày một dài hơn so với dự kiến.

Cách khắc phục là bạn hãy đặt ra những mục tiêu tài chính cụ thể nhất có thể. Trả lời các câu hỏi:

  • Cần bao nhiêu tiền? Trong bao lâu?
  • Mỗi năm/tháng mình cần để ra bao nhiêu tiền?
  • Nếu một tháng bị lỡ kế hoạch thì có cách khắc phục gì? Có tăng % tiền tiết kiệm ở các tháng sau không?

Việc cụ thể hóa mục tiêu sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và tạo ra sự nhất quán trong quá trình tiết kiệm.

Nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa quỹ dự phòng và quỹ tiết kiệm. Tuy nhiên 02 quỹ này hoàn toàn khác nhau. Quỹ dự phòng là khoản tiền được tích luỹ để sử dụng trong các tính huống khẩn cấp , sự kiện không mong muốn như tai nạn, mất việc, ốm đau. Trong khi đó, quỹ tiết kiệm là khoản tiền tích luỹ được sử dụng cho mục tiêu tài chính cụ thể như mua nhà, mua xe, du lịch, nghỉ hưu,…

Hãy thử tưởng tượng nếu có sự kiện bất ngờ xảy ra trong cuộc sống cần đến chi tiêu mà bạn không lường trước được, việc đầu tiên bạn nghĩ đến là rút đi khoản tiết kiệm của mình hay là số tiền còn lại trong tài khoản? Vậy lúc này việc có quỹ dự phòng sẽ giúp bạn làm điều này mà không bị ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu đã thiết lập hàng ngày hay khoản tiết kiệm mà bạn đã cố gằng dành dụm cho mục đích lớn hơn.

Cuộc sống luôn có nhiều biến số không thể lường trước được, việc hiểu và sử dụng được quỹ dự phòng và tiết kiệm một cách hiệu quả sẽ giúp mỗi cá nhân chủ động hơn trong việc vạch ra những mục tiêu tài chính rõ ràng.

Thiếu kỷ luật bản thân và chi tiêu theo cảm xúc

Kỷ luật yếu tố rất quan trọng để tiết kiệm hiệu quả. Kiên trì thực hiện hàng tháng và kiểm soát được kế hoạch đã vạch ra từ đầu không phải ai cũng làm được

Tâm lý “ để mai tính “ rất dễ gặp ở bản thân mỗi người khi đứng trước những kế hoạch tự đặt ra, đặc biệt là tiết kiệm. Chúng ta thường tìm rất nhiều lý do cho việc trì hoãn tiết kiệm của bản thân như là thu nhập quá thấp, đợi có mức thu nhập cao hơn tiết kiệm cũng chưa muộn hay “để tháng sau tiết kiệm”. Vậy nên có ý chí vững để duy trì kỷ luật là bài học đầu tiên cần học.

Khi có kỷ luật, nhưng thiếu sự kiểm soát cũng không giúp chúng ta gia tăng được số tiền tiết kiệm trong tài khoản. Không khó để nhận ra giới trẻ thường chi tiêu theo cảm xúc. Ví dụ như: Khi đang gặp chuyện buồn hay stress, hoặc hưng phấn chuyện gì đó, bạn sẽ dễ dàng vung tay tiêu mức cao hơn bình thường. Vậy nên hãy luôn nhớ, đừng đưa ra quyết định chi tiêu gì khi tâm trạng của bạn đang không ở trạng thái bình tĩnh nhất nhé.

Hiện nay trên thị trường có nhiều các sản phẩm đầu tư đi kèm với các tiện ích giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tuân theo kỷ luật bằng cách tự động trích tiền vào tài khoản tiết kiệm hoặc thông báo nhắc nhở qua các hình thức như email/tin nhắn. Bạn có thể tham khảo giải pháp tích sản mục tiêu trên ứng dụng VNDIRECT để thiết lập tài khoản theo mục tiêu cho mình nhé.

Kỷ luật yếu tố rất quan trọng để tiết kiệm hiệu quả

Không xem đầu tư là một hình thức tiết kiệm

Lựa chọn kênh tiết kiệm cho từng mục tiêu là điều rất quan trọng. Lựa chọn kênh tiết kiệm phù hợp giúp bạn dễ dàng kiểm soát tiến độ. Đặc biệt với những người trẻ có thu nhập chưa cao, số tiền trích ra để tiết kiệm mỗi tháng có thể chưa lớn, thường xuyên phân vân giữa tiết kiệm hay đầu tư? Nếu chỉ để tiền trong tài khoản ngân hàng thì việc tiết kiệm cũng sẽ không có nhiều ý nghĩa vì lạm phát. Vì vậy, bạn hãy bắt đầu tìm hiểu việc tiết kiệm để đầu tư.

Mỗi người sẽ có năng lực đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro khác nhau, vậy nên việc lựa chọn sản phẩm đầu tư phù hợp với năng lực cũng như nhu cầu cũng rất quan trọng. Đặc biệt, bạn nên coi việc tiết kiệm để đầu tư là “nếp sống đầu tư” thay vì cơ hội kiếm lời. Bạn nên cân nhắc và lựa chọn thật kỹ để tìm ra kênh đầu tư phù hợp với mình: Cổ phiếu, trái phiếu, Chứng chỉ quỹ, tiền gửi, vàng…

Không tách riêng tài khoản tiết kiệm và tài khoản thanh toán   

Một trong những sai lầm tài chính cá nhân của nhiều người đó là tiết kiệm nhưng lại không có tài khoản riêng. Điều này dễ dẫn đến tiêu xài tiền phung phí, hoặc tiêu tiền vào khoản mình đã tiết kiệm.

Vậy nên mỗi người hãy mở cho mình một tài khoản tiết kiệm riêng và hạn chế đụng đến nó.

Thói quen nhỏ sẽ tạo nên kết quả to, nếp tiết kiệm sẽ giúp chúng ta “góp gió thành bão” và đạt được trạng thái tự do tài chính trong tương lai. Hãy cùng kiên trì thực hiện để có cuộc sống an nhàn và tăng trưởng bền vững về tài chính bạn nhé!

___________

Theo dõi các chủ đề tài chính bổ ích tại đây: https://dautu.vndirect.com.vn/category/nep-song-dau-tu/ Công ty Cổ phần Chứng Khoán VNDIRECT

Đăng ký để cập nhật những bài viết mới nhất về đầu tư

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

 
CHUYÊN MỤC

CHIA SẺ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest