Theo thống kê, về cơ bản, người dân Việt Nam vẫn chưa quan tâm nhiều tới việc quản lý tài chính cá nhân, chưa có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm cụ thể (Đọc thêm tại đây), đồng nghĩa rằng chưa nhiều người nhận ra cần xây dựng từ nền móng để có sức khỏe tài chính bền vững. Thật ra, “Không quan trọng là bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà quan trọng là bạn giữ được bao nhiêu tiền, làm thế nào để tiền phục vụ bạn và để tiền có thể sinh thêm tiền” – Robert Kiyosaki – tác giả bộ sách nổi tiếng “Cha giàu – Cha nghèo” cho hay.
Tiết kiệm tiền cũng quan trọng như kiếm tiền nhưng không nên bất chấp tất cả để tiết kiệm tiền mà đẩy bản thân vào cuộc sống quá khắt khe, kham khổ. Tham khảo ngay những gợi ý của VNDIRECT về những khoản tiền không nên tiết kiệm để xây dựng kế hoạch tích luỹ tài chính có một cách hiệu quả nhé!
Tiền tích lũy tài sản
Tiền đầu tư tích lũy tài sản
Nguyên tắc vàng trong đầu tư tài chính là đừng bao giờ bỏ tất cả trứng vào một giỏ, phải đa dạng hóa đầu tư để giảm thiểu rủi ro. Những khoản đầu tư nào mang lại lợi nhuận cao, nhất là trong thời gian ngắn, là những khoản đầu tư có độ rủi ro cao.
Vì thế việc lựa chọn tài sản tích sản dài hạn là việc vô cùng quan trọng. Tài sản tích sản bao gồm: danh mục trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, danh mục cổ phiếu đầu ngành có tiềm năng phát triển vượt bậc và bền vững về mặt dài hạn. Nhà đầu tư có thể đầu tư tích lũy tài sản thông qua hình thức tiết kiệm đầu tư định kỳ hoặc hoặc đầu tư một lần.
Tiền đầu tư tri thức
Tiền đầu tư tri thức
Một nghiên cứu được thực hiện bởi William H. Hampton – nghiên cứu sinh tiến sĩ khoa thần kinh tại Đại học Temple, Hoa Kỳ, đã chỉ ra rằng “tri thức” là một trong ba yếu tố chính ảnh hưởng đến thu nhập.
Người ta thường nói: chi tiền vào làm giàu tri thức là khoản đầu tư không bao giờ lỗ. Đầu tư cho tri thức là đầu tư cho chính bản thân bạn. Nếu bạn tiếc chi phí đầu tư cho phát triển bản thân thì bạn sẽ khó có thể đầu tư cho các mục tiêu dài hạn hơn.
Khi có kiến thức chuyên môn và kỹ năng tốt thì thu nhập của bạn cũng theo đó mà tăng lên. Tri thức còn là một loại “tài sản” bền vững, ngày càng có giá trị, đem lại nhiều lợi ích trong dài hạn. Ngoài ra bạn có thể học hỏi thêm các kiến thức về đầu tư. Khi tổng quan cơ bản tốt, thì việc lập kế hoạch đầu tư đúng đắn cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể tham khảo các bài viết về đầu tư do VNDIRECT cung cấp tại đây.
Tiền đầu tư sức khỏe
Tiền đầu tư sức khỏe
Các khoản chi cho sức khỏe là đặc biệt quan trọng đối với mỗi người. Ngoài ra, bạn cần chú ý duy trì thói quen tập thể dục và đảm bảo ngủ đủ giấc, quan tâm đến ăn uống và những thói quen lành mạnh.
Nhiều người cho rằng đồng tiền làm ra rất cực khổ nên không dám dùng đồ chăm sóc sức khoẻ hay đồ ăn thức uống tốt. Tuy nhiên đó chỉ là suy nghĩ phục vụ lợi ích trong ngắn hạn. Họ nghĩ làm như vậy là hoang phí nhưng lại quên mất rằng sức khoẻ mới là điều quan trọng nhất, có sức khoẻ mới kiếm ra tiền. Bên cạnh đó, khi làm cực khổ mà bỏ bê sức khoẻ thì khi gặp vấn đề, bạn rất dễ mất một khoản tiền lớn cho chi phí khám chữa bệnh. Vậy nên đừng quá tiết kiệm tiền đầu tư cho sức khoẻ.
Ngoài sức khoẻ thể chất, sức khỏe tài chính cũng quan trọng không kém, đặc biệt là khi bạn về già và không có đủ khả năng để lao động kiếm tiền thì Hưu Trí sẽ giúp bạn có cuộc sống an nhàn, quây quần bên con cháu. Khái niệm này tương đối mới với mọi người, nhưng đã được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính, đánh giá tiềm năng kinh tế của các cá nhân hoặc doanh nghiệp. Do vậy, đừng quên đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc cho sức khoẻ tài chính của bản thân bạn nhé!
___________
Hãy cùng đón chờ các chủ đề tiếp theo tại chuyên mục “Nếp sống đầu tư” của VNDIRECT